Chân dung ông chủ Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư Khu liên hợp thép “khủng” tại Nam Định

Xuân Thiện Group được biết đến là cơ nghiệp của "đại gia" Nguyễn Văn Thiện - Trưởng nam của nhà doanh nhân Nguyễn Xuân Thành, nhà sáng lập Tập đoàn Xuân Thành, và là anh trai của bầu Thụy.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng”.
Dự án “Nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng” do Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư, với kế hoạch xây dựng một khu liên hợp thép có công suất 9.500.000 tấn sản phẩm thép/năm, theo ba giai đoạn tại Nam Điền (Nghĩa Hưng, Nam Định).
Chan  dung  ong chu Tap doan Xuan Thien dau tu Khu lien hop thep “khung” tai Nam Dinh
Phối cảnh Tổ hợp nhà máy thép đang được triển khai tại huyện Nghĩa Hưng.  
Về nhà đầu tư, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện (Xuân Thiện Group) được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại Ninh Bình.
Xuân Thiện Group được biết đến là cơ nghiệp của "đại gia" Nguyễn Văn Thiện. Ông Thiện là trưởng nam của doanh nhân Nguyễn Xuân Thành, là anh trai của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy). Ông chính là doanh nhân sáng lập Tập đoàn Xuân Thành ở Ninh Bình.

Tính đến tháng 9/2020, ông Nguyễn Văn Thiện đang nắm 55% cổ phần Xuân Thiện Group.

Ngoài những thông tin trên, những thông tin khác liên quan đến vị đại gia này gần như kín tiếng.

Chan  dung  ong chu Tap doan Xuan Thien dau tu Khu lien hop thep “khung” tai Nam Dinh-Hinh-2
Ông Nguyễn Văn Thiện. 
Thông qua nhiều công ty thành viên, Xuân Thiện Group đầu tư không chỉ vào ngành năng lượng mũi nhọn, mà còn hướng đến trở thành Tập đoàn đa ngành với nhiều lĩnh vực như: vật liệu xây dựng; nông nghiệp công nghệ cao; logistics; bất động sản; khách sạn nghỉ dưỡng...
Về lĩnh vực vật liệu xây dựng, với sản phẩm chính là xi măng, hiện Xuân Thiện Group sở hữu một số nhà máy xi măng như: Nhà máy xi măng Xuân Thành Hà Nam (công suất 6 triệu tấn xi măng/năm), nhà máy xi măng Xuân Thành Quảng Nam (công suất 1,3 triệu tấn xi măng/năm), nhà máy xi măng Minh Tâm Bình Phước (công suất kế hoạch 2,5 triệu tấn xi măng/năm).
Xuân Thiện Group còn được biết đến ở lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) với cột mốc vào năm 2014, khi một đơn vị thành viên là Công ty TNHH Xuân Thiện Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tiên đầu tư thủy điện vào Cameroon (châu Phi).
Xuân Thiện Group đang thực hiện đầu tư khai thác khoảng 20 dự án thủy điện trong và ngoài nước như thủy điện Suối Sập 1 (công suất 180MW), thủy điện Háng Đồng A (160W), thủy điện Háng Đồng A1 (160MW) tại Sơn La; thủy điện Khao Mang Thượng (180W), thủy điện Thác Cá tại Yên Bái; thủy điện Sông Lô tại Hà Giang...
Chan  dung  ong chu Tap doan Xuan Thien dau tu Khu lien hop thep “khung” tai Nam Dinh-Hinh-3
Trụ sở của Xuân Thiện Group ở Ninh Bình. 
Trước đó, hồi đầu đầu tháng 9/2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 60 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cụ thể, doanh nghiệp đã có hành vi vi phạm hành chính công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật (Công ty công bố thông tin định kỳ không đúng thời hạn với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về Báo cáo tài chính năm 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021).

Xi măng Xuân Thành hướng tới mục tiêu không phát thải

(Kiến Thức) - Không chỉ phát triển mạnh trong ngành sản xuất Xi măng tại Việt Nam, với khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư, phát triển bền vững xi măng Xuân Thành luôn hướng tới các sản phẩm được sản xuất không phát thải bảo vệ môi trường.

Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về sản xuất xi măng và cũng là nước xuất khẩu xi măng hàng đầu thế giới, với sản lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới.

Tuy nhiên, đây là ngành sản xuất luôn được cảnh báo về các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, cùng với các cam kết chống biến đổi khí hậu, Chính phủ cũng đặt ra các mục tiêu để nâng cao hiệu quả và giảm tác động môi trường.

Những tồn tại mang tính hệ thống

Các chuyên gia nhận xét, hơn 100 năm qua, phát minh lớn nhất của ngành xi măng là chuyển đổi từ công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt sang phương pháp khô.

Tuy nhiên, những cải tiến về kỹ thuật, công nghệ cũng chỉ đạt mục tiêu tối ưu hơn trong quá trình sản xuất. Còn hiện tại, công nghệ sản xuất xi măng vẫn còn nhiều tồn tại mang tính hệ thống.

Mặc dù ngành sản xuất xi măng đã tạo ra một loại vật liệu chủ yếu, rất quan trọng cho xây dựng cơ sở hạ tầng của các quốc gia, nhưng đổi lại, phải sử dụng nhiều nguyên liệu, tài nguyên hóa thạch không tái tạo.

Cùng đó, với thế hệ công nghệ như hiện tại, việc nung luyện clinker, nghiền xi măng... đã tạo ra bụi cùng các khí thải CO2, CO, NOx, SOx tác động không tốt đến môi trường.

Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng nhiệt và sử dụng điện chưa tối ưu cũng gián tiếp tác động đến môi trường. Điều này khiến một thời gian dài, ngành xi măng chưa tạo ra thêm các giá trị kinh tế vượt trội.

Ông Nguyễn Công Bảo - chuyên gia trong ngành nhận xét, sản xuất xi măng Việt Nam hiện chưa tận dụng năng lực đồng xử lý ưu việt để góp phần giải quyết vấn nạn chất thải.
Xi mang Xuan Thanh huong toi muc tieu khong phat thai
 Hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Tiến sỹ Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, đã đến lúc ngành xi măng phải thay đổi cách nhìn nhận và cái nhìn của xã hội về ngành. Kỳ vọng lớn nhất là phải biến xi măng thành một ngành sản xuất thân thiện với môi trường.

Các nhà máy xi măng phải xanh, sạch, phát thải thấp. Khu vực khai thác mỏ phải được quản lý khoa học. Những nơi đã hạ cốt khai thác cũng phải được hoàn khai và biến thành những hồ điều hòa, trồng cây xanh, tạo cảnh quan.

Xi măng Xuân Thành phối hợp cùng Tập đoàn FLSmith - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ bền vững đến từ Đan Mạch với những đổi mới đột phá đang được kỳ vọng sẽ làm tăng đáng kể tính bền vững của ngành xi măng Việt Nam. Đây sẽ là một mũi tên trúng nhiều đích.

Hướng tới mục tiêu không phát thải

Tổng giám đốc Xi măng Xuân Thành Nguyễn Xuân Thuỷ chia sẻ, dây chuyền sản xuất xi măng thứ 2 của nhà máy với thiết bị và công nghệ do tập đoàn Flsmith – Vương Quốc Đan Mạch thiết kế và cung cấp, với kinh nghiệm hơn 100 năm trong ngành xi măng, tham vọng của Xi măng Xuân Thành là đóng vai trò lớn trong ngành và thực hiện các giải pháp để giảm tác động môi trường.

"Các phần việc này tập trung vào các khâu như: giảm phát thải các vật chất có hại, CO2, NOX và SO2; ngăn chặn ô nhiễm không khí, đất và nước từ việc đốt và chôn lấp rác thải" ông Thuỷ nhấn mạnh.

Cùng chung ý tưởng, từ cuối năm 2019, Tập đoàn FLSmith cũng bày tỏ tham vọng muốn giúp các công ty xi măng hoạt động với lượng khí thải bằng không vào năm 2030.

Điều này sẽ đạt được bằng cách tăng đầu tư vào các giải pháp R & D (nghiên cứu và phát triển) và tăng tốc phát triển công nghệ mới đã có trong chuỗi nghiên cứu phát triển. Xi măng Xuân Thành là đối tác của FLSmith để hợp tác thực hiện chương trình không phát thải - tuần hoàn tự nhiên.

Trọng tâm chính sẽ là việc sử dụng nguồn chất thải đô thị và các chất thải khác làm nguồn nhiên liệu thay thế, nhờ đó ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ việc đốt chất thải.

Trong khi việc quản lý chất thải đang là mối quan tâm ngày càng tăng ở Việt Nam, FLSmidth đang phát triển các giải pháp cho phép chuyển đổi 100% sang nhiên liệu thay thế, có thể giảm lượng khí thải carbon khoảng 33%. Các lĩnh vực hợp tác khác sẽ tập trung vào giải pháp liên quan đến hiệu quả năng lượng và thu hồi nhiệt thải.
Xi mang Xuan Thanh huong toi muc tieu khong phat thai-Hinh-2
Tháp trao đổi nhiệt 
Theo ông Nguyễn Xuân Thuỷ, công nghiệp xi măng là một ngành quan trọng trong nền kinh tế. Khi ngành phát triển cần có chiến lược để đảm bảo sự bền vững.

Bằng việc tham gia hợp tác với FLSmidth, Xi măng Xuân Thành sẽ tiên phong, đóng vai trò hàng đầu trong chuyển đổi ngành xi măng bằng những giải pháp thúc đẩy sản xuất bền vững hơn, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, hòa nhập cùng thị trường thế giới...

Ông Per Mejnert Kristensen - Chủ tịch khu vực của FLSmidth cho rằng, sự chuyển đổi của ngành xi măng theo hướng sản xuất bền vững hơn đòi hỏi phải có hành động tập thể và lãnh đạo.

"Xi măng Xuân Thành là nhà sản xuất xi măng hàng đầu tại Việt Nam nên có nhiều thuận lợi để thực hiện mục tiêu phát triển và đổi mới đột phá nhằm làm tăng tính bền vững của ngành xi măng Việt Nam. Tham vọng trong chương trình là không phát thải - một bước tiến quan trọng đối với ngành xi măng và cộng đồng" vị Chủ tịch FLSmidth nhấn mạnh.

Bởi vậy, những phát kiến, phát minh công nghệ sản xuất xi măng thế hệ mới được kỳ vọng là đột phá, làm thay đổi căn bản công nghệ hiện nay, hình thành những dây chuyền sản xuất xi măng Zero Emission – Natural Cycle (không phát thải - tuần hoàn tự nhiên, tuần hoàn sống).

Theo đó, có 5 vấn đề nền tảng quan trọng trong một nhà máy sản xuất và cũng là 5 lĩnh vực trọng yếu đối với một ngành công nghiệp và đời sống con người được đề cập đến.

Cụ thể, sản xuất xi măng sẽ không phát thải các khí thải có ảnh hưởng đến môi trường và luân chuyển, tuần hoàn khí theo tự nhiên, quy luật của môi trường sống.

Cùng đó, giảm tối đa sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất clinker và xi măng như: đá vôi, đất sét, silic, quặng sắt và thay thế bằng các nguyên liệu lấy từ các chất thải của các ngành kinh tế khác cũng như chất thải trong hoạt động hàng ngày của xã hội (rác thải, bùn thải, tro xỉ, phế thải vật liệu xây dựng, tất cả tro thải sau quá trình đốt...).

Nhiên liệu đốt từ than, dầu dần được thay thế bằng việc đốt rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, vật chất thải có khả năng sinh nhiệt mà con người đang thải ra hàng ngày. Điều này không chỉ góp phần làm sạch môi trường mà còn giúp giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Việc tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất sử dụng nhiệt năng, điện năng cũng được tính đến thông qua những giải pháp công nghệ mới cho phát điện để vừa sử dụng trong sản xuất của nhà máy vừa có thể cung ứng thêm điện cho xã hội.

Đặc biệt, các thuật toán trong lĩnh vực điện toán cũng được ứng dụng để thiết lập hệ điều khiển thông minh đáp ứng việc luân chuyển tuần hoàn khí, sử dụng nguyên nhiên liệu thay thế, xử lý rác thải, nâng cao hiệu suất sử dụng và phát điện.

Không chỉ đơn thuần là rác thải mà hiện tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện cũng đang được Xi măng Xuân Thành đưa vào làm một phần nguyên liệu. Tuy nhiên, con số mới dừng ở mức 10% và sắp tới sẽ tăng tỷ lệ này lên ít nhất 15% để giải quyết khối lượng tro xỉ nhiệt điện; đồng thời giảm thiểu các loại nguyên liệu đầu vào không tái tạo khác như đất sét, đá vôi…

Những nỗ lực rất đáng được ghi nhận, nhưng những thay đổi không thể diễn ra “một sớm một chiều” mà cần có lộ trình với bước đi phù hợp và thận trọng.

Hiệu quả tận dụng nhiệt dư để phát điện

(Kiến Thức) - Tháng 10/2018, Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành chính thức đưa vào vận hành trạm phát điện tận dụng nhiệt thừa khí thải. Dự án phát điện tận dụng nhiệt dư có giá trị đầu tư hơn 450 tỷ đồng, với quy mô công suất 24,8 MW được xây dựng lắp đặt tại dây chuyền 2. 

Dự án không sử dụng nguồn nguyên liệu sơ cấp, chỉ tận dụng nguồn nhiệt thừa có sẵn của nhà máy. Nguồn cung cấp nhiệt cho trạm phát điện là khí thải của quá trình nung luyện clinker được lấy từ 2 nguồn: Nguồn khí thải sau tháp trao đổi nhiệt và nguồn khí thải sau thiết bị làm lạnh clinker của dây chuyền sản xuất clinker.
Toàn bộ lượng khí nóng từ tháp trao đổi nhiệt (nhiệt độ khoảng 320- 350oC) được dẫn vào hệ thống tháp thu nhiệt đưa đến turbine. Đầu tiên hơi nước giãn nở trong ống tăng tốc (cánh tĩnh của turbine) để tăng động năng, sau đó đập vào cánh động của turbine, làm turbine quay và sinh công chạy máy phát điện.
Hieu qua tan dung nhiet du de phat dien
Phòng điều khiển trung tâm Trạm phát điện tận dụng nhiệt dư tại Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành. 

4 doanh nhân 9X sở hữu hàng trăm tỷ đồng “chấn động” giới đại gia Việt

(Kiến Thức) - Dù còn rất trẻ song các doanh nhân 9X này khiến nhiều người phải ngưỡng mộ khi sở hữu khối tài sản lên tới cả trăm, nghìn tỷ đồng. 
 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.