Chân dung 2 ứng viên bầu bổ sung vào HĐQT VietinBank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) vừa công bố tờ trình bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029 trong tài liệu ĐHĐCĐ bất thường sắp tới.

Theo đó, danh sách 2 ứng viên để bầu bổ sung vào HĐQT VietinBank 2024-2029 gồm ông Nguyễn Trần Mạnh Trung, Phó Tổng giám đốc VietinBank và ông Nguyễn Việt Dũng, Thư ký Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Được biết, ông Nguyễn Trần Mạng Trung (SN 1983) là Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng thuộc Học viện Ngân Hàng. Ông Trung gia nhập vào VietinBank từ tháng 9/2005 với chức vụ Nhân viên Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Từ tháng 5/2011 đến tháng 6/2011, ông Trung là Phó phòng Quản lý rủi ro và nợ CVĐ VietinBank.
Từ tháng 7/2011 đến tháng 5/2014, ông giữ chức Thư ký. Từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2014, ông là Quyền Trưởng phòng Quản lý hoạt động kinh doanh. Từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2015, ông là Phó Giám đốc khối kiêm Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp lớn.
Từ tháng 7/2015 đến tháng 5/2022, ông là Giám đốc VietinBank chi nhánh Hà Nội. Từ tháng 9/2022 đến nay là Phó Tổng giám đốc VietinBank. 
Chan dung 2 ung vien bau bo sung vao HDQT VietinBank
Ông Nguyễn Trần Mạng Trung 
Còn ông Nguyễn Việt Dũng (SN 1986) là Thạc sĩ Kinh tế Đại học Tổng hợp Bolton (Anh). Về quá trình công tác, từ tháng 2/2013 - 8/2014, ông Dũng là Chuyên viên phòng lãi suất thuộc Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tháng 9/2014-2/2016, ông là Thư ký Phó Thống đốc - Chuyên viên phòng Thư ký Ngân hàng Nhà nước. Từ tháng 2/2016 - 11/2020, ông là Thư ký Phó Thống đốc - Hàm Phó trưởng phòng. Từ 11/2020-2/2022, ông làm nhiệm vụ Thư ký Thống đốc - Hàm Phó trưởng phòng.
Từ tháng 3/2022 đến nay là Thư ký Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 
Chan dung 2 ung vien bau bo sung vao HDQT VietinBank-Hinh-2
Ông Nguyễn Việt Dũng  
VietinBank cũng vừa công bố chính thức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng từ 8-10%. Dư nợ tín dụng được thực hiện theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN phê duyệt và định hướng chính sách điều hành tín dụng của NHNN trong từng thời kỳ. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng dưới 1.8%.
Đồng thời, nguồn vốn huy động tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN.
Dựa trên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và huy động, VietinBank dự kiến lợi nhuận riêng lẻ trước thuế tăng 9% so với kết quả 2023, đạt 26.300 tỷ đồng trong năm 2024.
Kết thúc nửa đầu năm 2024, VietinBank đạt hơn 12.200 tỷ đồng lãi riêng lẻ trước thuế, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Ngân hàng thực hiện được hơn 46% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

VietinBank báo lãi quý 3 tăng so với cùng kỳ

(Kiến Thức) - Lợi nhuận quý 3 cũng như 9 tháng của VietinBank mặc dù tăng so với cùng kỳ song nợ xấu rất đáng quan ngại.

Lợi nhuận quý 3 tăng nhẹ, song lưu chuyển tiền thuần âm nặng
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) ghi nhận thu các nguồn thu đều tăng trưởng nhẹ, chỉ riêng hoạt động khác và mua bán chứng khoán đầu tư đi lùi.

Nghịch lý: Doanh nghiệp BĐS 'thừa tiền' cho CTCK vay hàng nghìn tỷ đồng

SIP là doanh nghiệp bất động sản công nghiệp nổi danh ở khu vực phía Nam, quỹ đất còn lại có thể cho thuê lên tới 1.070ha, cho phép doanh nghiệp này tạo ra dòng tiền 36.533 tỷ đồng trong 10 năm tới.

HĐQT CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities, CTS) vừa thông qua Nghị quyết vay vốn ngắn hạn tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) với giá trị vay tối đa 2.000 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản vay đang còn dư nợ).
SIP là doanh nghiệp bất động sản công nghiệp nổi danh ở khu vực phía Nam. Quỹ đất còn lại có thể cho thuê của SIP lên tới 1.070ha, cho phép doanh nghiệp này tạo ra dòng tiền 36.533 tỷ đồng trong 10 năm tới, theo báo cáo của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).
Các khu công nghiệp chính hiện nay của Đầu tư Sài Gòn VRG được đặt tại các tỉnh Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Đây đều là các địa phương thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, mở ra cơ hội tăng trưởng trong dài hạn đối với Đầu tư Sài Gòn VRG.
Nghich ly: Doanh nghiep BDS 'thua tien' cho CTCK vay hang nghin ty dong
VietinBank Securities muốn vay SIP số tiền 2.000 tỷ đồng. 
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, SIP thu về 186,7 tỷ đồng lãi tiền gửi và lãi cho vay. Ở hướng ngược lại, lãi tiền vay của SIP là 41 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, tổng dư nợ vay ngắn và dài hạn của SIP đạt 1.263 tỷ đồng, chủ yếu vay tại Vietcombank - Chi nhánh Thủ Đức (810,1 tỷ đồng), VietinBank - Chi nhánh Đông Sài Gòn (434,3 tỷ đồng) và các ngân hàng khác (18,9 tỷ đồng).
Tính đến ngày 30/9/2023, SIP có 3.420 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và 401 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, chiếm 18,7% tổng tài sản.
Bảng cân đối kế toán còn chỉ ra rằng, SIP còn ghi nhận khoản phải thu 712 tỷ đồng với Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS). Theo thuyết minh báo cáo tài chính của SIP, đây là khoản phải thu về cho vay tín chấp ngắn hạn, có lãi suất từ 6% - 7,3%/năm.
Doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp này còn cho vay CTCP Chứng khoán Cao Su, với số dư tại ngày 30/9 ở mức 2,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, SIP đã trích lập dự phòng toàn bộ đối với khoản cho vay này.
Mặt khác, tại thời điểm cuối quý 3/2023, SIP còn nắm giữ lượng lớn cổ phiếu CTCP Chứng khoán SSI (SSI), với giá gốc ở mức 21,2 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.