Chân dung 9 nhà báo huyền thoại Việt Nam

Chân dung 9 nhà báo huyền thoại Việt Nam

(Kiến Thức) - Nền báo chí Việt Nam đã sản sinh ra nhiều nhà báo lỗi lạc, để lại những di sản báo chí vô giá cho hậu thế.  

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019), Kiến Thức xin giới thiệu tới độc giả 9  nhà báo nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), tên thường gọi là Pétrus Ký, được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”. Vào ngày 15/4/1865, ông đã sáng lập ra tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam và làm chủ bút của tờ báo này. Ông cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác ra đời sau đó. Thiết tha với nền văn học quốc ngữ, Trương Vĩnh Ký cũng được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019), Kiến Thức xin giới thiệu tới độc giả 9 nhà báo nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), tên thường gọi là Pétrus Ký, được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”. Vào ngày 15/4/1865, ông đã sáng lập ra tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam và làm chủ bút của tờ báo này. Ông cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác ra đời sau đó. Thiết tha với nền văn học quốc ngữ, Trương Vĩnh Ký cũng được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.
Sương Nguyệt Anh (1864 - 1921), tên thật Nguyễn Thị Khuê, là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung (Tiếng chuông nữ giới) do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. Tờ báo ra mắt ngày 1/2/1918, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tầm ảnh hưởng của tờ báo khiến chính quyền thực dân bắt đình bản tờ báo vào tháng 7/1918.
Sương Nguyệt Anh (1864 - 1921), tên thật Nguyễn Thị Khuê, là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung (Tiếng chuông nữ giới) do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. Tờ báo ra mắt ngày 1/2/1918, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tầm ảnh hưởng của tờ báo khiến chính quyền thực dân bắt đình bản tờ báo vào tháng 7/1918.
Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng Việt Nam, đồng thời cũng là một nhà báo lỗi lạc của lịch sử nước nhà. Ông là chủ bút của tờ báo Tiếng Dân ra đời năm 1927 nhằm đấu tranh công khai bằng ngôn luận với chế độ thực dân. Trong 16 năm, Tiếng Dân đã ra đời 1.766 số báo quốc ngữ, với hàng nghìn bài báo do ông viết. Qua mỗi bài, người đọc đều nhận thấy được khí phách của nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng trong đó.
Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng Việt Nam, đồng thời cũng là một nhà báo lỗi lạc của lịch sử nước nhà. Ông là chủ bút của tờ báo Tiếng Dân ra đời năm 1927 nhằm đấu tranh công khai bằng ngôn luận với chế độ thực dân. Trong 16 năm, Tiếng Dân đã ra đời 1.766 số báo quốc ngữ, với hàng nghìn bài báo do ông viết. Qua mỗi bài, người đọc đều nhận thấy được khí phách của nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng trong đó.
Hoàng Tích Chu (1897 - 1933) là một là nhà báo có đóng góp lớn trong việc cách tân báo chí VN đầu thế kỉ 20. Năm 1927, ông được mời làm chủ bút của Hà Thành ngọ báo. Đến năm 1929, ông tham gia vào việc xuất bản tờ tuần báo Đông Tây, ấn bản báo chí bán chạy nhất Bắc Kỳ thời gian sau đó. Tuy vậy, báo đã bị đóng cửa năm 1932 do chỉ trích chính quyền đương thời. Một năm sau Hoàng Tích Chu mất do bệnh nặng. Chỉ với 3 năm làm báo, ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử báo chí VN.
Hoàng Tích Chu (1897 - 1933) là một là nhà báo có đóng góp lớn trong việc cách tân báo chí VN đầu thế kỉ 20. Năm 1927, ông được mời làm chủ bút của Hà Thành ngọ báo. Đến năm 1929, ông tham gia vào việc xuất bản tờ tuần báo Đông Tây, ấn bản báo chí bán chạy nhất Bắc Kỳ thời gian sau đó. Tuy vậy, báo đã bị đóng cửa năm 1932 do chỉ trích chính quyền đương thời. Một năm sau Hoàng Tích Chu mất do bệnh nặng. Chỉ với 3 năm làm báo, ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử báo chí VN.
Lương Khắc Ninh (1862-1943) là một nhân vật hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực văn hóa ở Sài Gòn suốt từ năm 1900 cho đến những năm 1930. Trong tư cách một nhà báo, vào năm 1901 ông làm chủ bút cho tờ Nông cổ mín đàm, được xem là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng Quốc ngữ tại Việt Nam. Ông là một người có tư tưởng tiến bộ, với nhiều bài viết và diễn thuyết ủng hộ phong trào duy tân tự cường ở Việt Nam.
Lương Khắc Ninh (1862-1943) là một nhân vật hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực văn hóa ở Sài Gòn suốt từ năm 1900 cho đến những năm 1930. Trong tư cách một nhà báo, vào năm 1901 ông làm chủ bút cho tờ Nông cổ mín đàm, được xem là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng Quốc ngữ tại Việt Nam. Ông là một người có tư tưởng tiến bộ, với nhiều bài viết và diễn thuyết ủng hộ phong trào duy tân tự cường ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch, nhà chính trị Việt Nam đầu thế kỷ 20. Với chủ trương viết báo bằng tiếng Việt để người VN đầu thế kỷ 20 quen với chữ quốc ngữ, ông đã làm chủ bút nhiều tờ báo khác nhau và để lại nhiều bài luận thuyết và ký sự xuất sắc. Ngày nay, Nguyễn Văn Vĩnh được đánh giá là một học giả, nhà văn hoá lớn, có công hoàn thiện và phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời góp phần khai sinh văn học dịch và báo chí VN.
Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch, nhà chính trị Việt Nam đầu thế kỷ 20. Với chủ trương viết báo bằng tiếng Việt để người VN đầu thế kỷ 20 quen với chữ quốc ngữ, ông đã làm chủ bút nhiều tờ báo khác nhau và để lại nhiều bài luận thuyết và ký sự xuất sắc. Ngày nay, Nguyễn Văn Vĩnh được đánh giá là một học giả, nhà văn hoá lớn, có công hoàn thiện và phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời góp phần khai sinh văn học dịch và báo chí VN.
Ngô Tất Tố (1894 – 1954) không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Ông đã viết gần 1.500 bài cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh, trên nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại nổi bật. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn và nhạy, di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu quý giá về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Ngô Tất Tố (1894 – 1954) không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Ông đã viết gần 1.500 bài cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh, trên nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại nổi bật. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn và nhạy, di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu quý giá về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc gồm nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch… cùng hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc gồm nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch… cùng hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam.
Vũ Bằng (1913 –1984), tên thật Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của VN. Với sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký, ngay từ trong thập niên 1930 – 1940, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn. Sau 1954, ông đã vào Sài Gòn để làm báo và hoạt động tình báo. Với ngòi bút sắc sảo, ông đã để lại nhiều tác phẩnm văn học nổi tiếng như bút ký Miếng ngon Hà Nội, hồi ký Thương Nhớ Mười Hai…
Vũ Bằng (1913 –1984), tên thật Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của VN. Với sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký, ngay từ trong thập niên 1930 – 1940, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn. Sau 1954, ông đã vào Sài Gòn để làm báo và hoạt động tình báo. Với ngòi bút sắc sảo, ông đã để lại nhiều tác phẩnm văn học nổi tiếng như bút ký Miếng ngon Hà Nội, hồi ký Thương Nhớ Mười Hai…

GALLERY MỚI NHẤT