Chặn tình trạng người Việt tiếp tay mua nhà cho người nước ngoài

Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

Tình trạng người Việt tiếp tay mua nhà cho người nước ngoài là một trong những kiến nghị được đưa ra trong phiên làm việc của Quốc hội diễn ra ngày 27-5. Tại đây, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã trình bày kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Chan tinh trang nguoi Viet tiep tay mua nha cho nguoi nuoc ngoai

Nhu cầu sở hữu bất động sản tại Việt Nam của người nước ngoài đang tăng, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc - Ảnh: TH. 

Nhiều tồn tại, hạn chế liên quan tới đất đai tại đô thị đã được ông Thanh đưa ra. Cụ thể, đến nay vẫn còn 5 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Nam, Bến Tre và Cà Mau) chưa được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các quy hoạch hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu.

Tại Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ đạt khoảng 9% trong khi theo quy hoạch phải đạt 20-26% đối với đô thị trung tâm, 18-23% đối với đô thị vệ tinh, 16-20% cho các thị trấn; tỷ lệ đất bến bãi đỗ xe trên đất xây dựng đô thị phải đạt 3-4% nhưng thực tế chỉ đạt dưới 1%.

Ngoài ra, tình trạng bất cập liên quan tới việc triển khai các dự án BT, sử dụng đất quốc phòng, công trình văn hoá tâm linh cũng được ông Thanh đề cập.

Về việc người Việt Nam đứng tên mua nhà cho người nước ngoài, người đứng đầu Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội không nêu nhận định cũng như con số liên quan song đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

Chính phủ cũng được đề nghị chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khắc phục các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thị, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và có biện pháp xử lý cụ thể, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10 -2020).

Hiện nay, vẫn chưa có thống kê chính thức nào về tình trạng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Song, theo các công ty phân tích thị trường trong ngành, nhu cầu người nước ngoài mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam đang tăng rất mạnh.

Báo cáo năm ngoái của CBRE, công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại, cho thấy, người nước ngoài nói chung, đặc biệt là người Trung Quốc có sự quan tâm đặc biệt vào bất động sản tại tại TP.HCM trong 3 năm qua.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ người mua căn hộ dựa trên giao dịch của CBRE là người nước ngoài chiếm 76%, trong đó 31% đến từ Trung Quốc, theo CBRE.

Khách Trung Quốc quan tâm tới bất động sản hạng sang, đặc biệt là tại TPHCM đang tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2016, những giao dịch căn hộ hạng sang thành công của CBRE tại TPHCM là người Trung Quốc chỉ chiếm 2%, năm 2017 là 4%, thì đến 9 tháng đầu 2018, tỷ lệ người mua có quốc tịch Trung Quốc tăng lên dẫn đầu chiếm đến 31%. Bên cạnh đó, CBRE nhận thấy càng ngày càng có nhiều sự quan tâm đến từ các khách mua chưa từng đặt chân tới thị trường Việt Nam.

Theo quy định hiện hành, số căn hộ mà người nước ngoài được quyền sở hữu trong một tòa nhà chung cư bị giới hạn ở mức 30% nên nguồn cung không lớn. Ngoài ra, cơ quan quản lý địa phương chưa áp dụng hệ thống cần thiết để đăng ký và theo dõi số lượng căn hộ thuộc sở hữu của người nước ngoài trong một dự án nhất định vì vậy, thị trường thứ cấp đã bị đóng băng. Nhiều tỉnh thành chưa có hệ thống thống kê việc thay đổi quyền sở hữu từ của người Việt sang người nước ngoài.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ người mua căn hộ dựa trên giao dịch của CBRE là người nước ngoài chiếm 76%, trong đó 31% đến từ Trung Quốc, theo CBRE.

Quốc hội sẽ xem xét ra nghị quyết xử phạt nặng lái xe sử dụng rượu bia

(Kiến Thức) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến đối với 9 dự án luật.

Tập trung phần lớn thời gian dành để xây dựng luật
Chiều 17/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Buổi họp báo do Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì.

Sáng 20/5, khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIV

(Kiến Thức) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7 tại Thủ đô Hà Nội. Hoạt động của Quốc hội sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới, nhiều dự án Luật quan trọng sẽ được thảo luận và thông qua.

Sáng 20/5, Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7. Để kỳ họp diễn ra đạt nhiều kết quả, thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội, tổ chức tiếp xúc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để phản ánh với Quốc hội.
Dự kiến, từ 7h 15 sáng 20/5, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.