CEO Sông Hương Foods kể chuyện xuất khẩu cà pháo, mắm tôm

Sông Hương Foods xuất khẩu mắm tôm sang Nhật từ năm 2019. Một container 20 feet gồm 21 mặt hàng, trong đó có cà pháo mang thương hiệu Sông Hương Foods, sẽ sang Mỹ trong tháng 6.

Sau hơn 11 năm gắn bó với Thế giới Di động, anh Nguyễn Lê Quốc Tuấn tiếp quản Công ty Chế biến Thực phẩm Công nghệ Sông Hương (Sông Hương Foods) từ dì dượng và đóng vai trò là CEO.

Doanh nghiệp này có tuổi đời 26 năm, hiện có 35 sản phẩm, trong đó riêng cà pháo chiếm khoảng 25% tổng doanh thu của công ty. Sản phẩm mắm với câu hỏi thường gặp "có sạch không" của Sông Hương Foods đã xuất khẩu sang Nhật từ 2019 và tháng 6 tới, 21 dòng sản phẩm sẽ tới Mỹ.

CEO Song Huong Foods ke chuyen xuat khau ca phao, mam tom

Anh Nguyễn Lê Quốc Tuấn bên cạnh các sản phẩm của Sông Hương Foods. Ảnh: BSA

Anh Nguyễn Lê Quốc Tuấn chia sẻ với Người Đồng Hành về chuyện kinh doanh cà pháo, xuất khẩu mắm tôm sang Nhật Bản và cách quản trị doanh nghiệp.

- Anh đến vi Sông Hương Foods như thế nào?

- Tôi về Sông Hương Foods từ năm 2018, nhưng 2020 tôi mới chính thức điều hành công ty. Trước đó, tôi làm ở Thế giới Di động từ năm 2007 đến 2018 và quản lý một ngành hàng.

Trong thời gian đầu, tôi có khởi nghiệp ở một số lĩnh vực bởi bản thân tôi nghĩ, đã rời công ty cũ thì phải làm nhiều hơn, tốt hơn. Từ đỉnh dịch Covid-19 khi dì và dượng tôi chuyển đi Australia, tôi quyết định tập trung vào Sông Hương Foods.

Tôi nắm 25% cổ phần của công ty và là người duy nhất điều hành trực tiếp Sông Hương Foods. 

- Anh chuẩn bị những gì sau khi rời Thế giới Di động và vào làm việc tại Sông Hương Food?

- Sau nhiều năm làm việc tại Thế giới Di động, tôi học được cách hướng đến sự hài lòng của khách hàng. Tôi xây dựng Sông Hương Foods theo hướng tư nhân với quy định rõ ràng, có giá trị cốt lõi và lãnh đạo luôn làm gương.

Ở Sông Hương Foods, "làm đúng không sợ ai, làm sai phải chịu trách nhiệm" là kim chỉ nam cho sản xuất.

- Tiếp nhận và điều hành mt công ty thc phm, anh có gặp khó khăn không?

- Sông Hương là công ty gia đình nhưng có những kỷ luật riêng. Tôi quản lý theo kiểu không to tiếng. Với một người như vậy, chắc chắn tổ chức sẽ không sợ. Bản thân tôi cũng sợ ảnh hưởng đến tổ chức hơn 200 người. Trong Sông Hương, ai bao che cái sai là chắc chắn không tồn tại. Ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm nên mọi người sợ.

Ngày 1 và 15, tôi ăn chung với nhân viên. Thông điệp của tôi là công ty tôn trọng "miếng ăn của bạn" nên bạn phải tôn trọng "miếng ăn cho khách hàng". 

Ở Sông Hương, tôi thấy quản lý cứng không được và mềm cũng không được. Công ty thực phẩm có nhiều cái khó. Chẳng hạn ai đó để sợi tóc vào sản phẩm là có chuyện lớn. Làm thực phẩm khó như vậy nên phải vừa mềm, vừa cứng, vừa yêu thương. Lãnh đạo đối xử với nhân viênthế nào thì nhân viên sẽ đối xử với món ăn như thế và món ăn chính là để phục vụ khách hàng. Những người làm đúng sẽ không sợ vì họ đến đây được bảo vệ, được yêu thương.

Mắm tôm Việt sang Nhật, cà pháo sang Mỹ

- Anh từng nhc đến chuyn xut khu cà pháo đi M. Thương vụ này tiến trin ra sao?

- Một container 20 feet gồm 21 mặt hàng, trong đó có cà pháo mang thương hiệu Sông Hương Foods, sẽ sang Mỹ trong tháng 6. Để đến được với nước Mỹ, các mặt hàng vượt qua tiêu chuẩn FDA của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, tiêu chuẩn khắt khe về thực phẩm tại nước này. 

Tôi mong muốn Việt kiều có món ăn Việt và được mang từ Việt Nam sang. Tôi nỗ lực để không chỉ Việt kiều mà cả Hoa kiều, Nhật kiều cũng ăn món truyền thống Việt Nam. Trong đó, món tôi kỳ vọng nhất là món cà. Giống như Hàn Quốc có kim chi, Việt Nam có cà pháo.

Thế giới biết đến cà phê Việt Nam nhưng chưa biết đến cà pháo. Sông Hương Foods muốn người dân thế giới biết đến Việt Nam có cà pháo. Kim chi và cà pháo khẩu có những điểm chung nhưng vị khác nhau.

- Hoạt động kinh doanh cà pháo của công ty hiện nay ra sao?

- Tôi chưa có số liệu thống kê về thị phần nhưng sản phẩm của Sông Hương Foods phủ ở rất nhiều siêu thị. Công ty hiện chỉ cạnh tranh với hộ gia đình nhỏ lẻ, chợ dân sinh.

Năm ngoái, cà pháo mang lại doanh thu 30 tỷ đồng cho Sông Hương Foods, và chiếm khoảng 25% tổng doanh thu toàn công ty. So với cách đây 4 năm, con số gấp 5 lần.

Nhà máy của công ty tại huyện Bình Chánh, TP HCM, sản xuất ra 500.000 sản phẩm (hũ, lọ mắm, cà pháo...). Mỗi tháng hiện tại Sông Hương Foods tiêu thụ khoảng 2 tấn cà pháo từ Tây Ninh thông qua thương lái. Trước khi trở thành sản phẩm, những trái cà được lên men trong 21 ngày.

- Sông Hương Food cũng đang xuất khẩu mắm sang Nhật Bản?

Từ năm 2019, các món mắm đã sang Nhật Bản và mang thương hiệu Sông Hương Foods. Mắm thường mang theo sự nghi ngờ về vệ sinh an toàn thực phẩm, về mùi và nguyên liệu.

Bản thân tôi nhiều lần tặng bạn bè và nhận được các câu hỏi kiểu như "mắm có sạch không". Nhưng mắm của Sông Hương Foods đã vượt qua 187 tiêu chí để đến với xứ sở hoa anh đào được hơn ba năm.

Tôi thấy muốn để mọi người thấy thực phẩm an toàn, cần có giấy chứng nhận và cần xuất khẩu sang Nhật Bản, quốc gia đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe liên quan đến thực phẩm. Nói về mắm, mọi người thường nghĩ đến chuyện không an toàn, nên muốn mọi người tin thì phải có chứng nhận.

Do đó, chúng tôi đã xuất khẩu thành công sang Nhật Bản. Khi đã bán được cho Nhật Bản thì các sản phẩm của Sông Hương được chấp nhận tại các chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam. 

- Kế hoch xut khu trong năm nay như thế nào?

- Năm 2022, thị trường nội địa giảm và công ty đã có dự báo từ đầu năm. Tuy nhiên, doanh thu công ty sẽ không giảm vì xoay hướng xuất khẩu. Trong bối cảnh lương thực thế giới khan hiếm, nên các sản phẩm có lợi cho sức khỏe sẽ thuận lợi trong việc bán ra thế giới.

Sông Hương Foods dự định xây 2 nhà máy trong năm nay và năm sau vì hiện tại nhà máy ở Bình Chánh đã quá tải. Nhà máy ở An Giang với diện tích 11.000 m2 sẽ được xây dựng trong năm tới còn ở Củ Chi với 2.500 m2 sẽ khởi công trong năm nay. Khi hoàn thành, công suất tiêu thụ cà pháo có thể lên đến 5-7 tấn/ngày.

Nếu như xuất khẩu những năm trước chỉ chiếm 3-7% thì năm nay, công ty kỳ vọng con số lên 30%.

pháo "đắt"?

- Tại thị trường nội địa, cà pháo của Sông Hương bán gn 40.000 đồng/lọ, trong khi ngoài ch có 5.000 đng/phn, liệu có đắt không?

- Nhiều thực khách quen với việc ra chợ mua 5.000-10.000 đồng/phần cà pháo nhưng giá của Sông Hương Foods lên đến gần 40.000 đồng/hũ. Cà pháo của Sông Hương trải qua các công đoạn chế biến lên men 21 ngày. Qua công đoạn này, trái cà được chế biến an toàn, ngon sạch và giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng. Sự chênh lệch là do an toàn, sạch sẽ và tiện lợi mà Sông Hương Foods mang đến cho khách hàng.

Bên cạnh đó, xu hướng của bà nội chợ hiện nay là mua sản phẩm an toàn, tiện lợi để dành thời gian đi làm làm đẹp, cà phê... Chuyện mua cà pháo ở đây cũng giống như cơm bụi và cơm nhà hàng nhưng với hũ cà, giá tầm mấy chục ngàn đồng nên người mua dễ tiếp cận hơn.

Kim chi của Hàn Quốc ngày xưa cũng như vậy. Nhưng theo thời gian, xu hướng tiêu dùng, con người dần dần chuyển sang đi mua hơn để tiết kiệm thời gian và lựa chọn những công ty uy tín. Các sản phẩm an toàn, tiện lợi, ngon miệng sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng.

CEO Song Huong Foods ke chuyen xuat khau ca phao, mam tom-Hinh-2

Cà pháo xuất nhiều trong các bữa ăn của người Việt. Ảnh: Sông Hương Foods

- Ông bà ta đôi khi còn khuyên con cháu đừng ăn cà pháo vì có th gây nhức xương, nhc ngưi. Trong vai trò là ngưi sn xut, anh thy thế nào?

- Cà pháo là món người Việt ăn từ rất xa xưa. Nhắc đến cà pháo, nhiều người nhắc đến việc có thể bị loãng xương, nhức người.

Tôi đã thuê một đội ngũ dinh dưỡng để nghiên cứu sản phẩm. Sau khi sản phẩm được lên men, chúng tôi đã đem nghiên cứu, xét nghiệm trước khi bán ra thị trường.

Sau khi kiểm tra và biết rằng cà pháo lên men tốt, tôi làm tiếp hai việc. Bản thân tôi là người ăn chay và đã ăn cà pháo liên tiếp trong 60 ngày và ngày nào cũng ca bài "dù cơm hay cháo, có cà pháo bao ngon". Sau 60 ngày, tôi kiểm tra sức khỏe lại cho kết quả bình thường.

Người nghiên cứu chất dinh dưỡng là thầy Trịnh Khánh Sơn từ Đại học Công nghệ Thực phẩm. Cà pháo sống và chín có những chất khác nhau. Khi người tiêu dùng ăn sống thì dễ bị mỏi cơ nhưng khi cà lên men, chất có hại sẽ còn rất ít.

- Trong bi cnh ngưi nông dân còn bp bênh, đưc mùa mt giá thì ngưi trng cà pháo như thế nào?

- Khi làm việc với nông dân, chúng tôi sẽ nói cho họ biết là chúng tôi cần bao nhiêu. Khi chúng tôi đã cam kết với nông dân lấy số lượng nhất định thì sẽ không thay đổi, kể cả trường hợp tiêu thụ không hết, chúng tôi vẫn mua như đã hứa.

Làm việc với Sông Hương Foods, người nông dân sẽ có mức thu nhập ổn định với các tiêu chuẩn mà chúng tôi đề ra.

- Xin cảm ơn ông.

Chứng khoán ngày 15/6: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 15/6.
 

Khuyến nghị mua REE với giá mục tiêu 112.700 đồng/cp

Bank-chứng-thép bị bán mạnh, VN-Index vẫn tăng trên 3 điểm

(Vietnamdaily) - Thị trường có một phiên giao dịch giằng co khi rớt mạnh đầu phiên, rồi có lúc tăng hơn 12 điểm trước khi giảm lại 11 điểm ngay trước khi vào phiên ATC, bộ 3 'bank, chứng, thép' bị bán tháo mạnh.

Đóng cửa phiên giao dịch 14/6, VN-Index tăng 3,27 điểm (+0,27%) lên 1.230,31 điểm, HNX-Index tăng 1,71 điểm (+0,59%) đạt 290,08 điểm, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,1%) lên 90,62 điểm.

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.