Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Cứ sai là kỷ luật thì lấy đâu ra người làm việc

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng chỉ khi nào cố tình làm sai, làm sai lệch hồ sơ vụ án, giả mạo hồ sơ… thì phải chịu trách nhiệm.

Chiều 18-9, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho về dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi).
Ý kiến khác nhau về việc đổi tên tòa án
Dự thảo luật quy định TAND phúc thẩm thay cho TAND cấp tỉnh; TAND sơ thẩm thay cho TAND cấp huyện. “Ví dụ, TAND phúc thẩm Hà Nội, TAND sơ thẩm Hoàn Kiếm…” - Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến dẫn chứng.
Ông Tiến khẳng định việc thay đổi nêu trên không ảnh hưởng đến hoạt động và quan hệ phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp nhưng sẽ góp phần thực hiện nguyên tắc độc lập , khẳng định địa vị pháp lý của tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay đa số ý kiến trong ủy ban tán thành quy định nêu trên. Bên cạnh lý do như cơ quan soạn thảo nêu, các ý kiến ủng hộ cho rằng việc đổi tên này không tăng thêm đầu mối, biên chế; không làm xáo trộn về tổ chức cán bộ.
Chanh an Nguyen Hoa Binh: Cu sai la ky luat thi lay dau ra nguoi lam viec
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: PHẠM THẮNG
Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng việc đổi tên các tòa án như dự thảo luật nhưng TAND sơ thẩm, TAND phúc thẩm vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh; thẩm quyền xét xử và tổ chức của các tòa án vẫn không thay đổi. Do vậy chưa thực sự đáp ứng yêu cầu “bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử”.
Ngoài ra, việc đổi tên các tòa án dẫn tới không tương thích với tổ chức của các cơ quan tư pháp khác ở địa phương (cơ quan , VKS, cơ quan thi hành án dân sự). Chưa kể việc đổi tên TAND phúc thẩm nhưng tòa án này vẫn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm một số vụ án.
Việc thay đổi về tên gọi của cả hai cấp tòa án dẫn tới phải sửa đổi, bổ sung các đạo luật trong lĩnh vực tư pháp có liên quan, như các luật tố tụng, luật thi hành án dân sự... Từ đó, đề nghị giữ tên gọi của các tòa án như luật hiện hành.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết Ủy ban Pháp luật, VKSND Tối cao đề nghị không đổi tên các tòa án, trong khi Chính phủ và Bộ Công an đề nghị “cân nhắc kỹ lưỡng” việc này.
Tham dự phiên họp, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình dành thời gian làm rõ nhiều vấn đề đang còn ý kiến khác nhau của dự thảo. Tuy nhiên, ông không đề cập tới nội dung “đổi tên” tòa án này.
Đổi tên nhưng không đổi chức năng, nhiệm vụ...
Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng đây chỉ là vấn đề kỹ thuật. “Đổi tên nhưng không thay đổi chức năng, nhiệm vụ, điều này đúng với tinh thần Nghị quyết 27. Bộ cũng kết luận yêu cầu không tổ chức tòa án khu vực mà vẫn phải tổ chức theo địa giới hành chính. Các đồng chí vẫn dùng tên tỉnh/TP, chỉ thêm chữ sơ thẩm/phúc thẩm thôi, tức là vẫn không thể thoát được tên địa phương” - Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần đánh giá giữa chi phí và lợi ích, đặc biệt là chi phí tuân thủ pháp luật.
“Riêng khắc lại con dấu đã mệt rồi, tên trụ sở cũng phải thay đổi. Những điều đó có thể thực hiện được nhanh nhưng còn hệ thống pháp luật tương ứng nữa, phải sửa bao nhiêu luật? Nên hay không nên, đề nghị các đồng chí tiếp tục nghiên cứu và lập luận thêm cho thuyết phục” - ông Vương Đình Huệ nói.
Chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan
Một nội dung đáng chú ý khác, dự thảo luật quy định: “Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy, sửa chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho hay đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị không quy định nội dung này trong dự thảo luật. Lý do là việc sửa, hủy án liên quan đến quy định về , đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hằng năm và xem xét khi bổ nhiệm lại thẩm phán.
Thẩm phán có nhiều án bị hủy, sửa do năng lực, trình độ không đáp ứng yêu cầu, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của ngành tòa án. Thẩm phán vi phạm pháp luật trong xét xử kết án oan người vô tội sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, một số ý kiến tán thành dự thảo luật vì phù hợp với công tác xét xử nói riêng và công tác tư pháp nói chung. “Nhiều trường hợp sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, các bên giao nộp chứng cứ mới dẫn tới bản án, quyết định của tòa án cấp dưới bị hủy, sửa. Trường hợp này, thẩm phán không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm đối với bản án, quyết định bị hủy, sửa” - ý kiến này lập luận.
Lý giải, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói nội dung này, cơ quan chủ trì soạn thảo “học tập các nước”. Mặt khác, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng quy định người làm sai chỉ phải bồi thường khi có lỗi cố ý.
“Sơ thẩm sai cho phép phúc thẩm sửa cơ mà. Việc sai có thể do hạn chế về chứng cứ, do cách hiểu pháp luật khác nhau... Chỉ khi nào anh cố tình làm sai, làm sai lệch vụ án, giả mạo hồ sơ… thì phải chịu trách nhiệm” - ông Bình nói.
Theo người đứng đầu ngành tòa án, nghị quyết của Quốc hội cho phép 1,5% của 600.000 vụ án được phép sai do lỗi chủ quan, tức là khoảng 9.000 vụ án được phép sai do lỗi chủ quan. “Bây giờ cứ sai là bị kỷ luật hết thì lấy đâu ra người làm việc” - ông Bình nói.

Chánh án huyện 'mây mưa' với kế toán được chuyển về TAND tỉnh

Sau khi bị kỷ luật vì “mây mưa” với nữ kế toán tại phòng làm việc, Chánh án TAND huyện Minh Hóa Đinh Lâm Xướng được chuyển công tác về TAND tỉnh Quảng Bình.

Ông Xướng về làm nhân viên tại một phòng thuộc TAND tỉnh Quảng Bình. Ông Nguyễn Minh Toàn, Chánh án TAND huyện Tuyên Hóa, được điều chuyển thay ông Xướng làm Chánh án TAND huyện Minh Hóa.

Đề nghị xử lý trách nhiệm Chánh án TAND Đà Lạt do vi phạm tố tụng

Bà Nguyễn Thị Huyền, Chánh án TAND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cùng ba cộng sự bị đề nghị xử lý trách nhiệm do vi phạm trong quá trình thụ lý, xét xử vụ án dân sự.

Ngày 27/5, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao có văn bản đề nghị TAND Lâm Đồng kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với bà Nguyễn Thị Huyền (Chánh án TAND TP Đà Lạt), Thẩm phán Nguyễn Đặng Thị Thới cùng hai hội thẩm là Dương Hải Long, Đỗ Thị Thanh Hương.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.