Cha mẹ đại gia vẫn cho con đi làm kiếm từng đồng bạc lẻ

Cho trẻ đi làm thêm để hiểu rằng kiếm dược đồng tiền không hề dễ, muốn sinh tồn thì tất cả đều phải chăm chỉ lao động.

Cha mẹ đại gia vẫn cho con đi làm kiếm từng đồng bạc lẻ
Hè đến cũng là lúc thị trường việc làm bán thời gian ở Mỹ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Việc làm thêm không chỉ dành cho trẻ sinh ra trong gia đình thuộc tầng lớp lao động mà không ít cha mẹ giàu ở Mỹ cũng cho trẻ đi làm thêm với mức lương tối thiểu.
Christopher Natal, 23 tuổi, sống ở Brooklyn Heights, sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở Philadelphia, Mỹ nhưng vẫn đi làm thêm ở một cửa hàng bán giày dép.
Bố là cảnh sát trưởng, mẹ là quận trưởng, gia đình Natal không thiếu bất cứ thứ gì. Nhưng điều đó không có nghĩa là Natal dễ dàng có được mọi thứ mà cậu muốn.
“Bố mẹ cho tôi tất cả mọi thứ nhưng tôi phải làm việc để có nó”, Natal nói.
Natal bắt đầu đi làm thêm từ năm 17 tuổi và dùng số tiền kiếm được tự mua xe ô tô.
Cha me dai gia van cho con di lam kiem tung dong bac le
Christopher Natal tại cửa hàng giày dép nơi cậu làm thêm. 
Bố mẹ Natal trả chi phí học hành cho cậu tại Học viện nghệ thuật Philadelphia. Nhưng khi Natal muốn theo đuổi sự nghiệp thời trang ở New York, anh phải tự trang trải các chi phí. Natal đã xin vào làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng giày Nine West với mức lương tối thiếu.
Chuyên gia tư vấn tài chính cho các gia đình giàu, bà Susan Bruno cho rằng, sự cung phụng, cho đứa trẻ mọi thứ sẽ khiến chúng hư hỏng.
“Đó là quy luật tự nhiên. Nếu những đứa trẻ biết rằng chúng sẽ có một số tiền lớn mà không phải làm gì cả, chúng sẽ không có động lực để làm việc”, bà Susan nói.
Bà Susan cho biết, bà đã gặp nhiều trường hợp con chưa làm gì cha mẹ đã đưa hết tài sản cho chúng, khiến những đứa trẻ này không có tinh thần phấn đấu.
“Khi bạn đưa hết đặc quyền cho trẻ cũng là lúc bạn giết chết tinh thần phấn đấu của chúng. Không ít khách hàng bộc bạch với tôi rằng họ chưa bao giờ phải cố gắng hết mình bởi họ không phải làm vậy, tức đã có bố mẹ lo cho họ hết rồi”, bà Susan nói.
“Tình yêu khắc nghiệt là tình yêu tốt nhất”, luật sư Terry Solomon bày tỏ. Gia sản của bà Solomon đủ để hai con sống thoải mái nhưng bà quyết định rằng bà sẽ không chia cho các con cho đến khi chúng 40 tuổi.
“Tôi muốn các con phải tự thân vận động. Chúng cần phải tự hoàn thiện các kỹ năng và trải nghiệm để sống độc lập và cũng phải học cách làm từ thiện theo cách của chúng”, bà Solomon nói.
Bà Solomon, 57 tuổi, cũng đã từng đi làm thêm từ khi còn rất trẻ. Bà có công việc đầu tiên, là một bồi bàn, năm 17 tuổi.
Chị Gerstein để 3 con bán nước chanh kiếm tiền khi chúng muốn có tiền tiêu vặt. “Tôi muốn chúng hiểu được giá trị của từng đồng kiếm được. Các con tôi sẽ phải làm việc để có những thứ chúng muốn”, chị chia sẻ.
Sinh trưởng trong gia đình giàu có nhưng Emma Quinn lại thích sống bằng sức lao động của chính mình. Emma bắt đầu đi làm kiếm tiền từ năm 14 tuổi.
“Làm việc giúp tôi hiểu rằng cha mẹ đã phải cố gắng bao nhiêu để mang đến cuộc sống sung túc cho tôi. Bố mẹ tôi có tiền nhưng tôi luôn muốn kiếm tiền bằng đôi tay mình. Tôi không muốn sống dựa vào bố mẹ suốt đời”, Emma chia sẻ.
Nhờ kinh nghiệm làm thêm đủ các loại công việc từ năm 14 tuổi, ngay khi ra trường Emma đã xin được việc. Bố mẹ thừa khả năng cho Emma một cuộc sống đủ đầy nhưng cô gái trẻ quyết tâm tự kiếm tiền chi trả cho sinh hoạt của bản thân.

Loay hoay, hoang mang giữa “mê cung” dạy con

Giữa một rừng “phương pháp dạy con” được rộ lên như những trào lưu, mẹ Việt dường như đang lúng túng trong việc tìm ra một lối đi đúng cho việc giáo dục con trẻ.

Loay hoay, hoang mang giữa “mê cung” dạy con
“Tẩu hỏa” vì phương pháp giáo dục trẻ
Các bà mẹ giờ đây có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận các thông tin, kiến thức về nuôi dạy con từ các loại cẩm nang, sách báo, các khóa học nuôi con, và đặc biệt là kho thông tin vô tận từ internet. Điều này giúp cho các bà mẹ dễ dàng trở thành những “mẹ thông thái” với kiến thức nuôi dạy con phong phú, đa dạng học hỏi từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, đây là cái lợi, nhưng cũng là cái hại đối với những người làm mẹ. Nguồn thông tin ồ ạt từ khắp nơ dễ khiến mẹ “tẩu hỏa” vì áp dụng quá mức, hay áp dụng sai.

Những điều bố dạy con hiệu quả hơn mẹ

(Kiến Thức) - Không phải lúc nào ý kiến của mẹ cũng là số một. Có những điều bố dạy con hiệu quả hơn mẹ mà có thể bạn cần tham khảo.

Những điều bố dạy con hiệu quả hơn mẹ
Mẹ là người chăm bẵm bé từng chút một, “nâng như nâng trứng” từ khi lọt lòng, bản năng làm mẹ luôn muốn che chở và bảo vệ con mình mãi mãi. Nhưng thực tế, có những điều bố dạy con hiệu quả hơn mẹ, giúp con vượt qua tất cả mọi trở ngại để trưởng thành hơn.
Sự mạnh mẽ
Một trong những bài học quan trọng nhất bố nên dạy con đó là sự mạnh mẽ. Trong gia đình, với vai trò là trụ cột, bố sẽ là người truyền cảm hứng và động viên để con có thể trưởng thành cứng cáp hơn cả mặt tinh thần lẫn thể chất.
Nhung dieu bo day con hieu qua hon me
 Với sự mạnh mẽ, từng trải của người trụ cột trong gia đình, có những điều bố dạy con sẽ giúp con bước đi vững chãi trong cuộc sống. Ảnh: Tiền phong.
Sự tự lập
Một bài học cuộc sống tuyệt vời mà các ông bố dạy cho con đó là khả năng tự lập. Bố có thể dạy con những kỹ năng đơn giản như làm thế nào để tiết kiệm tiền, sửa chữa lốp xe và tự trả các hóa đơn...
Đơn giản hóa vấn đề
Không những thế, phụ nữ chú trọng vào cảm xúc nên hay nghiêm trọng hóa vấn đề, còn các ông chồng thường đơn giản hóa mọi việc và thể hiện sự lạc quan khi đối mặt với nó. Điều này sẽ ảnh hưởng tốt đến thái độ của con trước những rắc rối trong cuộc sống mà chúng gặp sau này.

Cách dạy con "chẳng ai giống ai" ở các nước trên thế giới

(Kiến Thức) - Các nước trên thế giới có những cách nuôi dạy con cái khác nhau, bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn thấy sự khác biệt ở một vài nước cụ thể.

Cách dạy con "chẳng ai giống ai" ở các nước trên thế giới
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi
Đan Mạch. Người dân ở Đan Mạch và các nước bán đảo Scandinavia tin rằng việc cho bé ngủ ngoài trời rất tốt (đây cũng là những nước có tỷ lệ tội phạm ít nhất thế giới). Một bà mẹ có thể để con ở ngoài trong chiếc xe nôi rồi vào quán cà phê hoặc đi mua sắm. Theo họ, mỗi ngày em bé nên được ngủ ngoài trời ít nhất một tiếng.  
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-2
 Pháp. Tác giả cuốn “Cách dạy con kiểu Pháp” đã nói rằng trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh hay giận dữ. Bà là người Mỹ và đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ngồi ăn ngoan ngoãn trên ghế. Chúng không la hét hay khóc nhè mà chậm rãi thưởng thức món ăn của mình. 
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-3
 Trung Quốc. Trong vòng 30 ngày từ khi sinh con, các bà mẹ Trung Quốc sẽ phải trải qua thời gian ở cữ cùng con trong một căn phòng ấm áp, kín đáo, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Người mẹ cũng không được phép tắm hay đi ra ngoài. Tuy nhiên, những bà mẹ hiện đại ngày nay đã dần bỏ qua tục lệ này bởi nó chẳng khác gì việc bị giam cầm.
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-4
 Nhật Bản. Trong khi các bà mẹ ở Mỹ có tục lệ cất giữ tóc con trong lần cắt đầu tiên thì các bà mẹ ở Nhật lại lưu giữ một thứ khác: dây rốn của trẻ mới sinh. Đây được coi là kỷ vật thiêng liêng và họ lưu giữ dây rốn trong một chiếc hộp, gọi là Kotobuki Bako. Từ “Kotobuki” trong tiếng Nhật có nghĩa là sự sinh sôi nảy nở và cũng là biểu tượng cho cho sự gắn bó bền lâu trong hôn nhân.
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-5
 Cộng hoà Dominica. Trái ngược hẳn với các bà mẹ ở Đan Mạch, ở Dominica, trẻ nhỏ hiếm khi được đưa ra khỏi nhà. Các bậc cha mẹ luôn cố gắng hạn chế để con tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài vì họ cho rằng điều này không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.