Chân dung những sếp lớn tuổi Sửu của ngành ngân hàng

Trong ngành ngân hàng, nhiều người tuổi Sửu là lãnh đạo chủ chốt của các nhà băng lớn như Vietcombank, Techcombank, Sacombank,...

Người tuổi Sửu hay còn gọi là tuổi "Trâu" sinh năm 1949, 1961, 1973, 1985,...được biết đến với đức tính đặc trưng là cần cù, chăm chỉ, siêng năng.
Theo Tử vi phương Đông, người tuổi Sửu luôn nỗ lực hết mình để làm tốt các công việc. Và vì vậy, họ thường được mọi người yêu quý và họ cũng dễ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Tính tình của người tuổi Sửu thì hiền lành, không thích ganh đua, cạnh tranh và đặc biệt rất trọng chữ tín. Họ có phong thái điềm đạm và chỉn chu nên xây dựng được hình ảnh rất đẹp trong mắt mọi người xung quanh.
Với những ưu điểm trên, rất nhiều doanh nhân tuổi Sửu đã đạt được thành công lớn trong sự nghiệp của mình. Trong ngành ngân hàng, rất nhiều người tuổi Sửu là lãnh đạo chủ chốt của các nhà băng lớn.
Ông Phạm Quang Dũng - CEO Vietcombank (1973 - Quý Sửu)
Chan dung nhung sep lon tuoi Suu cua nganh ngan hang
 
Ông Phạm Quang Dũng - Tổng Giám đốc Vietcombank sinh năm 1973, đã có 20 năm gắn bó với Vietcombank và là CEO của ngân hàng này được 7 năm.
Ông Dũng từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng như: Phó Chánh văn phòng; Phó Giám đốc Công ty Tài chính Việt Nam tại Hongkong; Trưởng Phòng Quan hệ Ngân hàng đại lý, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và được bầu là Uỷ viên HĐQT kiêm nhiệm của Vietcombank từ tháng 4/2013. Từ tháng 11/2014 ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vietcombank.
Trong 7 năm ông Dũng làm người đứng đầu ban điều hành Vietcombank, nhà băng này tăng trưởng vượt bậc, trở thành ngân hàng "ăn nên làm ra" nhất hệ thống, duy trì vị trí quán quân lợi nhuận suốt giai đoạn 2016-2020. Năm 2019, lợi nhuận của nhà băng này cán mốc 23.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng Việt đầu tiên có lợi nhuận chạm mức tỷ USD.
Ngoài ông Dũng, Vietcombank cũng có nhiều sếp tuổi Sửu, như bà Phùng Nguyễn Hải Yến – Phó TGĐ, bà La Thị Hồng Minh – thành viên BKS, ông Đào Minh Tuấn – Phó TGĐ (1961).
Ông Đỗ Tuấn Anh - Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank (1973 - Quý Sửu)
Chan dung nhung sep lon tuoi Suu cua nganh ngan hang-Hinh-2
 
Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank sinh năm 1973, Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý tài sản đầu tư tại Đại học tổng hợp Quản lý Singapore và cử nhân Ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Ông Đỗ Tuấn Anh có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Techcombank và các tổ chức, doanh nghiệp khác. Ông Đỗ Tuấn Anh là thành viên HĐQT Techcombank từ tháng 12/2012, và Quyền Tổng Giám đốc Techcombank từ tháng 08/2013 đến tháng 3/2015.
Tháng 6/2015, ông Tuấn Anh được bổ nhiệm là Phó Tổng Giám đốc ngân hàng và vừa mới từ nhiệm khỏi vị trí này từ tháng 7/2020. Tuy rời khỏi ban điều hành, ông vẫn là Phó Chủ tịch HĐQT của Techcombank. Sau đó, ông đảm nhiệm thêm vị trí Tổng Giám đốc Tập đoàn KDI Holdings.
Phó Chủ tịch Techcombank hiện nắm giữ hơn 1,28 triệu cổ phiếu TCB, có giá trị thị trường đạt khoảng 46 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - CEO Sacombank (1973 - Quý Sửu)
Chan dung nhung sep lon tuoi Suu cua nganh ngan hang-Hinh-3
 
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh năm 1973, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng. Bà Diễm được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank từ tháng 7/2017.
Bà Diễm bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002 và từng đảm nhiệm các công việc thuộc lĩnh vực kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ và đã có 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành. Trước khi được bổ nhiệm Tổng giám đốc, bà Diễm là Phó tổng giám đốc phụ trách thu hồi nợ của ngân hàng.
Dưới thời bà Diễm làm CEO và ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT, Sacombank đã có những bước chuyển mình ấn tượng và dần trở lại cuộc đua ngành ngân hàng. Năm 2020, dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt hơn 340 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019 - cao hơn mức trung bình toàn ngành (12,13%). Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh với doanh số đạt hơn 15.000 tỷ đồng, nhờ đó tài sản tồn đọng tiếp tục giảm thêm 16,7% so với năm trước và tỷ lệ nợ xấu được kéo giảm về còn 1,6%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 của Sacombank đạt 3.339 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch.
Ông Nguyễn Văn Lê - CEO SHB (1973 - Quý Sửu)
Chan dung nhung sep lon tuoi Suu cua nganh ngan hang-Hinh-4
 
Ông Nguyễn Văn Lê (sinh năm 1973 - Quý Sửu), quê Cần Thơ, có học vị Tiến sỹ Tài chính - Ngân hàng. Ông Lê cũng là một trong những cá nhân giữ chức Tổng Giám đốc lâu nhất của một ngân hàng tại Việt Nam. Hiện ông Lê vừa là CEO, vừa là thành viên HĐQT của SHB.
Ông Nguyễn Văn Lê giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Nhơn Ái (nay là SHB) vào năm 1999 khi ông mới chỉ 26 tuổi. Đến nay, SHB tròn 28 tuổi và ông Nguyễn Văn Lê đã gắn bó với ngân hàng này đến hơn 20 năm trên cương vị Tổng Giám đốc.
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 3.412 tỷ đồng, tăng trưởng 12,8% so với năm trước. Tính đến cuối tháng 12/2020, tổng tài sản của SHB đạt 412,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 15,3%, lên 305,6 nghìn tỷ đồng trong khi tiền gửi của khách hàng tăng 17,1%, lên 303,6 tỷ đồng.
Trong năm 2020 SHB đã trích lập 4.534 tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu, trong đó phần lớn là nợ xấu của Habubank. Với các giải pháp xử lý nợ quyết liệt, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của SHB giảm xuống mức 1,6%, mức thấp nhất kể từ khi nhận sáp nhập Habubank tới nay (từ năm 2012), tỷ lệ nợ xấu và nợ bán cho VAMC giảm xuống dưới 3%, hoàn thành mục tiêu NHNN giao. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất cũng chỉ ở mức 1,71%.

Ngân hàng Việt đang làm ăn ra sao tại nước ngoài?

Cùng đầu tư hàng nghìn tỷ ra thị trường nước ngoài nhưng kết quả kinh doanh các ngân hàng Việt nhận về lại trái ngược nhau. Có ngân hàng lỗ cả trăm tỷ mỗi năm tại nước ngoài.
 

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm gần nhất (2018), Vietinbank, BIDV và Vietcombank đang là những ngân hàng Việt có hoạt động tại nước ngoài lớn nhất.

Ngân hàng số: Tương lai của ngân hàng bán lẻ

(Kiến Thức) - Những năm gần đây, xu hướng phát triển của các ngân hàng theo hướng "số hóa" ngày càng mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia nhận định rằng Ngân hàng số sẽ làm thay đổi định nghĩa về Ngân hàng, chứng tỏ vai trò trong việc thay đổi về cốt lõi hoạt động của các nhà băng hiện nay.

Ngan hang so: Tuong lai cua ngan hang ban le

Ngân hàng số (Digital banking) là khái niệm dùng để chỉ những ngân hàng có thể thực hiện được hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến, thông qua mạng internet. Các giao dịch ngân hàng số được thực hiện rất đơn giản và nhanh gọn, mọi lúc - mọi nơi, khách hàng không cần đến chi nhánh ngân hàng, tối thiểu hóa các thủ tục liên quan nên khách hàng hoàn toàn chủ động trong các giao dịch của mình. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.