Chân dung tiến sĩ Việt trở thành “người hùng” chống lại nạn đói toàn cầu

Hoan Dinh - một tiến sĩ trẻ người Việt vừa được vinh danh nhờ công trình nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần giúp giải quyết nạn đói trên toàn cầu.

Tiến sĩ người Việt Hoan Dinh sinh ra tại miền quê Việt Nam, anh sang Úc theo học bổng bậc tiến sĩ do chính phủ Úc cấp.
Theo đó, Hoan Dinh đã có bước đột phá xuất sắc khi phân lập được trình tự gen giúp kháng bệnh gỉ sắt ở lúa mạch, vốn là loại bệnh làm giảm 10% sản lượng lương thực toàn cầu.
Chan dung tien si Viet tro thanh “nguoi hung” chong lai nan doi toan cau
Tiến sĩ người Việt Hoan Dinh tại Đại học Sydney (Ảnh: The Guardian)
Hoan Dinh chia sẻ rằng, sự khác biệt lớn nhất giữa nông nghiệp Úc và Việt Nam là ở đất nước anh sinh ra hầu hết công việc được thực hiện thủ công bằng tay, trong khi ở Úc, công việc được thực hiện bằng máy móc nhiều hơn.
Sinh ra trong gia đình nhà nông nên ngay từ khi còn nhỏ, tiến sĩ người Việt đã chứng kiến những khó khăn, vất vả mà người nông dân phải một nắng hai sương đổ mồ hôi trên đồng ruộng. Đây cũng là động lực thôi thúc anh quyết tâm học chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giáo sư Robert Park, người hướng dẫn Hoan Dinh tại Đại học Sydney, cho biết sự chăm chỉ tìm tòi nơi sinh viên của ông cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng, anh đã xuất sắc phát hiện ra một loại gen kháng thuốc mới trong giới thực vật nói chung.
Chan dung tien si Viet tro thanh “nguoi hung” chong lai nan doi toan cau-Hinh-2
 Bệnh gỉ sắt ở lúa mạch gây nên tình trạng mất an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu
Hoan Dinh chia sẻ: “Lần đầu tiên tìm thấy gen, tôi ngạc nhiên và lo lắng mình đã làm sai điều gì vì trông nó quá bất thường. Phần lớn các gen kháng bệnh thuộc một họ gen khác ”.
Tuy nhiên, phân lập gene mới chỉ là bước đầu. Tiến sĩ người Việt sau đó đặt mục tiêu "tìm hiểu cách thức hoạt động của gene để giúp cây khỏe hơn. Đó là lúc câu chuyện bắt đầu thú vị".
Theo giáo sư Park, giới khoa học đã xác định được 28 gene kháng bệnh gỉ sắt ở lúa mạch, nhưng mới chỉ 4 gene được phân lập, trong đó ba gene do Viện giống cây trồng thuộc Đại học Sydney thực hiện.
Ông Brett Hosking, Chủ tịch tập đoàn kinh doanh lương thực Grain Growers Australia cũng cho biết, bệnh gỉ sắt thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa khiến nông dân ở xứ sở chuột túi thiệt hại 350 triệu USD mỗi năm do sự sụt giảm sản lượng cũng như chi phí mua thuốc diệt nấm.
Chính vì vậy, công trình nghiên cứu của tiến sĩ Hoan Dinh đã và đang giúp các nhà khoa học trên thế giới hiểu biết thêm về gen kháng bệnh. Từ đó, giúp tăng năng suất cây trồng và cải thiện tính bền vững của hệ thống nông nghiệp toàn cầu.

Nhà khoa học nữ nghiên cứu vật liệu tự lành “hot trend” thế giới

Công trình nghiên cứu vật liệu tự lành của PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu đã gây chú ý trong giới khoa học và được trích dẫn trên nhiều tạp chí quốc tế.

Vật liệu tự lành - xu hướng mới của thế giới
Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức hằng năm nhằm vinh danh 2 nhà khoa học có kết quả nghiên cứu xuất sắc góp phần thúc đẩy khoa học, công nghệ Việt Nam. Năm nay, PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM đã xuất sắc đoạt giải với công trình "Tailoring the Hard−Soft Interface with Dynamic Diels-Alder Linkages in Polyurethanes: Toward Superior Mechanical Properties and Healability at Mild Temperature" (tạm dịch: Điều chỉnh giao diện cứng-mềm với các liên kết động Diels-Alder bằng Polyurethanes: Hướng tới các tính chất cơ học cao cấp và khả năng chữa lành ở nhiệt độ nhẹ) xuất bản trên Tạp chí Chemistry of Materials (vật liệu hóa học) năm 2019.

Chấn động nội dung lá thư thiên tài Albert Einstein gửi cho Marie Curie

Albert Einstein và Marie Curie là 2 tên tuổi lớn trong lĩnh vực khoa học. Họ là những người bạn thân thiết. Einstein từng gửi thư cho Curie năm 1911 gây tò mò.

Chan dong noi dung la thu thien tai Albert Einstein gui cho Marie Curie
Albert Einstein (1879 - 1955) là nhà vật lý vĩ đại người Đức và được biết đến rộng rãi là "cha đẻ" Thuyết tương đối. Ông có những đóng góp quan trọng cho lý thuyết cơ học lượng tử và được trao giải Nobel Vật lý năm 1921. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới