Chàng trai khổ sở sau chuyện ấy vì... sản phẩm của chính mình

Tạp chí y học Urology Case Reports vừa công bố báo cáo về một ca bệnh kỳ lạ: một chàng trai luôn sợ hãi chuyện ấy vì… dị ứng tinh dịch của chính mình.

Chàng trai khổ sở sau chuyện ấy vì... sản phẩm của chính mình
Dị ứng tinh dịch từ nhẹ đến nặng là vấn để khiến một số chị em khổ sở trong "chuyện ấy" bởi gây mệt mỏi, mẩn ngứa, khó chịu và cả các vấn đề về tâm lý. Trong báo cáo đặc biệt này, rất hy hữu, một quý ông cũng chịu chung số phận, dù tinh dịch gây dị ứng là… của chính anh ta.
Các tác giả từ Đại học Utrecht (Hà Lan) mô tả ca bệnh kỳ lạ: chàng trai giấu tên, 25 tuổi, đến từ Massachusetts (Mỹ) sợ hãi với những lần "lên đỉnh" khi quan hệ tình dục. Bởi lẽ sau khi xuất tinh, anh thường rơi vào tình trạng mệt mỏi cực độ, xuất hiện triệu chứng rối loạn lo âu, nhược cơ và sương mù não.
Chang trai kho so sau chuyen ay vi... san pham cua chinh minh
Chàng trai 25 tuổi gặp phải phản ứng rất nặng nề sau "chuyện ấy" - ảnh minh họa từ Internet 
Anh ta rất suy nhược vì vấn đề kỳ lạ mình gặp phải và cố gắng tránh xuất tinh mỗi lần gần gũi bạn tình.
Các bác sĩ chẩn đoán anh bị "hội chứng bệnh sau cực khoái" (POIS). Các triệu chứng kéo dài có khi đến 2 tuần và có thể xảy ra lập tức sau quan hệ hoặc sau đó 2-3 ngày.
Rất may, trường hợp này có thể chữa khỏi. Các bác sĩ đã tiêm hormone hCG (human chorionic gonadotropin) làm tăng mức testosterone để điều trị cho anh chàng đau khổ. Vấn đề sau đó đã được cải thiện và khỏi hoàn toàn sau 6 tuần.
POIS được cho là do nam giới dị ứng với tinh dịch của chính mình, do tiếp xúc trực tiếp hoặc do một lượng lớn hormone nào đó được giải phóng trong cao trào của "chuyện ấy".
Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được khoa học lý giải. Kể từ lần đầu tiên được y văn ghi nhận năm 2002, khoảng 50 trường hợp đã được báo cáo trên khắp thế giới. Ngoài những triệu chứng mà chàng trai nói trên gặp phải, một số bệnh nhân khác còn gặp các triệu chứng điển hình của dị ứng hoặc triệu chứng giống bệnh cúm như sổ mũi, chảy nước mắt… sau "chuyện ấy" có xuất tinh.
Cách điều trị POIS hiện vẫn chưa có phác đồ cụ thể, chưa có sự thống nhất giữa các bác sĩ trên thế giới. Vì vậy, trường hợp chữa khỏi ngoạn mục trong nghiên cứu mới nói trên có thể đem lại hy vọng cho hàng loạt quý ông đang khổ vì vấn đề oái oăm này.

Kinh hoàng căn bệnh lạ khiến gái trẻ phải hoãn cưới khẩn cấp

Chỉ sau 1 đêm thức dậy, căn bệnh lạ đã khiến toàn thân cô gái trẻ người Scotland bỗng nổi phát ban kín khắp người và mặt, khiến cô vô cùng khổ sở.

Kinh hoàng căn bệnh lạ khiến gái trẻ phải hoãn cưới khẩn cấp
Vào ngày cuối cùng của năm 2016, Kate Crawford, 27 tuổi đã vô cùng hoảng loạn khi thức dậy và nhìn thấy toàn thân nổi phát ban từ mặt đến chân. Từ đó cho đến nay, chưa có bác sĩ nào chẩn đoán được căn bệnh lạ mà cô mắc phải.

Khuôn mặt gây sốc của cô gái vài tháng không cạo râu

(Kiến Thức) - Do mắc phải chứng bệnh lạ, cô gái 26 tuổi ở Mỹ bị mọc râu quai nón khắp mặt, suốt 14 năm nay ngày nào cô cũng phải cạo râu.

Khuôn mặt gây sốc của cô gái vài tháng không cạo râu
Nova Galaxia (ở Mỹ) mắc phải một chứng bệnh lạ khiến khuôn mặt của cô mọc đầy râu quai nón như nam giới. Từ năm 11 tuổi, Nova đã bắt đầu mọc rất nhiều râu khiến cô phải cạo mỗi ngày.
Mới đây, sau khi đọc được một hoạt động từ thiện mang tên "Tháng 11 không cạo râu" với mục đích nâng cao sự hiểu biết của mọi người về căn bệnh ung thư ở nam giới, Nova đã quyết định giữ nguyên bộ râu đặc biệt của mình trong vài tháng để ủng hộ cho hoạt động này. Đồng thời, hành động này của cô cũng nhằm thể hiện thái độ ủng hộ những cô gái đồng cảnh ngộ giống mình, rằng "Hãy tự hào về chính bản thân mình".

Bệnh lạ hiếm gặp ở Việt Nam, nhiều trường hợp y học bó tay

(Kiến Thức) - Trong số những căn bệnh lạ từng xuất hiện ở Việt Nam, có bệnh được bác sĩ chữa khỏi nhưng cũng có những trường hợp y học phải bó tay, không tìm ra phương pháp chữa trị.

Bệnh lạ hiếm gặp ở Việt Nam, nhiều trường hợp y học bó tay
Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay

Mới đây, Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ BV Việt Đức tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn S. 34 tuổi, quê ở N.A. nhập viện với 1 khối u khổng lồ ước chừng 40-45 kg to hơn cả phần cơ thể còn lại của bệnh nhân. Khối u chiếm toàn bộ phần lưng mông và gần như toàn bộ đùi và cẳng chân bên trái của bệnh nhân.

Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-2
Bệnh nhân được chẩn đoán bị u xơ thần kinh. Sau hơn 8 tiếng phẫu thuật các bác sỹ đã cắt gần hêt khối u vùng lưng và mông khoảng 23 kg (Phần u lớn đùi và gối trái không thể phẫu thuật cùng lúc nên phải để chờ phẫu thuật tiếp theo). Tổng lượng máu phải truyền cho bệnh nhân là hơn 5 lít.
Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-3
Tháng 4 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện E (Hà Nội) cứu sống bệnh nhân P.T.T (25 tuổi, ở Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mắc bệnh lạ. T bị liên tục đau đầu từ vài tháng trước nhưng uống thuốc giảm đau không đỡ. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị dị dạng động tĩnh mạch vùng cầu não (sàn não thất IV) có chảy máu não thất. Đây là dị dạng mạch máu bẩm sinh nguy hiểm nhất. 
Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-4
Tháng 12/2017, 9 học sinh ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn được phát hiện cùng mắc bệnh lạ, liên tục bị ngất, trở nên hung dữ bất thường, suy kiệt sức khỏe. Đây là các biểu hiện đặc trưng của rối loạn phân ly. Căn bệnh là một nhóm các rối loạn thường gặp và tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 0,3 đến 0,5% dân số.
Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-5

Đến ngày 11/12/2017, một nữ học sinh tại điểm trường Ea Uôl thuộc Trường Tiểu học Cư Pui II, xã Cư Pui, huyện Krông Bông cũng được phát hiện bỗng đứng dậy la hét, hất tung sách vở và các dụng cụ học tập rồi chửi mắng mọi người, liên tục đòi lên đồi, xuống suối.

Ngày 18/12, có tất cả 6 em học sinh nữ, từ 10-13 tuổi tại hai điểm trường Ea Lang và Ea Uôl bị “lây” các triệu chứng như trên. Mỗi lần phát bệnh của các em thường kéo dài từ 15 phút đến một giờ. Sau đó, các em trở lại bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. 


Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-6
Các Bác sĩ tại huyện Krông Bông đến thăm khám và chẩn đoán 6 nữ học sinh trên có triệu chứng của bệnh “Rối loạn phân ly tập thể”, tương tự như 9 em học sinh phát bệnh tại điểm trường Nà Bản (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn).

Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-7
Tháng 10/2017, BS Dương Văn Tâm, Trưởng khoa điều trị Liệt vận động và Ngôn ngữ trẻ em, BV Châm cứu TƯ cho biết, đang điều trị cho bệnh nhi Nguyễn Thanh Bình (8 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) mắc căn bệnh rất hiếm gặp, hễ ngóc đầu là bất tỉnh.
Chị Nguyễn Thị Lý - mẹ bệnh nhi cho biết, sau buổi tan học ngày 6/8, cháu Bình kêu đau đầu dữ dội. Chị liền cho con uống paracetamol giảm đau nhưng sau 1 tiếng vẫn không đỡ. Ngay lập tức, gia đình đưa con sang BV 108 để khám. BS kê đơn thuốc 5 ngày về uống.
Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-8
“Về nhà, cháu bắt đầu xuất hiện thêm nhiều biểu hiện lạ. Hễ cứ nâng đầu lên là người rũ như tàu lá chuối, bất tỉnh, sau chừng 1-2 phút tự hồi. Chân tay cũng nhũn ra không đi được nên chỉ nằm một chỗ, đi vệ sinh phải có người bế”, chị Lý kể lại.
 BS Tâm chia sẻ, trong nhiều chục năm làm nghề, đây là ca bệnh lần đầu tiên ông gặp tại Việt Nam. Nguyên nhân có thể do trẻ được nuông chiều quá mức hoặc do ức chế, căng thẳng thần kinh tích tụ kéo dài. 
Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-9
Căn bệnh lạ chưa xác định được nguyên nhân khiến bé Phạm Nguyễn Ngọc Bích (5 tuổi, quê tỉnh Cà Mau) mọc nhiều lông tóc màu đen dài  khắp lưng, có nguy cơ lan rộng khắp cơ thể.

Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-10
Ngày 26/8/2016, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị Ngọc Thắm (10 tuổi) với khối bướu đậm màu, chiếm hết vùng lưng giống như mai rùa.Theo chẩn đoán của các bác sĩ, bệnh nhi mắc căn bệnh bướu hắc tố bẩm sinh, nhưng kích thước của bướu rất "khủng", chưa từng thấy tại Việt Nam.

Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-11
Tháng 4/2016, em Huỳnh Ly Trương (12 tuổi, ngụ ấp Tân Quy A, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) đã qua đời vì căn bệnh lạ ăn mòn gần hết khuôn mặt. Em Trương được các bác sĩ chẩn đoán là bị ung thư rất hiếm gặp ở vùng hốc mũi, còn gọi là hạch Lymphoplastic dạng T giai đoạn 3. Ảnh: Zing, Người lao động, Pháp luật TP HCM. 
Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-12
Trước đó, tại Việt Nam cũng ghi nhận nhiều ca bệnh lạ y học phải bó tay như căn bệnh lạ bùng phát khiến nhiều đứa trẻ ở xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình bị ngứa ngáy và lở loét, bong tróc da toàn thân. Có những em bị nặng còn biến dạng cả khuôn mặt, tinh thần và trí tuệ kém phát triển. 
Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-13
Khi đó, toàn xã có 11 em mắc phải căn bệnh này, 3 em đã tử vong, còn lại 8 em phải vật lộn với nỗi đau về thể xác từng ngày. Bệnh thường bắt đầu phát từ khi trẻ chỉ mới vài ba tháng tuổi và chỉ kéo dài được 7 – 8 năm, không có cách gì cứu chữa. Điều đó khiến người ta đinh ninh, những đứa trẻ bất hạnh ở đất này bị “quỷ ám”.
Bác sĩ Phạm Văn Hiển, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Da liễu Quốc gia cho biết: Những đứa trẻ ở Mường Chiềng bị bệnh khô da đậm sắc tố, có tên khoa học là Xeroderma Pimentosum. Căn bệnh này rất hiếm gặp và chưa rõ căn nguyên. 
Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-14
Người phụ nữ ở Sóc Trăng nổi hàng nghìn mụn thịt khắp người: Theo đó, toàn thân chị Thạch Thị Sa Ly (Sóc Trăng) có đến hàng nghìn mụn thịt nổi kín. Nhiều người bảo chị mắc bệnh quỷ ám. Chị Sa Ly cho biết mụn thịt mọc đầy các mi mắt nên chị chỉ còn nhìn thấy lờ mờ, tay chân đau nhức nên không đi được mà chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ.
Đến năm 2012, bệnh nhân Sa Ly đã được chuyên gia phẫu thuật người Mỹ McKay McKinnon phối hợp cùng các bác sĩ của BV Chợ Rẫy (TP.HCM) phẫu thuật. Sau gần 8 giờ phẫu thuật, hàng ngàn khối u trên cơ thể chị Sa Ly đã được cắt bỏ.

Benh la hiem gap o Viet Nam, nhieu truong hop y hoc bo tay-Hinh-15

Thiếu nữ bỗng dưng biến thành bà già: Sinh năm 1985, quê ở Bến Tre, Nguyễn Thị Phượng lớn lên hoàn toàn như bao cô gái khác. Năm 2007, Phượng thấy ngứa da mặt và tay nên mua thuốc chống dị ứng về uống nhưng không khỏi. Hai tháng sau, gương mặt và hai cánh tay bỗng ngày càng đỏ, nổi mẩn. Từ đó da mặt cô chảy xệ và nhăn nheo trông thấy, nhìn y hệt một “bà cụ 70 tuổi”.

Theo kết luận của các chuyên gia da liễu, chị Phượng bị bệnh tế bào vón, nhão da. Theo các tài liệu chuyên khoa da liễu, tỷ lệ mắc bệnh tế bào vón khoảng 1/160.000. Riêng trường hợp nhão da phối hợp cùng tế bào vón như chị Phượng là rất hiếm. Đến năm 2015, chị Phượng qua đời do mắc chứng đau dạ dày. 

Video: Bé gái mắc hội chứng “mọc cây trên người”. Nguồn: VTC



Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.