Chấn động sử Việt: 6 người từ chối nhận bằng tiến sĩ

(Kiến Thức) - Ở Việt Nam ta vào thời hậu Lê có tới 6 người đã từ chối không nhận bằng tiến sĩ.

Trong lịch sử khoa bảng xưa nay, kể cả trong và ngoài nước, việc thi đỗ tiến sĩ nhưng không chịu nhận bằng do nhà nước cấp là một việc chưa từng có. Thế nhưng ở Việt Nam ta vào thời hậu Lê có tới 6 người đã từ chối không nhận bằng tiến sĩ.

Đệ tam giáp thì chưa hết sức học

Như chúng ta biết, thi cử ngày xưa rất khó khăn về nhiều mặt. Để có thể vượt qua kỳ thi Hương tiến đến thi Hội, thi Đình để đạt danh hiệu tiến sĩ, người đi thi phải nỗ lực học tập vượt bậc, tài học xuất chúng mới mong có cơ thi đỗ. 
Lịch sử khoa cử nước ta được bắt đầu vào tháng 2 năm Thái Ninh 4 (tháng 3 năm 1075) Lý Nhân Tông đã cho tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên, gọi là khoa thi tuyển Minh kinh bác học và Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh đỗ đầu và trở thành bậc khai khoa của các nhà khoa bảng nước ta. Khoa thi cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam là khoa Kỷ Mùi, Khải Định 4 (1919). 
Trải qua 183 khoa thi với 2898 người chiếm những học vị cao nhất thực sự là những người đã góp phần xây dựng nền văn hiến vẻ vang lâu đời của dân tộc Việt Nam. Họ đã để lại những tấm gương chói lọi, trong đó có 6 người thời hậu Lê không nhận đỗ tiến sĩ chỉ vì như lời Trịnh Thiết Trường đỗ khoa Nhâm Tuất (1442): “Ta muốn Đệ nhất giáp đề danh chứ Đệ tam giáp thì chưa hết sức học của ta”. Trường hợp 5 người còn lại cũng tương tự. 
Điều đáng kính phục nhất là cả 6 người này về sau đi thi lại vẫn đỗ tiến sĩ, chứng tỏ họ là những người có tài học xuất sắc, có bản lĩnh và tự tin dám khinh mạn cả danh hiệu cao quý như học vị tiến sĩ và coi khinh luôn kẻ cầm cân nảy mực đại diện quốc gia hạ bút đánh giá bài thi.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Thi Hương, thi Hội, thi Đình
Điều gì đã khiến 6 người này không nhận đỗ tiến sĩ? Đó là vì cách phân loại, chia tiến sĩ làm ba bậc cao thấp khác nhau. Như ta biết việc thi cử xưa kia chia làm ba kỳ, thi Hương- tổ chức cho một vùng rộng lớn gồm nhiều tỉnh và chia làm Tứ trường. Thí sinh có hạn định và trước khi được thi phải qua hai kỳ khảo hạch của các xã trưởng và của các quan huyện, châu để chứng tỏ học trò có đủ kiến thức để thi. Người thi đỗ loại trên gọi là hương cống, loại dưới gọi là sinh đồ (từ thời Minh Mạng về sau gọi là cử nhân và tú tài).
Thi Hội và thi Đình là kỳ thi quốc gia, tổ chức ở Kinh đô, chỉ những người đã đỗ Hương cống ở kỳ thi Hương và một số quan lại đặc biệt mới được vào thi Hội. Kỳ thi Hương năm Cảnh Trị 2 (1664), trường thi Hội đặt ở sân điện Giảng Võ - Thăng Long. Các quan làm việc ở trường thi từ giám khảo đến đăng lục (người viết lại đề thi) đều là các quan trong triều được chọn trong số các quan Đông các, Lục tự, Lục khoa, Hàn lâm viện... 
Thi Hội, thí sinh phải qua Tam trường, có đỗ kỳ thi trước mới được thi tiếp kỳ sau, đỗ cả tam trường gọi là trúng cách mới được vào thi Đình. Thi Đình được tổ chức ngay trong cung vua do đích thân vua ra đề thi. Đời Lê, thi Đình được tổ chức ở điện Kính Thiên. Đây là kỳ thi quan trọng nhất lấy đỗ tiến sĩ. Vua ngồi giữa điện Kính Thiên, chúa Trịnh ngự tọa bên tả vua, hai bên là các quan văn võ, đại thần hầu.
(còn nữa)

“Xót” tình kỹ nữ - tiến sĩ chấn động VN một thời

Sau một lần gặp gỡ trong đám hội, cô đào hát xinh đẹp chủ động tìm đến nhà trọ của chàng học trò nghèo. Họ đã tạo nên một câu chuyện tình lãng mạn nhưng cũng éo le bậc nhất trong tình sử nước Việt.

Tiết lộ thú vị về bia đá Tiến sĩ ở Văn Miếu

(Kiến Thức) - Ít người biết đá làm bia Tiến sĩ được vận chuyển từ đâu và con rùa mang ý nghĩa gì?

Du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (phố Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP Hà Nội) đều trầm trồ ngắm nhìn những tấm bia Tiến sĩ, gắn với con rùa bằng đá.

Đọc nhiều nhất

Tin mới