“Cha đẻ” tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc bị bắt

(Kiến Thức) - Tạp chí Boxun đưa tin, doanh nhân Xu Zengping, người vốn tự coi mình cha đẻ của tàu sân bay Liêu Ninh, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.

Tờ tạp chí có trụ sở Hồng Kông không nêu rõ tội trạng mà ông Xu phải chịu. Theo đó, Boxun trong bài viết của mình cho rằng, doanh nhân 62 tuổi đã “chọc giận” chính quyền Bắc Kinh khi liên tục rêu rao về những đóng góp của ông cho quân đội và công lao trong việc chế tạo tàu sân bay đầu tiên của nước này.
“Cha de” tau san bay dau tien cua Trung Quoc bi bat
 Doanh nhân Xu Zengpin.
Công ty của ông Xu là Chong Lot Travel Agency có trụ sở ở Ma Cao ban đầu đã bỏ 20 triệu USĐ để mua tàu sân bay cũ thời Liên Xô Varyag trong một cuộc đấu giá ở Ukraine vào tháng 4/1998. Công ty này còn chi khoảng 30 triệu USD để đưa con tàu này về tới Trung Quốc. Sau đó, Varyag đã được Quân đội Trung Quốc (PLA) cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh như bây giờ.
Trong khi ông Xu ban đầu tuyên bố trên báo giới rằng, ý định ông mua Varyag là để tân trang nó thành một sòng bạc nổi, phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nhiều báo đưa tin, đó chỉ là một cái cớ bởi vì PLA đã nhờ trung gian đặt vấn đề với ông Xu về việc mua con tàu này trong buổi đấu giá ở Ukraine năm đó.
Tạp chí Boxun viện dẫn tiếp rằng, sau thương vụ mua bán nổi tiếng đó, ông Xu đã “nhờ vả” các mối quan hệ thân thiết với PLA để vay hàng trăm triệu USD mua các căn biệt thự sang trọng và mở các nhà hàng ở Hồng Kông.
“Cha de” tau san bay dau tien cua Trung Quoc bi bat-Hinh-2
Tàu sân bay đầu tiên của Quân đội Trung Quốc mang tên Liêu Ninh.
Có tin đồn rằng, ông Xu đã bị bắt giữ và quản thúc tại gia nhiều tháng trời vào năm 2012, thời điểm trước sự kiện hạ thủy tàu sân bay Liêu Ninh. Sau khi được trả tự do, ông này đã quay trở lại Hồng Kông.
Tuy nhiên, thông qua mối quan hệ với con gái của một quan chức cấp cao trong chính phủ Trung Quốc, Xu đã chắc một chân trong Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đã quyết định bắt giữ ông Xu sau phát ngôn “mình là cha đẻ của tàu Liêu Ninh” của ông này trên phương tiện truyền thông tỉnh Sơn Đông.

Liêu Ninh xuống Biển Đông làm gì?

(Kiến Thức) - Hầu hết các chuyên gia nhận định, đây là một phần trong các kế hoạch (đã lên lịch trình trước đó) nhằm thử nghiệm tàu Liêu Ninh.

Cùng đồng tình với quan điểm trên, cựu tướng hải quân Trung Quốc là ông Zheng Ming chia sẻ, chuyến diễn tập lần này của Liêu Ninh thực ra nằm trong một chương trình phát triển gồm 3 bước nhằm nâng cao khả năng tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc. Lý giải về việc có tới 4 mẫu hạm khác cùng hộ tống tàu Liêu Ninh, cựu tướng này cho biết: “Việc này không chỉ đòi hỏi sự phối hợp về công nghệ (trong việc đảm bảo các con tàu này duy trì cùng một vận tốc) mà còn cả về mặt chiến thuật để đối phó với các mối đe dọa trên biển và trên không”.

Liêu Ninh "chạm trán" tàu sân bay Mỹ tại Biển Đông?

Mỹ triển khai 2 cụm tàu sân bay tới Biển Đông từ ngày 22/11; vài ngày trước khi Trung Quốc điều tàu Liêu Ninh tới vùng biển này.

Thời báo Hoàn Cầu vừa đưa tin, việc Bắc Kinh phái tàu sân bay Liêu Ninh với 4 chiến hạm hộ tống kéo xuống Biển Đông diễn tập đúng thời điểm công bố cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông chỉ là "một sự trùng hợp ngẫu nhiên" và dư luận bàn tán là không thể tránh?

Đáng lưu ý, từ ngày 22/11 Mỹ bắt đầu bố trí 2 cụm tàu sân bay của mình tới Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng rất có khả năng 2 cụm hàng không mẫu hạm này với cụm tàu Liêu Ninh không hẹn mà gặp, giáp mặt nhau ngay trên Biển Đông.

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, so với tàu sân bay Mỹ, cụm tàu Liêu Ninh còn rất yếu.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, so với tàu sân bay Mỹ, cụm tàu Liêu Ninh còn rất yếu.

Chiến lược phát triển tàu sân bay của Bắc Kinh không phải quá nhanh mà vừa do đường vừa tiến, tương lai 10 năm nữa trong lúc bối cảnh địa chính trị khu vực biến động liên tục thì tàu Liêu Ninh vẫn đang trong giai đoạn phát triển chứ chưa thể "phát huy uy lực", Thời báo Hoàn Cầu nhận xét.

Tờ báo cho rằng, tàu sân bay là lực lượng trọng yếu của quân đội Trung Quốc nhưng không phải toàn bộ. Trong thời gian nó chưa thể phát huy "uy lực", Bắc Kinh cần tập trung phát triển các vũ khí "sát thủ" khác như tên lửa chiến lược cả về số lượng và chất lượng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.