Chân dung những nhà giáo nổi tiếng trong cổ sử Việt Nam

Chân dung những nhà giáo nổi tiếng trong cổ sử Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cùng điểm lại sự nghiệp của những nhà giáo nổi tiếng trong cổ sử Việt Nam.

Chu Văn An (1292 - 1379) tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt, là  nhà giáo nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông từng thi đỗ Thái học sinh nhưng không thích việc quan trường nên ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội).
Chu Văn An (1292 - 1379) tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt, là nhà giáo nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông từng thi đỗ Thái học sinh nhưng không thích việc quan trường nên ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội).
Chu Văn An nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, sửa mình trong sạch, giữ gìn tiết tháo, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông. Ông đã được vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám. Ông là thầy của thái tử Trần Vượng, người trở thành vua Trần Hiến Tông sau này.
Chu Văn An nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, sửa mình trong sạch, giữ gìn tiết tháo, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông. Ông đã được vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám. Ông là thầy của thái tử Trần Vượng, người trở thành vua Trần Hiến Tông sau này.
Với bản tính chính trực, Chu Văn An từng dâng “Thất trảm sớ”, yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu bảy tên gian thần song bị vua từ chối. Sau đó, ông cáo lão, về ở ẩn gần núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương, làm một thầy giáo cho đến khi mất.
Với bản tính chính trực, Chu Văn An từng dâng “Thất trảm sớ”, yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu bảy tên gian thần song bị vua từ chối. Sau đó, ông cáo lão, về ở ẩn gần núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương, làm một thầy giáo cho đến khi mất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình. Ông nổi tiếng vì tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn xuất chúng.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình. Ông nổi tiếng vì tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn xuất chúng.
Dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và muốn phò vua giúp nước. Song giống như Chu Văn An, thời thế loạn lạc khiến ông không hứng thú với chốn quan trường. Sau khi dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo. Học trò của ông trong thời điểm này có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…
Dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và muốn phò vua giúp nước. Song giống như Chu Văn An, thời thế loạn lạc khiến ông không hứng thú với chốn quan trường. Sau khi dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo. Học trò của ông trong thời điểm này có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…
Lê Quý Đôn (1726 - 1784) tên thật là Lê Danh Phương. Nổi tiếng thông minh từ thuở nhỏ, ông đã trở thành là một vị quan, một nhà khoa học trong rất nhiều lĩnh vực ở thời hậu Lê. Với kiến thức uyên thâm, tài trí hơn người, Lê Quý Đôn đã để lại nhiều bộ sách có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau như lịch sử, địa lý, thơ văn, lý số…
Lê Quý Đôn (1726 - 1784) tên thật là Lê Danh Phương. Nổi tiếng thông minh từ thuở nhỏ, ông đã trở thành là một vị quan, một nhà khoa học trong rất nhiều lĩnh vực ở thời hậu Lê. Với kiến thức uyên thâm, tài trí hơn người, Lê Quý Đôn đã để lại nhiều bộ sách có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau như lịch sử, địa lý, thơ văn, lý số…
Ngoài ra, Lê Quý Đôn còn là một nhà nho, nhà giáo dục tài năng và đức độ. Qua bàn tay dạy dỗ với những bài học về kiến thức, đạo đức làm người, học trò của ông có rất nhiều người đã thành tài và giữ chức vụ quan lớn trong triều đình như Bùi Huy Bích, Bùi Bích Tựu...
Ngoài ra, Lê Quý Đôn còn là một nhà nho, nhà giáo dục tài năng và đức độ. Qua bàn tay dạy dỗ với những bài học về kiến thức, đạo đức làm người, học trò của ông có rất nhiều người đã thành tài và giữ chức vụ quan lớn trong triều đình như Bùi Huy Bích, Bùi Bích Tựu...
“La Sơn Phu Tử’ Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) là một danh sĩ nổi tiếng đời hậu Lê và Tây Sơn. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Năm Nguyễn Thiếp 26 tuổi, sau khi đỗ thủ khoa giải Hương, ông không ở lại dự thi Hội mà đi ở ẩn do bất mãn với hệ thống khoa cử.
“La Sơn Phu Tử’ Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) là một danh sĩ nổi tiếng đời hậu Lê và Tây Sơn. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Năm Nguyễn Thiếp 26 tuổi, sau khi đỗ thủ khoa giải Hương, ông không ở lại dự thi Hội mà đi ở ẩn do bất mãn với hệ thống khoa cử.
Đến năm 33 tuổi, ông được cử làm quan trông coi việc học ở địa phương. Chứng kiến nhiều điều trái tai gai mắt, ông lui khỏi chốn quan trường. Đến năm 1791, vua Quang Trung ban chiếu lập "Sùng chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng. Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân.
Đến năm 33 tuổi, ông được cử làm quan trông coi việc học ở địa phương. Chứng kiến nhiều điều trái tai gai mắt, ông lui khỏi chốn quan trường. Đến năm 1791, vua Quang Trung ban chiếu lập "Sùng chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng. Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, hay còn được gọi với cái tên thân mật là cụ đồ Chiểu. Ông là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn ở thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, hay còn được gọi với cái tên thân mật là cụ đồ Chiểu. Ông là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn ở thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Sống trong cảnh nước mất nhà tan, lại chịu nhiều cảnh ngộ bất hạnh như mùa lòa, bệnh tật, hôn thê bội ước… nhưng ông vẫn thể hiện cốt cách của một nhà nho, nhà giáo, nhà yêu nước chân chính. Trước những cám dỗ của kẻ thù, ông không quay lưng lại với vận mệnh dân tộc và đã để lại cho đời rất những áng văn lỗi lạc như "Lục Vân Tiên" và "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc".
Sống trong cảnh nước mất nhà tan, lại chịu nhiều cảnh ngộ bất hạnh như mùa lòa, bệnh tật, hôn thê bội ước… nhưng ông vẫn thể hiện cốt cách của một nhà nho, nhà giáo, nhà yêu nước chân chính. Trước những cám dỗ của kẻ thù, ông không quay lưng lại với vận mệnh dân tộc và đã để lại cho đời rất những áng văn lỗi lạc như "Lục Vân Tiên" và "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc".

GALLERY MỚI NHẤT