Ảnh minh họa. |
Trung tá Đào Trung Hiếu (Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) |
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bày tỏ quan điểm: "Việc công khai người mua dâm lên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức công khai khác như niêm yết công khai hoặc báo về cơ quan quản lý nơi cư trú là không nên."
Theo luật sư Tùng: "Việc mua dâm xuất phát từ nhu cầu sinh lý cá nhân và nhu cầu này không phải lúc nào cũng có thể ngăn cản hoặc không thể triệt tiêu. Về mặt sinh học mà nói thì đây là một trong những quyền tự nhiên. Nếu để so sánh hành vi mua dâm với những hành vi như hiếp dâm, cưỡng dâm… (theo quy định của BLHS) về bản chất thì vẫn có hành vi khách quan là quan hệ tình dục hoặc giao cấu nhưng rõ ràng hậu quả của mua dâm là nhẹ hơn các hành vi kia rất nhiều.
Người mua dâm nhận được sự đồng ý của bên bán dâm chứ không phải thuộc các trường hợp cưỡng ép. Do đó vì sao người đi mua dâm không vi phạm pháp luật hình sự. Người mua dâm chỉ vi phạm hành chính".
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội). |
Luật sư Tùng phân tích, người mua dâm không phải ai cũng là người xấu, việc mua dâm không đánh giá được hết nhân cách cũng như những cống hiến của người đó cho gia đình và xã hội. Mặc dù hành vi này có vi phạm và là không nên thực hiện. Do đó, nếu công khai danh tính người mua dâm sẽ xâm phạm đến các quyền về thông tin, về danh dự nhân phẩm của người mua dâm và có thể dẫn đến những hậu quả tệ hại khác. Vì thế mà mục đích phòng ngừa và giảm bớt tệ nạn chưa chắc đã đạt hiệu quả.
"Mục tiêu lớn nhất của hình phạt và hình thức xử phạt trong hành chính là để giáo dục, răn đe,là phòng ngừa tội phạm, phòng ngừa vi phạm. Đây cũng là một trong những đỉnh cao mà pháp luật hướng tới. Việc trừng trị đối với các hành vi vi phạm chủ yếu xảy ra ở tội phạm. Pháp luật vẫn có các chính sách khoan hồng, hướng người vi phạm quay trở về đúng con đường tuân thủ tốt pháp luật. Do đó, xử phạt người mua dâm là điều cần thiết nhưng việc công khai danh tính là không nên" - Luật sư Tùng nhấn mạnh.
Hành vi mua dâm chỉ là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính mà chế tài đã có quy định, người mua dâm không phải là tội phạm thì vấn đề nêu tên, tuổi cần phải thận trọng hơn. Một số tội phạm trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ tòa cho xử kín. Hay người phạm tội hình sự khi bị tòa xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo và giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục thì phần lớn cũng không công khai đưa ra kiểm điểm giáo dục trước đoàn thể, chính quyền địa phương, cộng đồng... thì liệu việc đề xuất xử phạt người mua dâm thật nặng rồi còn công khai danh tính của họ có hiệu quả không? Có hướng tới mục tiêu răn đe, giáo dục hơn trừng trị?
Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.