Chân dung quái vật King Kong của đời thực bị tuyệt chủng

Chân dung quái vật King Kong của đời thực bị tuyệt chủng

(Kiến Thức) - Theo các nhà khoa học, sự thực là Trái đất từng tồn tại những quái vật King Kong, đó là loài Gigantopithecus với chiều cao hơn 3m, nặng khoảng 500kg.

Trong bộ phim bom tấn về một con khỉ đột khổng lồ được gọi là King Kong, con quái vật này cao khoảng 8m, nặng khoảng 20 tấn và có sức tàn phá khủng khiếp. Tất nhiên đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng thế nhưng trong đời thực, theo các nhà khoa học, thực sự có một loài khỉ đột khổng lồ không thua kém gì  quái vật King Kong.
Trong bộ phim bom tấn về một con khỉ đột khổng lồ được gọi là King Kong, con quái vật này cao khoảng 8m, nặng khoảng 20 tấn và có sức tàn phá khủng khiếp. Tất nhiên đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng thế nhưng trong đời thực, theo các nhà khoa học, thực sự có một loài khỉ đột khổng lồ không thua kém gì quái vật King Kong.
Đó là loài khỉ đột Gigantopithecus, một loài khỉ đột khổng lồ có chiều cao hơn 3m và nặng khoảng 500kg. Xuất hiện cách đây 9 triệu năm, chúng được gọi là quái vật King Kong của châu Á và từng cai trị miền nam Trung Quốc và Đông Nam đại lục châu Á trước khi tuyệt củng vào khoảng 100.000 năm trước.
Đó là loài khỉ đột Gigantopithecus, một loài khỉ đột khổng lồ có chiều cao hơn 3m và nặng khoảng 500kg. Xuất hiện cách đây 9 triệu năm, chúng được gọi là quái vật King Kong của châu Á và từng cai trị miền nam Trung Quốc và Đông Nam đại lục châu Á trước khi tuyệt củng vào khoảng 100.000 năm trước.
Nguyên nhân khiến loài khỉ đột khổng lồ này bị tuyệt chủng hiện nay vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi. Tuy vậy. nguyên nhân nhận được khá nhiều ý kiến đồng ý đó là do thay đổi khí hậu trong thế Pleistocen đã thay đổi thảm thực vật rừng thành thảm thực vật xa van khiến nguồn cung cấp thức ăn chính của chúng là hoa quả đã suy giảm nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến loài khỉ đột khổng lồ này bị tuyệt chủng hiện nay vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi. Tuy vậy. nguyên nhân nhận được khá nhiều ý kiến đồng ý đó là do thay đổi khí hậu trong thế Pleistocen đã thay đổi thảm thực vật rừng thành thảm thực vật xa van khiến nguồn cung cấp thức ăn chính của chúng là hoa quả đã suy giảm nghiêm trọng.
Trong khi đó, khỉ đột khổng lồ Gigantopithecus không ăn cỏ, rễ cây và lá, những nguồn thức ăn chủ yếu trong xa van. Chúng kén ăn và luôn cố gắng đi xa để tìm kiếm thức ăn mình yêu thích. Đó chính là nhược điểm chí mạng của loài khỉ này.
Trong khi đó, khỉ đột khổng lồ Gigantopithecus không ăn cỏ, rễ cây và lá, những nguồn thức ăn chủ yếu trong xa van. Chúng kén ăn và luôn cố gắng đi xa để tìm kiếm thức ăn mình yêu thích. Đó chính là nhược điểm chí mạng của loài khỉ này.
Bằng cách nhìn vào các biến thể đồng vị cacbon được tìm thấy trong men răng của những hóa thạch, nhà nghiên cứu Herve Bocherens đến từ đại học Tubingen ở Đức và một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loài khỉ khổng lồ này thực hiện một chế độ ăn chay nghiêm ngặt với trái cây.
Bằng cách nhìn vào các biến thể đồng vị cacbon được tìm thấy trong men răng của những hóa thạch, nhà nghiên cứu Herve Bocherens đến từ đại học Tubingen ở Đức và một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loài khỉ khổng lồ này thực hiện một chế độ ăn chay nghiêm ngặt với trái cây.
Khi tiến vào thế Pleistocen, nhiều khu vực rừng rậm bỗng chốc biến thành những đồng cỏ, hoang mạc khiến cho loài khỉ đột khổng lồ này vô cùng lúng túng. Do kích thước cơ thể cực lớn lại quá kén ăn, không chịu thử những thức ăn mới, rất nhiều con khỉ Gigantopithecus đã bỏ mạng vì chết đói.
Khi tiến vào thế Pleistocen, nhiều khu vực rừng rậm bỗng chốc biến thành những đồng cỏ, hoang mạc khiến cho loài khỉ đột khổng lồ này vô cùng lúng túng. Do kích thước cơ thể cực lớn lại quá kén ăn, không chịu thử những thức ăn mới, rất nhiều con khỉ Gigantopithecus đã bỏ mạng vì chết đói.
Theo các nhà nghiên cứu, loài khỉ đột khổng lồ Gigantopithecus có lẽ là không có sự linh hoạt sinh thái đồng thời thiếu khả năng kiểm soát tính khí, sinh lý để chống lại stress và vấn đề lương thực đột nhiên thiếu hụt.
Theo các nhà nghiên cứu, loài khỉ đột khổng lồ Gigantopithecus có lẽ là không có sự linh hoạt sinh thái đồng thời thiếu khả năng kiểm soát tính khí, sinh lý để chống lại stress và vấn đề lương thực đột nhiên thiếu hụt.
Chúng phụ thuộc quá nhiều vào thói quen, tập tính và đã phải trả giá bằng mạng sống của mình khi từ chối việc thử ăn các loại thức ăn mới.
Chúng phụ thuộc quá nhiều vào thói quen, tập tính và đã phải trả giá bằng mạng sống của mình khi từ chối việc thử ăn các loại thức ăn mới.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ phương thức di chuyển của Gigantopithecus như thế nào, do vẫn chưa tìm thấy xương chậu hay xương chân của chúng.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ phương thức di chuyển của Gigantopithecus như thế nào, do vẫn chưa tìm thấy xương chậu hay xương chân của chúng.
Có nhiều quan điểm cho rằng con quái vật King Kong này di chuyển bằng 4 chân, giống như khỉ đột và tinh tinh. Tuy nhiên, vẫn có người khẳng định là con quái vật này đi đứng bằng 2 chân giống hệt người. Tranh luận chưa ngã ngũ và sẽ tiếp tục trong thời gian dài.
Có nhiều quan điểm cho rằng con quái vật King Kong này di chuyển bằng 4 chân, giống như khỉ đột và tinh tinh. Tuy nhiên, vẫn có người khẳng định là con quái vật này đi đứng bằng 2 chân giống hệt người. Tranh luận chưa ngã ngũ và sẽ tiếp tục trong thời gian dài.

GALLERY MỚI NHẤT