Cuốn sách “Cha mẹ mỉm cười, con hạnh phúc”. Ảnh: Thư viện Hà Nội. |
GS.TSKH Vũ Hoàng Linh: Mạnh dạn đặt nguyện vọng ở ngành phù hợp nhất
GS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) khuyên các thí sinh nên mạnh dạn đặt nguyện vọng ở ngành, trường yêu thích và phù hợp nhất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Sáng ngời trí tuệ lớn, nhân cách lớn
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách lớn. Những giá trị mà Tổng Bí thư để lại sẽ là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhìn nhận.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chiến sĩ cộng sản, nhà lãnh đạo kiệt xuất, trí tuệ, bản lĩnh, một nhân cách lớn. Những giá trị, phẩm chất và đóng góp to lớn mà Tổng Bí thư để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai.
- Chiều 19/7, đất nước ta đón nhận tin buồn khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Xin đại biểu chia sẻ cảm xúc của mình trước thông tin này?
Tôi và tôi tin cả trăm triệu người dân Việt Nam đều vô cùng đau buồn trước thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Đây là mất mát rất lớn đối với đất nước và Nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhân cách lớn, đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trong việc đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
Sự ra đi của Tổng Bí thư là tổn thất lớn lao cho đất nước. Hy vọng rằng đất nước chúng ta sẽ vượt qua đau thương, mất mát này, tiếp tục phát huy những giá trị và thành quả mà Tổng Bí thư để lại, đoàn kết vượt qua giai đoạn khó khăn.
- Là đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, từng có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc Tổng Bí thư, những ấn tượng của Tổng Bí thư đối với ông như thế nào?
Dù không có quá nhiều cơ hội được tiếp xúc lâu với Tổng Bí thư, nhưng qua những lần gặp gỡ, tôi thực sự cảm phục Tổng Bí thư ở nhiều phẩm chất tốt đẹp, đạo đức đặc biệt, tiêu biểu của con người Việt Nam.
Đầu tiên, dễ cảm nhận nhất là sự tận tâm và trách nhiệm tiêu biểu của một người cách mạng. Tổng Bí thư luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với công việc và nhiệm vụ được giao, cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp phát triển đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn được biết đến với tinh thần kiên định, quyết đoán trong việc thực hiện các chính sách và trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chính sự kiên định này giúp Tổng Bí thư dẫn dắt đất nước qua nhiều thử thách và nhận được sự tin yêu của toàn Đảng và toàn dân.
Phẩm chất liêm khiết và chính trực cũng là điều vô cùng đáng quý của Tổng Bí thư. Ông luôn sống giản dị, không màng quyền lợi cá nhân và luôn đề cao giá trị liêm khiết, trong sạch.
Tôi thực sự cảm động khi thấy hình ảnh Tổng Bí thư bình dị như bao người dân bình thường khác, ngồi gói bánh chưng dịp Tết cùng gia đình. Đây là phẩm chất quan trọng đối với một lãnh đạo, đặc biệt trong bối cảnh đất nước hiện nay.
Không chỉ vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là biểu trưng của trí tuệ và sự hiểu biết sâu rộng. Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử đất nước, Tổng Bí thư đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn tiêu biểu cho tinh thần đổi mới. Bên cạnh kiên định lý tưởng, Tổng Bí thư luôn cổ vũ cho những cải cách, đổi mới cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giúp đất nước hội nhập quốc tế.
Đặc biệt hơn cả, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với Nhân dân, từ đó có những quyết sách phù hợp, kịp thời. Điều này thể hiện rất rõ qua những đợt tiếp xúc cử tri và dịp Tết.
Do đó, người Hà Nội làm sao phải phát huy được truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; tập trung xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, xây dựng môi trường hòa bình ổn định là chức năng rất cơ bản của Thủ đô” và “Hà Nội phải thực sự phát triển, gương mẫu đi đầu, làm gương cho cả nước”.
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mất mát lớn của đất nước, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng. Nhưng tôi tin rằng, những giá trị và phẩm chất mà Tổng Bí thư để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai.
- Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm và có nhiều chỉ đạo sâu sắc về vấn đề phát triển nền văn hóa đất nước. Là Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội hiện tại, cũng là chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực văn hóa, ông suy nghĩ thế nào về những đóng góp của Tổng Bí thư đối với nền văn hóa nước nhà?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là người có tầm ảnh hưởng sâu rộng, mang tính dẫn dắt và định hướng cho lĩnh vực văn hóa. Sẽ không quá khi nói rằng, ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, với những đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy hội nhập với thế giới.
Mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và từ các phương tiện truyền thông mới tác động rất lớn đến đời sống văn hóa ở nước ta, kéo theo nhiều nguy cơ về: Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, lối sống hưởng thụ, văn hóa ngoại lai lấn át, các giá trị truyền thống bị phai nhạt, thương mại hóa văn hóa văn nghệ quá đà không tính đến lợi ích lâu dài… đã gây xói mòn những giá trị văn hóa dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đạo đức cộng đồng, cá nhân.
Tất cả đòi hỏi một định hướng phát triển văn hóa đúng đắn, rõ ràng để làm hệ điều tiết, dẫn dắt sự phát triển văn hóa, cũng như sự phát triển chung của đất nước.
Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện và vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở những vị trí quan trọng của đất nước thực sự rất có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa nước ta.
Là một học giả có sự hiểu biết sâu rộng về lý luận chính trị và văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết nhiều bài báo, tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng và văn hóa dân tộc.
Những tác phẩm này không chỉ thể hiện kiến thức uyên thâm, mà còn cho thấy sự trăn trở về con đường phát triển đất nước, làm sao để vừa giữ gìn được truyền thống dân tộc, vừa hội nhập, phát triển hiện đại.
Tinh thần “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, hay “văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. Văn hóa còn, dân tộc còn” đã thể hiện sâu sắc nhất mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vai trò dẫn dắt, điều tiết sự phát triển đất nước của văn hóa, cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị của văn hóa dân tộc.
Một trong những dấu mốc son cho sự phát triển văn hóa nước nhà là Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên nhiều thông điệp và thực sự truyền cảm hứng cho đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa nước nhà.
Hệ thống quan điểm về phát triển văn hóa và xây dựng con người của Tổng Bí thư được đúc kết trong các bài viết, bài phát biểu, thư…, được tập hợp trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, chắc chắn sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo, phát triển văn hóa trong giai đoạn sắp tới.
- Ông có thể chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lĩnh vực này?
Một kỷ niệm mà tôi nhớ và ấn tượng nhất là khi nói chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa đất nước trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV, đó là Tổng Bí thư nói rất nhiều đến việc phải chấn hưng văn hóa nước nhà, để những giá trị văn hóa của đất nước được bảo tồn, phát huy hơn nữa trong bối cảnh mới.
Tổng Bí thư rất trăn trở việc thiếu vắng những tác phẩm văn học, nghệ thuật thể hiện được tầm vóc của sự nghiệp Đổi mới đất nước. Đó là những trăn trở rất đáng suy nghĩ đối với những người làm công tác văn hóa.
Đúng là so với những thành tựu đất nước đã đạt được trong chính trị, kinh tế, xã hội, lĩnh vực văn hóa còn cần phải nỗ lực rất nhiều không chỉ để xứng đáng với công sức các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, tạo dựng nền móng cho xã hội hôm nay, mà còn xứng đáng với những thành tựu như Tổng Bí thư từng nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay”.
Trong khi đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, hệ điều tiết cho sự phát triển của đất nước. Thế hệ chúng ta hôm nay cần quyết tâm, hành động nhiều hơn để thực hiện thành công những căn dặn của Tổng Bí thư đối với công cuộc chấn hưng văn hóa nước nhà.
Nhân dân quyết tâm thực hiện di sản Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nói, di sản lớn nhất Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng thư để lại là chính cuộc đời Ông. Trí tuệ, nhân cách, lối sống… của Tổng Bí thư là ngọn đuốc soi đường thắp sáng niềm tin cho Nhân dân.
Trò chuyện với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, chia sẻ những tình cảm, nhận định của mình về di sản mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho Nhân dân.
Đi tiếp con đường Tổng Bí thư một đời tâm huyết
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói tại một hội nghị: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất. Thế nào là danh dự? Cao hơn tất cả, vật chất không là gì. Cái còn mãi với thời gian là danh dự, trọng liêm, trọng chính, trọng đức. Còn vật chất chỉ là phù vân, nó quý thì quý thật nhưng ông cha ta đã tổng kết, danh thơm thì còn mãi. Đừng ham chức tước, địa vị, vật chất, tiền tài lôi kéo đủ thứ, nhất là chúng ta có quyền lực trong tay, lắm kẻ mơn trớn, xu nịnh”. Đại biểu có suy nghĩ gì về lời dặn dò này?
Tôi nhớ đến câu ca dao rất quen thuộc của Việt Nam: “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Trong cuộc sống, vật chất luôn có sự hấp dẫn với con người và cũng phải có vật chất, con người mới tồn tại được. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vật chất, quyền lợi, thậm chí vì nó mà bỏ qua đạo đức, trách nhiệm thì lại là điều cần phê phán.
Ông cha ta cũng còn có một câu rất thấm thía: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, chỉ việc tạo dựng danh tiếng, thanh danh khó hơn rất nhiều so với việc làm mất uy tín, danh dự. Và đối với việc bị mất uy tín, danh dự, giá trị vật chất đánh đổi thật nhỏ bé.