Chảo lửa Trung Đông rút ngắn 'tuần trăng mật chính trị' của bà Harris?

Đại diện tiểu bang Georgia Ruwa Romman cảnh báo Phó Tổng thống không nên “ngủ quên trên chiến thắng”, bởi “vấn đề Trung Đông có thể giúp nối dài hoặc kết thúc tuần trăng mật chính trị hiện nay của bà Harris”.

Chỉ vài ngày sau khi thành lập liên danh, Phó Tổng thống Kamala Harris và người đồng tranh cử Tim Walz đã phải đối mặt với áp lực từ phong trào ủng hộ người Palestine, trong bối cảnh chảo lửa Trung Đông đang “sôi sục”. 

Trước đó, làn sóng ủng hộ Palestine từng góp phần “kéo tuột” vị trí của Tổng thống Biden trên các bảng thăm dò dư luận khi ông chủ Nhà Trắng vẫn còn ở lại trong cuộc đua. Tại tiểu bang chiến trường Michigan, nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập đông đảo, hơn 100.000 người đã bỏ phiếu "không cam kết" để phản đối ông Biden tái tranh cử.

Chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là đến cuộc bầu cử tháng 11 và chỉ còn vài tuần nữa là đến đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ ở Chicago, liên danh Harris-Walz không có nhiều thời gian để xoay chuyển tình thế với những cử tri bất mãn. Giới phân tích nhận định, làn sóng biểu tình sẽ tiếp tục gây bất lợi về cho bà Harris, đặc biệt tại các tiểu bang quan trọng thuộc "bức tường xanh".

“Bất kỳ hành vi bài Do Thái hay bài Mỹ nào đều có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng xung quanh vấn đề Trung Đông trong nội bộ đảng Dân chủ và làm lu mờ ấn át thời khắc quan trọng của bà Harris trên sân khấu đại hội”, chuyên gia nghiên cứu khoa học chính trị Thomas Gift chia sẻ với tờ Newsweek.

Chao lua Trung Dong rut ngan 'tuan trang mat chinh tri' cua ba Harris?

Bà Harris (trái) và ông Walz (phải). Ảnh: AP
Dấu hiệu nguy hiểm đối với chiến dịch của bà Harris

Hôm 7/8, khi bà Harris phát biểu trước 15.000 cử tri tại một nhà chứa máy bay ở Detroit, một nhóm nhỏ những người tham dự ủng hộ Palestine đã hét lên để ngắt lời bà. Họ hô vang: "Chúng tôi sẽ không bỏ phiếu cho tội diệt chủng".

"Tiếng nói của mọi người đều quan trọng. Nhưng bây giờ tôi đang lên tiếng. Tôi đang lên tiếng. Bạn biết không? Nếu bạn muốn Donald Trump thắng, hãy nói thế. Nếu không, tôi sẽ nói" - bà Harris thẳng thắn trấn áp đám đông.

Đại diện tiểu bang Georgia Ruwa Romman, vốn là người Palestine, tỏ ra không hài lòng với cách đáp trả của Phó Tổng thống và cho rằng bà Harris đang “đá trái bóng về phía ông Trump”. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với PBS News Hour, Thị trưởng Abdullah Hammoud của thành phố Dearborn (Michigan) cũng hy vọng sẽ thấy "chính sách cứng rắn" từ bà Harris ngoài những lời hùng biện.

Thái độ của dư luận được cho là sẽ tác động đến các quyết sách của bà Harris. Rất ít khi cac cuộc bầu cử Mỹ bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột bên ngoài lãnh thổ như lúc này và bà Harris không nên đặt sự ủng hộ của mình vào bất kỳ phe nào, giữa lúc xung đột Iran-Israel vẫn đang âm ỉ.

Ông James Zogby, thành viên Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) và là người đồng sáng lập Viện Người Mỹ gốc Ả Rập lại nhìn thấy tia hi vọng trong thế hiểm. “Điều này đã mở ra một cánh cửa cho bà Harris: Làm thế nào để thu hút lá phiếu từ những người đang phản đối?”, ông Zogby nói.

Chiến dịch của bà Harris giải quyết xung đột ở Trung Đông như thế nào?

Đảng Dân chủ nhanh chóng thành lập một liên danh mới chỉ vài tuần sau khi ông Biden rút lui khỏi cuộc đua, cùng với việc bà Harris chọn ông Walz làm người đồng tranh cử trong tuần này. Các thành viên “đảng xanh” có thể “thở phào nhẹ nhõm” với quyết định của Phó Tổng thống, vì đã có nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc Do Thái và quan điểm về xung đột Israel-Hamas của Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro có thể “gây bất lợi” cho chiến dịch tranh cử của bà Harris.

Phó Tổng thống miêu tả tình hình ở Gaza là "thảm khốc" và lưu ý rằng "Israel có quyền tự vệ, nhưng cách thức thực hiện tự vệ mới là điều quan trọng". Trong khi đó, Cố vấn an ninh quốc gia của bà Harris, ông Phil Gordon, đã viết trên nền tảng xã hội X rằng Phó Tổng thống không ủng hộ lệnh cấm vận vũ khí và "vẫn còn quá sớm" để nói chính sách của bà Harris sẽ thay đổi như thế nào so với thời ông Biden.

Chao lua Trung Dong rut ngan 'tuan trang mat chinh tri' cua ba Harris?-Hinh-2

Xung đột tại Gaza. Ảnh: Getty

“Kể từ 7/10/2023, Phó Tổng thống đã ưu tiên tham gia vào cộng đồng người Ả Rập, Hồi giáo và Palestine cùng những tổ chức khác liên quan đến cuộc chiến ở Gaza. Phó Tổng thống đã tái khẳng định rằng chiến dịch của bà sẽ tiếp tục những nỗ lực đó, đảm bảo Israel có thể tự vệ trước Iran và các nhóm vũ trang do nước này hậu thuẫn”, một phát ngôn viên của chiến dịch Harris chia sẻ với tờ The Hill mới đây.

Phát ngôn viên này cũng tiết lộ, bà Harris đang tập trung vào việc hiện thực hóa lệnh ngừng bắn và thỏa thuận giải phóng con tin tại Gaza, “để người dân Palestine có thể giành lại quyền tự quyết và tái thiết cuộc sống mới”.

Quan điểm này sau đó cũng được ứng viên Phó Tổng thống của đảng Dân chủ Tim Walz tái khẳng định.

Hôm 6/8, Phó Tổng thống Harris đã tham gia cùng Tổng thống Biden trong cuộc họp nhóm an ninh quốc gia cấp cao khi mối lo ngại về một cuộc tấn công trả đũa có thể xảy ra của Iran nhắm vào Israel. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh thủ lĩnh chính trị Ismail Haniyeh và thủ lĩnh Hezbollah Fuad Shukr đang đẩy Trung Đông vào thời kỳ bất ổn.

Ông Andrew Payne, giảng viên về chính sách đối ngoại và an ninh tại Đại học City, (London), cho biết: "Trước mắt, bà Harris chỉ có thể sẽ kêu gọi công chúng nên bình tĩnh vì nguy cơ leo thang xung đột đang diễn ra. Nhưng về lâu dài, những sự kiện này có thể sẽ làm tăng áp lực buộc bà Harris phải phá vỡ lập trường của ông Biden về cuộc chiến”.

Theo ông Payne, bà Harris “đã đi trước ông Biden một bước" khi sẵn sàng chỉ trích Israel về vấn đề Trung Đông. Tuy nhiên, những vụ ám sát gần đây có thể sẽ khiến làn sóng biểu tình ở Mỹ thêm dữ dội, gây ra những rạn nứt không đáng có trong nội bộ đảng Dân chủ và buộc bà Harris "phải chọn cách thức tiếp cận nhẹ nhàng hơn".

Cục diện các bang chiến địa

Dù có dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến vấn đề Trung Đông, nhìn chung, bà Harris vẫn dẫn trước ông Trump trên các bảng xếp hạng. Kết quả khảo sát do The New York Times và Đại học Siena công bố hôm 10/8 cho thấy Phó Tổng thống dẫn trước ông Trump ở 3 bang chiến địa Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 5 – 9/8 với các cử tri tiềm năng từ ba bang này. Nếu cuộc bầu cử được tổ chức vào thời điểm này, tỷ lệ ủng hộ bà Harris sẽ là 50% so với 46% dành cho ông Trump. Trong trường hợp có tên ứng viên đảng thứ ba và ứng viên độc lập Robert F. Kennedy Jr. trên lá phiếu, bà Harris dẫn trước với khoảng cách 5% ở Michigan, 2% ở Pennsylvania và 6% ở Wisconsin.

Các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy bà Harris không những thu hẹp dần khoảng cách với đối thủ Trump trên toàn quốc, mà còn vươn lên dẫn trước tại một số bang chiến địa. Tuy nhiên, Đại diện tiểu bang Georgia Ruwa Romman lại cảnh báo Phó Tổng thống không nên “ngủ quên trên chiến thắng”, bởi “vấn đề Trung Đông có thể giúp nối dài hoặc kết thúc tuần trăng mật chính trị hiện nay của bà Harris”. 

Vì sao ông Joe Biden “chọn mặt gửi vàng” bà Kamala Harris làm “phó tướng“?

(Kiến Thức) - Ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden chọn thượng nghị sỹ Kamala Harris làm "phó tướng" trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Theo phân tích, quyết định này giúp ông Biden có nhiều lợi thế trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Vì sao ông Joe Biden “chọn mặt gửi vàng” bà Kamala Harris làm “phó tướng“?
Vi sao ong Joe Biden “chon mat gui vang” ba Kamala Harris lam “pho tuong“?
Vào tháng 8 vừa qua, ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã lựa chọn Thượng nghị sỹ Kamala Harris, 55 tuổi, người Mỹ gốc Á, làm đối tác tranh cử của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11. Ngay sau khi thông tin này được công bố, bà Harris trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông cũng như công chúng Mỹ và thế giới. Ảnh: CNN.  

Nhà Trắng công bố chuyến đi của Phó Tổng thống Mỹ đến Việt Nam

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tới Việt Nam và Singapore trong tháng 8 để “tăng cường quan hệ” với hai đối tác trọng yếu tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.

Nhà Trắng công bố chuyến đi của Phó Tổng thống Mỹ đến Việt Nam
“Trong chuyến đi, phó tổng thống Mỹ sẽ trao đổi với lãnh đạo 2 nước về nhiều vấn đề cùng được quan tâm, bao gồm an ninh khu vực, phản ứng Covid-19 toàn cầu, biến đổi khí hậu, và nỗ lực chung để thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, phát ngôn viên phó tổng thống Symone Sanders ngày 30/7 tuyên bố, theo Strait Times.

Khám phá kinh ngạc đất nước bí ẩn Triều Tiên qua góc ảnh hiếm

Những bức ảnh được trang NK News đăng tải phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống ở đất nước Triều Tiên.

Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem
 Sông Taedong chảy qua thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở Triều Tiên thường dưới 0 độ C khiến con sông đóng băng. Người dân có thể câu cá trên sông băng này bằng cách đục một lỗ nhỏ trên băng. (Nguồn ảnh: NK News)
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-2
 Trong ảnh là một nhân viên bán hàng mặc trang phục truyền thống đứng trước một cửa hàng lưu niệm ở Kaesong, tỉnh Bắc Hwanghae.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-3
 Khách sạn Ryugyong 105 tầng nhìn từ Khách sạn Yanggakdo ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-4
 Hai người phụ nữ đi dạo trong công viên ở thủ đô Triều Tiên. Như nhiều người phụ nữ khác, họ thích đi giày cao gót.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-5
 Các cầu thủ bóng đá được đào tạo tại Học viện bóng đá quốc tế Bình Nhưỡng nằm trên đảo Rungra.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-6
 Người phụ nữ đi ngang qua một cửa hàng ăn ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-7
 Người dân địa phương tận hưởng những giây phút thư giãn tại Công viên nước Munsu ở Bình Nhưỡng.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-8
Một nhân viên trên xe điện ở Chongjin, tỉnh Bắc Hamgyong. Chongjin, thành phố lớn thứ ba của đất nước, là thành phố duy nhất được biết đến có xe điện ngoài Bình Nhưỡng.  
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-9
 Một người lính trẻ ở Kaesong nhìn ra Khu phi quân sự phân chia hai miền Triều Tiên.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-10
  Bên trong một nhà máy gần Nampo, tỉnh Nam Pyongan, Triều Tiên. Nhà máy này được cho là được xây dựng vào năm 2005.
Kham pha kinh ngac dat nuoc bi an Trieu Tien qua goc anh hiem-Hinh-11
 Ga xe lửa Chongjin ở tỉnh Bắc Hamgyong trong một ngày mùa đông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.