Chân dung tiến sĩ chinh phục giấc mơ khẩu trang kháng khuẩn "made in Việt Nam"

Ở tuổi 31, TS. Nguyễn Hoàng Chinh đã có một gia tài "khủng": người trẻ nhất trong số 10 gương mặt được trao giải thưởng Quả cầu vàng 2020, 37 bài báo khoa học. Mới đây, cùng cộng sự, anh đã chế tạo thành công khẩu trang tự phân hủy.

Phải có sản phẩm ứng dụng thực tế
Tận dụng nguồn vật liệu từ vỏ tôm, cua và bột mía, bắp để chế tạo khẩu trang vừa giàu sức kháng khuẩn, vừa có khả năng tự hủy ngay trong tự nhiên là dự án vừa được TS. Nguyễn Hoàng Chinh (31 tuổi), khoa Khoa học ứng dụng, Trường Đại Tôn Đức Thắng, cùng các cộng sự nghiên cứu thành công.
Chan dung tien si chinh phuc giac mo khau trang khang khuan
TS. Nguyễn Hoàng Chinh. 
Điểm đặc biệt của chiếc khẩu trang này nằm ở màng lọc có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả lọc không khí và có khả năng tự phân hủy, bảo vệ môi trường.
Để tạo ra được kết quả này, nhóm kết hợp hai nguyên liệu là chitosan vốn có tính kháng khuẩn mạnh lấy từ vỏ tôm, cua và polymer sinh học PLA chiết xuất từ bột mía, bắp.
TS Nguyễn Hoàng Chinh cho biết, để tăng khả năng tác động lên màng tế bào vi khuẩn, nhóm nghiên cứu đã trộn chitosan cùng polymer PLA có ưu điểm dễ tạo các sợi kích thước siêu nhỏ.
Để kết hợp cả hai thành một lớp màng nano, nhóm sử dụng công nghệ electrospining (điện quay). Đây cũng là lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng chế tạo vật liệu khẩu trang.
Nhờ công nghệ electrospining, nhóm tạo được màng lọc có đường kính sợi 500-800 nanomet, khoảng cách các sợi chỉ khoảng 0,3 micromet. Nhờ đó, màng có thể chống lại những giọt bắn, bụi mịn nhỏ hơn 2,5 micromet, diệt vi khuẩn khi bám lên bề mặt. Thực nghiệm cho thấy sản phẩm mới có thể kháng khuẩn và lọc bụi mịn lên đến 99%.
Đặc biệt, do có nguồn gốc từ thiên nhiên, vật liệu sẽ tự phân hủy sau 8 tuần trong điều kiện phòng thí nghiệm, thậm chí có thể phân hủy nhanh hơn trong môi trường tự nhiên, dưới tác động của độ ẩm, nhiệt độ môi trường và vi sinh vật.
Với thành công này, TS. Nguyễn Hoàng Chinh đã dần hoàn thành mục tiêu đã đặt ra từ trước: phải có sản phẩm ứng dụng thực tế, chứ không chỉ là trong phòng thí nghiệm.
Quả cầu vàng và ước mơ gieo mầm tương lai
Không phải đến khi công bố khẩu trang tự phân hủy cái tên Nguyễn Hoàng Chinh mới được biết đến. Từ nhiều năm nay trong cộng đồng làm khoa học trẻ, TS. Nguyễn Hoàng Chinh đã rất nổi bật.
Chan dung tien si chinh phuc giac mo khau trang khang khuan
 TS. Nguyễn Hoàng Chinh trong lễ tốt nghiệp đại học.
Ở tuổi 31, TS. Nguyễn Hoàng Chinh là tác giả của 37 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế. Ngoài ra, với thành tích nghiên cứu xuất sắc, anh được mời tham gia phản biện cho 16 tạp chí ISI của 7 nhà xuất bản lớn trên thế giới như: Nature, Elsevier, Springer, Wiley, SAGE, Taylor & Francis và American Chemical Society.
Năm 2020, TS. Nguyễn Hoàng Chinh là gương mặt trẻ nhất được nhận giải thưởng Quả cầu vàng, một trong những giải thưởng danh giá nhất ở lĩnh vực khoa học, công nghệ tại Việt Nam.
Trong lần chia sẻ với báo chí, Quả cầu vàng Nguyễn Hoàng Chinh mình sinh ra sinh ra và lớn lên ở cù lao Long Hòa - Hòa Minh, trên sông Cổ Chiên, Trà Vinh nghèo khó. Không đường, không cả điện lưới, thời học sinh của anh là những ngày vất vả đi bộ xuyên rừng đến trường và ôn bài trong ánh đèn dầu.
“Thấy gia đình và người cù lao quá vất vả với nghề nông, quanh năm làm lụng mà không đủ ăn. Một phần vì yêu thích, tôi quyết tâm thi vào ngành sinh học, dùng kiến thức học được để có thể làm gì đó cho nông nghiệp, giúp đỡ bà con quê mình”, anh chia sẻ.
Chính vì vậy sau này khi giành học bổng sang Đài Loan học thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan, có cơ hội ở lại Đài Loan làm việc với thu nhập cao, môi trường chuyên nghiệp nhưng anh vẫn quyết tâm trở lại quê hương.
“Lúc học tại Đài Loan, tôi nhận thấy điều kiện nghiện cứu ở trong nước còn khá nhiều khó khăn. Lúc đó tôi tâm nguyện khi về nước sẽ tham gia sâu hơn và phát triển các nhóm nghiên cứu khoa học của sinh viên” Đây là giai đoạn rất quan trọng để gieo vào mỗi bạn trẻ lòng đam mê và nhiệt huyết với nghiên cứu, giúp họ có thêm nhiều động lực và xác định rõ đường đi cho tương lai", anh chia sẻ thêm.
Hiện TS. Nguyễn Hoàng Chinh là nghiên cứu viên và cũng là giảng viên trẻ nhất của Khoa Khoa học Ứng dụng và tham gia vào 2 nhóm nghiên cứu trọng điểm của Khoa là "Nhóm nghiên cứu tính toán và thiết kế Hóa - Sinh Nano và "Sản phẩm tự nhiên và hóa sinh công nghiệp".
Anh cũng là thành viên của "Nhóm chiết xuất các hợp chất sinh học và ứng dụng" với đối tượng nghiên cứu đa bội chồi non trong ống nghiệm, các hiệu ứng của Elicitors trên sự sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp, sàn lọc trên mô phỏng máy tính.
Đặc biệt, với cương vị là giảng viên, TS Nguyễn Hoàng Chinh tập hợp và tổ chức, hỗ trợ các nhóm sinh viên nghiên cứu về sinh học ứng dụng trong nông nghiệp. Thông qua các mối quan hệ, anh cũng tìm cách kết nối để giúp sinh viên trong khoa tiếp cận các nhóm học bổng ở nước ngoài, như cách anh từng được các giảng viên giúp đỡ lúc còn là sinh viên.
Anh cho biết: "Khi nhìn và hỗ trợ các bạn sinh viên say mê làm việc trong phòng thí nghiệm, tôi cũng thấy lại thời sinh viên của mình".

Mời độc giả xem video: Hai thanh niên dùng dao tấn công Công an chốt kiểm dịch. Nguồn: THDT.

Vị Giáo sư nào tiên phong chặn đầu virus “tử thần” ở Việt Nam?

“Bệnh dịch đến đâu, chúng tôi trăn trở tìm vắc xin để chặn đầu đến đó”, đây là tâm sự của GS.TSKH. Nguyễn Văn Mẫn, người có công lớn thúc đẩy chương trình tiêm chủng mở rộng và sản xuất vắc xin “made in Việt Nam”.

Cuộc chiến chống lại các virus tử thần đã được các nhà khoa học Việt thực hiện từ nhiều năm trước. Trong số những người thầm lặng đi tiên phong đối đầu virus phải kể đến GS. TSKH. Nguyễn Văn Mẫn.

Thuốc điều trị COVID-19 từ thảo dược: Ngành y Việt Nam thăng hạng?

Theo chuyên gia, việc các nhà khoa học Việt công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 từ thảo dược là một tin vui, giúp Việt Nam “thăng hạng” trong cuộc chiến chống đại dịch. Tuy nhiên, cần chờ đánh giá lâm sàng để khẳng định.

Tin tốt lành trong đại dịch

GS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai: “Nữ tướng” tuyên chiến với virus tử thần ở VN

Khi dịch SARS xảy ra, các con còn nhỏ nhưng GS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai đã phó thác tất cả cho người thân để cùng các cộng sự đối mặt với nguy hiểm.

GS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là người dẫn đầu nhóm khoa học đã phân lập thành công một chủng virus SARS-CoV-2 mới, đưa Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia đầu tiên phân lập thành công virus này vào năm 2020.
PGS.TS. Le Thi Quynh Mai: “Nu tuong” tuyen chien voi virus tu than o VN
GS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai 
Việc này cũng góp công để Việt Nam sớm sản xuất test xét nghiệm nhanh cho các trường hợp nhiễm, nâng khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm mỗi ngày trong trường hợp cần thiết, giúp cho nghiên cứu về độc lực của virus này trên người Việt Nam, đặc điểm lây nhiễm, nhằm điều trị và chống dịch hiệu quả.

Đọc nhiều nhất

Tin mới