CEO Nhật chê bai shipper Việt: Đừng ném đá Ken Hisada để bị coi... bất lịch sự!

(Kiến Thức) - Hành vi, thái độ của CEO Ken Hisada là đáng bị chê trách. Tuy nhiên, khi anh ta đã nhận ra sai lầm từ hành động đó đã xóa bài đăng và cài đặt trang cá nhân về chế độ riêng tư thì dư luận, nhất là người Việt Nam hãy rộng lượng bỏ qua.

Sự việc CEO Nhật - Ken Hisada chê shipper Việt "bẩn” khi xuất hiện tại quán cà phê làm nơi này mất đi sự sang trọng đang vấp phải sự phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng Việt Nam và Nhật Bản.
CEO của một công ty công nghệ tại Việt Nam - Ken Hisada đã viết lên Twitter cá nhân: "Starbucks ở Hà Nội gần đây ngày càng có nhiều tài xế Grabfood với bộ dạng bẩn thỉu lui tới. Định nghĩa không gian riêng tư mà Starbucks hướng tới đang dần bị phá vỡ, phía cửa hàng có lẽ nên xem lại thế nào đi thì hơn. Điều này làm cho việc thư giãn với xu hướng cao cấp đồng nhất trên toàn thế giới đang dần mất đi đấy".
Ngay khi dòng trạng thái này được chia sẻ đã bị dư luận chỉ trích gay gắt, Ken Hisada đã xóa bài đăng và cài đặt trang cá nhân về chế độ riêng tư. Tuy nhiên, cộng đồng mạng đã chụp ảnh màn hình và chia sẻ khắp mạng xã hội, thậm chí nhiều người yêu cầu tẩy chay công ty của CEO này.
CEO Nhat che bai shipper Viet: Dung nem da Ken Hisada de bi coi... bat lich su!
Bài đăng của nam CEO nhanh chóng vấp phải nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng và đã bị xóa bỏ sau đó. 
Nhìn nhận khách quan vụ việc trên, CEO người Nhật - Ken Hisada với tư cách là một khách hàng của quán cà phê có quyền bày tỏ suy nghĩ, nhận xét, đánh giá theo quan điểm cá nhân để góp ý cho quán cần có không gian riêng cho khách đến uống cà phê và khách mua mang đi. Tuy nhiên, với suy nghĩ miệt thị nghề shipper, khinh miệt người lao động thì khó có thể chấp nhận, nhất là khi đăng tải hình ảnh rõ mặt người shipper Việt lên mạng xã hội.
Không gian quán cà phê là không gian công cộng nơi được cho là bình đẳng với tất cả khách hàng. CEO trả tiền để ngồi quán thưởng thức đồ uống thì người shipper Việt cũng vậy. Ở nơi đây, nghề nghiệp, vị trí, giàu nghèo đều không phân biệt và không trở thành lý do để một khách hàng có thể miệt thị, đòi quyền xua đuổi những vị khách khác khi thấy họ kém sang, không cùng đẳng cấp. Ngay ông Scott Keller - Phó chủ tịch cấp cao kiêm nhà thiết kế và phát triển chuỗi cửa hàng Starbucks ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương khi nói trên tờ Retail in Asia cũng cho rằng, sẽ luôn cam kết tạo ra không ấm áp để chào đón tất cả mọi người và điều quán cà phê này hướng tới là xây dựng không gian cho tất cả mọi người, không quy định cá nhân nào có thể vào, cá nhân nào không.
Sự phân biệt đối xử của CEO Ken Hisada là vô lý và khiến số đông coi thường nhân cách của anh ta khi đưa ra nhận xét một con người “bẩn thỉu” chỉ vì bộ quần áo mà anh ta đang mặc và nghề mà anh ta đang làm.
Hành vi, thái độ của CEO Ken Hisada là đáng bị chê trách. Tuy nhiên, khi anh ta đã nhận ra sai lầm từ hành động đó đã xóa bài đăng và cài đặt trang cá nhân về chế độ riêng tư thì dư luận, nhất là người Việt Nam hãy rộng lượng bỏ qua. Chúng ta hãy thể hiện mình là những người Việt Nam lịch sự, với những hành vi coi thường người khác, có thể lên án, chê trách nhưng đừng quá đà, đừng quá khích phản ứng Hasida để rồi vô tình làm xấu hình ảnh con người và đất nước Việt Nam.
Trên mạng xã hội, nhiều người dù bức xúc trước thái độ khinh miệt người khác của CEO Ken Hisada nhưng cũng nêu ý kiến nên rộng lượng, tha thứ để người ta sửa chữa sai lầm. Bạn Trần Mạnh Hà, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội đã chia sẻ: “Dù rất bất bình với lời lẽ miệt thị Grab Shipper Việt nhưng suy cho cùng, đay nghiến lại vị CEO này chỉ cho thấy mình kém hơn. Rộng lượng bỏ qua để thấy người Việt luôn thiện chí, cởi mở, sẵn sàng bỏ qua nếu Hisada thấy được sai lầm của mình”.
Tương tự, nam sinh Đỗ Quý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói bày tỏ: “Tôi cho rằng sau khi nhận gạch đá từ cư dân mạng, cả cư dân mạng đồng hương của Ceo Hisada thì vị này cũng ngấm đòn rùi. Hãy lịch sự bỏ qua cho vị ấy”.
Là người từng sống tại Nhật Bản, anh Nguyễn Văn Hải (Hải Dương) chia sẻ rằng, với người Nhật, họ rất tôn trọng sự bình đẳng. Ngay từ nhỏ, trẻ em đều được cha mẹ, thầy giáo và xã hội dạy về sự bình đẳng giữa người với người, người với vật. Trẻ em cũng được khuyến khích đi bộ đến trường để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo. Ngay việc mặc đồng phục từ học sinh đến nhân viên, công chức cho thấy, họ không có khoảng cách về giàu nghèo, không phân biệt đối xử. Họ gìn giữ văn hóa xếp hàng trong sinh hoạt hàng ngày không ưu tiên ai dù đó là Thủ tướng hay Bộ trưởng nước này.
“Tôi luôn cho rằng đất nước Nhật, con người Nhật là tuyệt vời. Có lẽ vị CEO Nhật hàm hồ nhất thời”, anh Hải nói.
Người Việt luôn có lòng bao dung, rộng lượng tha thứ cho những sai lầm nếu người có hành vi không đúng nhận ra sự sai trái. Ngay cả pháp luật cũng có sự khoan hồng đối với những kẻ phạm tội, lầm lỡ để họ làm lại cuộc đời. Đó là tinh thần nhân đạo, bao dung vốn là truyền thống quý báu được gìn giữ phát huy qua nhiều thế hệ. Sống trên đời không ai không mắc những sai lầm và họ cần có cơ hội để sửa chữa. Khi chúng ta rộng lượng tha thứ cũng là khi chúng ta truyền đi những hình ảnh tốt đẹp về con người Việt Nam nhân ái đến bạn bè quốc tế.

CEO Nhật Bản chê bai shipper Việt chỉ vì trông 'bẩn bẩn', phá hỏng không khí Starbucks

Chính vì việc thể hiện thái độ của mình, nên bài viết của vị CEO người Nhật với nội dung coi thường shipper Việt trong cửa hàng Starbucks đã nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực của cộng đồng mạng.

Từ lâu lắm rồi, Nhật Bản luôn được mọi người trên thế giới đánh giá cao về cách hành xử văn minh trong đời sống, cho đến sự kỷ luật trong công việc. Ấy thế, có vẻ như câu nói 'ở đâu cũng có người này người kia' áp dụng đúng với cả xã hội Nhật vì thi thoảng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ: người Nhật cư xử tồi tệ, kém văn minh, thậm chí là coi thường người khác.

CEO Nhật Bản chê bai shipper Việt “bẩn“: Ai cho phép khinh miệt?

Nhiều dân mạng Nhật Bản bày tỏ sự bức xúc khi đọc được những lời của CEO Ken Hisada chê bai shipper Việt, cho rằng sự xuất hiện của họ làm quán cà phê mất đi sự sang trọng.

Ngày 13/6, nhiều diễn đàn mạng chia sẻ ảnh chụp bài đăng của nam CEO Nhật Bản đang làm việc tại Việt Nam tên Ken Hisada.

Đọc nhiều nhất

Tin mới