Chấn động vụ trộm “thế kỷ” bộ não của thiên tài Einstein

Chấn động vụ trộm “thế kỷ” bộ não của thiên tài Einstein

Chỉ vài tiếng sau khi thiên tài Einstein qua đời, bộ não của nhà khoa học này đã bị một bác sĩ đánh cắp tại Bệnh viện Princeton. Sau khi vụ việc bị phát hiện, thủ phạm khai nhận động cơ thực hiện hành động điên rồ.

Albert Einstein (14/3/1879 - 18/4/1955) là nhà vật lý có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. Ông có nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học, bao gồm thành tựu phát triển thuyết tương đối rộng, thuyết tương đối hẹp...  Thiên tài Einstein nhận giải Nobel Vật lý năm 1921 về hiệu ứng quang điện.
Albert Einstein (14/3/1879 - 18/4/1955) là nhà vật lý có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. Ông có nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học, bao gồm thành tựu phát triển thuyết tương đối rộng, thuyết tương đối hẹp... Thiên tài Einstein nhận giải Nobel Vật lý năm 1921 về hiệu ứng quang điện.
Vào ngày 18/4/1955, nhà bác học Einstein qua đời tại Bệnh viện Princeton, Mỹ do vỡ động mạch chủ, dẫn tới chảy máu trong. Sau đó, thi hài của ông được các bác sĩ khám nghiệm tử thi. Tiến sĩ Thomas Stoltz Harvey (10/10/1912 - 5/4/2007) là nhà nghiên cứu bệnh học và là người tham gia việc giải phẫu tử thi của nhà bác học lừng danh thế giới.
Vào ngày 18/4/1955, nhà bác học Einstein qua đời tại Bệnh viện Princeton, Mỹ do vỡ động mạch chủ, dẫn tới chảy máu trong. Sau đó, thi hài của ông được các bác sĩ khám nghiệm tử thi. Tiến sĩ Thomas Stoltz Harvey (10/10/1912 - 5/4/2007) là nhà nghiên cứu bệnh học và là người tham gia việc giải phẫu tử thi của nhà bác học lừng danh thế giới.
Trong quá trình khám nghiệm, ông Thomas đã bí mật tách riêng bộ não của Einstein ra khỏi cơ thể rồi mang về nhà mình mà không có sự cho phép của gia đình ông. Điều đáng nói là trước khi qua đời, nhà khoa học Einstein đã nói rằng không hề mong muốn rằng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của mình được đem ra nghiên cứu sau khi ông qua đời.
Trong quá trình khám nghiệm, ông Thomas đã bí mật tách riêng bộ não của Einstein ra khỏi cơ thể rồi mang về nhà mình mà không có sự cho phép của gia đình ông. Điều đáng nói là trước khi qua đời, nhà khoa học Einstein đã nói rằng không hề mong muốn rằng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của mình được đem ra nghiên cứu sau khi ông qua đời.
Bất chấp nguyện vọng của Einstein, Tiến sĩ Thomas đã đánh cắp bộ não của ông. Sau khi chia bộ não của Einstein thành 240 phần, chứa trong 2 lọ thủy tinh với dung dịch celloidin (một dạng cellulose nhưng ở thể cứng hơn), ông Thomas cất chúng dưới tầng hầm tại nhà riêng của mình.
Bất chấp nguyện vọng của Einstein, Tiến sĩ Thomas đã đánh cắp bộ não của ông. Sau khi chia bộ não của Einstein thành 240 phần, chứa trong 2 lọ thủy tinh với dung dịch celloidin (một dạng cellulose nhưng ở thể cứng hơn), ông Thomas cất chúng dưới tầng hầm tại nhà riêng của mình.
Trong lúc tổ chức tang lễ cho Einstein, gia đình của ông phát hiện thi hài của nhà khoa học thiên tài không nguyên vẹn. Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện thủ phạm là Tiến sĩ Thomas. Lý giải cho hành động điên rồ đó, Tiến sĩ Thomas nói rằng bản thân làm như vậy vì lợi ích của khoa học.
Trong lúc tổ chức tang lễ cho Einstein, gia đình của ông phát hiện thi hài của nhà khoa học thiên tài không nguyên vẹn. Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện thủ phạm là Tiến sĩ Thomas. Lý giải cho hành động điên rồ đó, Tiến sĩ Thomas nói rằng bản thân làm như vậy vì lợi ích của khoa học.
Tiến sĩ Thomas cầu xin Hans Albert - con trai của Einstein và cuối cùng được chấp thuận cho phép nghiên cứu não của nhà khoa học thiên tài nhưng với điều kiện là những nghiên cứu đó phải được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín.
Tiến sĩ Thomas cầu xin Hans Albert - con trai của Einstein và cuối cùng được chấp thuận cho phép nghiên cứu não của nhà khoa học thiên tài nhưng với điều kiện là những nghiên cứu đó phải được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín.
Sau khi gây ra vụ trộm rúng động trên, Tiến sĩ Thomas bị bệnh viện Princeton sa thải. Ông đã chuyển cho nhiều nhà nghiên cứu mẫu vật nghiên cứu bộ não của thiên tài Einstein khác người thường như thế nào. Trước khi qua đời năm 2007, ông Thomas quyết định hiến tặng toàn bộ phần não còn lại của Einstein cho Bảo tàng Y tế và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ.
Sau khi gây ra vụ trộm rúng động trên, Tiến sĩ Thomas bị bệnh viện Princeton sa thải. Ông đã chuyển cho nhiều nhà nghiên cứu mẫu vật nghiên cứu bộ não của thiên tài Einstein khác người thường như thế nào. Trước khi qua đời năm 2007, ông Thomas quyết định hiến tặng toàn bộ phần não còn lại của Einstein cho Bảo tàng Y tế và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ.
Năm 1985, nghiên cứu đầu tiên về bộ não bị đánh cắp của Einstein được công bố trên tạp chí Experimental Neurology. Trong đó, các nhà nghiên cứu tuyên bố bộ não của Einstein có sự khác biệt so với bộ não bình thường. Theo báo cáo, thiên tài Einstein có số lượng tế bào thần kinh đệm trên mức trung bình. Đặc biệt, phần não bên trái của ông có số tế bào thần kinh đệm nhiều hơn 73% so với não bình thường. Tế bào thần kinh đệm cố định noron thần kinh, giúp cung cấp nhiều oxy và dinh dưỡng hơn.
Năm 1985, nghiên cứu đầu tiên về bộ não bị đánh cắp của Einstein được công bố trên tạp chí Experimental Neurology. Trong đó, các nhà nghiên cứu tuyên bố bộ não của Einstein có sự khác biệt so với bộ não bình thường. Theo báo cáo, thiên tài Einstein có số lượng tế bào thần kinh đệm trên mức trung bình. Đặc biệt, phần não bên trái của ông có số tế bào thần kinh đệm nhiều hơn 73% so với não bình thường. Tế bào thần kinh đệm cố định noron thần kinh, giúp cung cấp nhiều oxy và dinh dưỡng hơn.
Năm 1996 khẳng định rằng những tế bào thần kinh trong não của Einstein được liên kết với nhau chặt chẽ hơn bình thường và do đó nó có thể xử lý thông tin nhanh hơn và mạnh hơn bình thường. Đến năm 1999, nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học McMaster ở Ontario (Canada) chỉ ra phần đỉnh bên trong nếp cuộn não ở trán thuộc thùy trán của bộ não Einstein đã bị khuyết. Họ cho rằng đây có thể là nguyên nhân giúp thiên tài này thành công ở nhiều lĩnh vực.
Năm 1996 khẳng định rằng những tế bào thần kinh trong não của Einstein được liên kết với nhau chặt chẽ hơn bình thường và do đó nó có thể xử lý thông tin nhanh hơn và mạnh hơn bình thường. Đến năm 1999, nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học McMaster ở Ontario (Canada) chỉ ra phần đỉnh bên trong nếp cuộn não ở trán thuộc thùy trán của bộ não Einstein đã bị khuyết. Họ cho rằng đây có thể là nguyên nhân giúp thiên tài này thành công ở nhiều lĩnh vực.
Theo một nghiên cứu được công năm 2012, các nhà khoa học phát hiện não của Einstein có thêm một rãnh ở thùy giữa trán, một khu vực liên quan đến việc lập kế hoạch và trí nhớ. Hầu hết mọi người chỉ có 3 vạch trong khi Einstein có đến 4.
Theo một nghiên cứu được công năm 2012, các nhà khoa học phát hiện não của Einstein có thêm một rãnh ở thùy giữa trán, một khu vực liên quan đến việc lập kế hoạch và trí nhớ. Hầu hết mọi người chỉ có 3 vạch trong khi Einstein có đến 4.
Mời độc giả xem video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT