Cha mẹ ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới không làm điều này

Bố mẹ không làm 6 điều này, trẻ em ở Hà Lan trở thành những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới, theo CNBC.

Veronique van der Kleij là nhà tâm lý học trẻ em người Hà Lan. Trong 10 năm qua, cô đã làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại trường quốc tế Hague.
Từng làm việc với nhiều gia đình ở khắp Hà Lan, Kleij đã quan sát được vô số kiểu nuôi dạy con khác nhau thuộc nhiều nền văn hóa.
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, nhưng đáng chú ý là trẻ em Hà Lan thường xuyên được xếp hạng là những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới.
Điều này khiến Kleij suy nghĩ về việc liệu cha mẹ Hà Lan đã làm gì để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc và kiên cường hơn.
Dựa trên nghiên cứu của bản thân với tư cách là một nhà tâm lý học và kinh nghiệm nuôi dạy 2 cô con gái nhỏ, Kleij chỉ ra 6 điều mà cha mẹ Hà Lan không bao giờ làm với các con của mình.
Không chở con đến trường khi chúng có thể tự đi xe
Ở Hà Lan, xe đạp không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là một phần quan trọng trong cách nuôi dạy con cái.
Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được tập làm quen với xe đạp, chúng được ngồi phía trước và di chuyển trong mọi loại thời tiết (có đồ bảo hộ đầy đủ). Điều này sẽ dạy trẻ vượt qua khó khăn, không ngại đối mặt với thử thách.
Hơn thế nữa, xe đạp còn là bước đệm cho sự tự lập. Ở độ tuổi 9-10, nhiều trẻ được tin tưởng tự đạp xe đến xe đến trường hoặc đến thăm bạn bè. Sự tự do và tin tưởng này giúp trẻ sớm trưởng thành, độc lập, tự tin và biết làm chủ cuộc sống.
Không bao giờ quản lý con cái của mình
Một trong những điều ấn tượng nhất về cách nuôi dạy con cái của người Hà Lan chính là khuyến khích trẻ em chơi tự do, khám phá thế giới xung quanh mà không có sự giám sát quá chặt chẽ của cha mẹ.
Ở các sân chơi tại Hà Lan, hình ảnh quen thuộc là những đứa trẻ vui đùa, leo trèo, chạy nhảy mà cha mẹ chỉ ngồi trò chuyện thong thả trên ghế, thi thoảng dõi mắt theo con.
Điều này khiến nhiều cha mẹ đến từ các nền văn hóa khác, vốn quen với việc trông nom con cẩn thận, không khỏi ngạc nhiên.
Triết lý nuôi dạy con của người Hà Lan nhấn mạnh đến sự độc lập, khả năng tự chịu trách nhiệm và tinh thần vượt qua khó khăn của trẻ. Bằng cách cho con tự do chơi đùa, vấp ngã và tự đứng dậy, cha mẹ Hà Lan giúp con phát triển những kỹ năng sống quan trọng, học cách tin tưởng vào bản thân và đối mặt với thử thách.
Cha me o quoc gia hanh phuc nhat the gioi khong lam dieu nay
Các ông bố Hà Lan thường dành ít nhất một ngày trong tuần để ở bên con cái. Ảnh: Pexels. 
Không làm việc quá nhiều
Bí quyết hạnh phúc của người Hà Lan chính là triết lý cân bằng cuộc sống. Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy gần một nửa lực lượng lao động Hà Lan làm việc bán thời gian. Đặc biệt, các ông bố Hà Lan cũng dành ít nhất một ngày trong tuần - gọi là Papaday - để ở bên con cái.
Thời gian rảnh rỗi tại nhà không chỉ dành cho việc nghỉ ngơi, mà còn là cơ hội cho trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao. Sự gắn kết gia đình mạnh mẽ chính là nền tảng vững chắc cho nụ cười tỏa sáng của người Hà Lan.
Đây chính là bí quyết giúp trẻ em Hà Lan phát triển toàn diện trong môi trường hạnh phúc.
Không để con cái ăn riêng quá nhiều bữa
Các bậc cha mẹ Hà Lan luôn cố gắng duy trì bữa ăn có đầy đủ các thành viên trong gia đình. Đây là khoảng thời gian để các thành viên có thể kết nối và trò chuyện với nhau về một ngày làm việc.
Cảm giác được kết nối sẽ cải thiện sức khỏe tinh thần cho cả gia đình, nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc và cân bằng về mặt cảm xúc
Không bỏ qua sự ổn định
Một trong những điều đáng chú ý nhất trong cách nuôi dạy con cái của người Hà Lan chính là triết lý "rust, reinheid, regelmaat" (nghỉ ngơi, sạch sẽ và nề nếp - PV).
Trẻ em Hà Lan luôn được sắp xếp một lịch trình hàng ngày rõ ràng, đảm bảo giấc ngủ và ưu tiên sự ổn định.
Bằng cách tạo dựng một môi trường an toàn, ổn định và cân bằng những yếu tố này, cha mẹ sẽ góp phần nuôi dưỡng những đứa trẻ tự tin, khỏe mạnh và sẵn sàng cho cuộc sống nhiều thử thách.
Không phủ nhận ý kiến của con
Các bậc cha mẹ Hà Lan luôn muốn con cái cảm thấy được lắng nghe và công nhận. Ngay từ khi trẻ bắt đầu hiểu ngôn ngữ và giao tiếp, chúng đã được cha mẹ cho phép tham gia vào quá trình đưa ra quyết định.
Bằng cách này, trẻ em được học cách đàm phán, thiết lập ranh giới cá nhân ngay từ nhỏ. Khi được lắng nghe và tôn trọng, trẻ sẽ phát triển lòng tự trọng và tự tin.
Cha mẹ Hà Lan không ngại thảo luận những chủ đề nhạy cảm như tình dục, ma túy hay giới tính với con cái. Họ hiểu rằng sự chấp nhận và tôn trọng con người thật của con chính là điều cần thiết nhất để chúng trở thành những người lớn tự tin, hạnh phúc và cân bằng.

Sống hiếu đạo với cha mẹ, làm con nhất định phải nhớ 4 đều

Con cái đừng trách móc cha mẹ ốm đau rồi mình phải chăm sóc cha mẹ. Hãy nhớ rằng không có bậc làm cha mẹ nào muốn làm phiền đến con cả. Nhưng khi cha mẹ ốm thì dù phải bỏ cả việc bạn cũng nhất định phải về chăm sóc cha mẹ.

Sống hiếu đạo với cha mẹ, làm con nhất định phải nhớ 4 đều
1. Không oán trách cha mẹ nghèo

3 dấu hiệu cho thấy con cái bất hiếu, phúc đức tiêu tán sạch

Nếu trẻ có 3 biểu hiện sau đây rất có thể sau này sẽ không hiếu thảo, các bậc cha mẹ thông minh hãy lưu ý ngay khi có thể nhé.

3 dấu hiệu cho thấy con cái bất hiếu, phúc đức tiêu tán sạch

Thói mâu thuẫn với cha mẹ

Nhiều bậc cha mẹ rất cưng chiều con cái, lúc nào cũng không nỡ trách cứ con cái điều gì cả. Nhưng chính việc này dẫn đến đứa trẻ lớn lên với tính cách độc đoán, vất chấp. Khi cha mẹ không thể đáp ứng được yêu cầu của bản thân, con cái sẽ mâu thuẫn và trở nên bất hiếu với cha mẹ.

5 lời khuyên để hiếu kính cha mẹ già, giữ hạnh phúc cho cha mẹ

Ai cũng mong rằng cha mẹ mình được khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc trong những năm tháng sau này, có thể sống vô tư như những đứa trẻ.

5 lời khuyên để hiếu kính cha mẹ già, giữ hạnh phúc cho cha mẹ

Lời chào thường xuyên, như một bài tập hàng ngày đừng quên

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.