CEO Nguyễn Quốc Cường quay lại lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai sau 6 năm

Sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố, Quốc Cường Gia Lai đề nghị bầu bổ sung ông Nguyễn Quốc Cường làm Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.

CEO Nguyen Quoc Cuong quay lai lanh dao Quoc Cuong Gia Lai sau 6 nam
 Ông Nguyễn Quốc Cường quay lại làm lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai sau 6 năm. Ảnh: Hải An.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) vừa công bố nghị quyết thông qua nội dung bổ sung tờ trình ĐHĐCĐ thường niên 2024.
Trong đó, doanh nghiệp đề nghị bầu bổ sung ông Nguyễn Quốc Cường làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027. Đồng thời, miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với bà Nguyễn Thị Như Loan.
Bên cạnh đó, Quốc Cường Gia Lai cũng bổ nhiệm ông Cường làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật thay thế cho bà Loan.
Sau khi đại hội lần 1 tổ chức bất thành do không đủ tỷ lệ biểu quyết, Quốc Cường Gia Lai lên kế hoạch tổ chức đại hội lần 2 vào ngày 30/7 tới đây.
Hiện bà Nguyễn Thị Như Loan và gia đình nắm phần lớn cổ phần tại doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2023, bà Loan sở hữu gần 102 triệu cổ phiếu QCG, tương đương 37,05% vốn doanh nghiệp.
Trong khi đó, con trai và con gái bà Loan là ông Nguyễn Quốc Cường (hay còn được biết đến với biệt danh Cường Đô La) và bà Nguyễn Thị Ngọc My nắm lần lượt 537.500 cổ phiếu và 39,384 triệu cổ phiếu QCG. Nếu tính cả cổ phần của người liên quan, sở hữu của nhóm này chiếm 60% vốn doanh nghiệp.
Đây cũng là lý do phiên họp đại hội lần 1 của Quốc Cường Gia Lai không thể diễn ra vào cuối tháng 6 vì bà Loan và con gái đều vắng mặt với lý do cá nhân.
Động thái điều chỉnh bộ máy lãnh đạo diễn ra sau khi Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 19/7 về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bà Loan và Quốc Cường Gia Lai được xác định có liên quan tới vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số đơn vị liên quan, đặc biệt là dự án 39-39B Bến Vân Đồn.
Ông Nguyễn Quốc Cường (sinh năm 1982) có trình độ cử nhân quản trị kinh doanh. Giai đoạn 2004-2006, ông Cường là Phó giám đốc Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường (tiền thân của Quốc Cường Gia Lai). Đến năm 2006-2018, ông Cường là Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc và là người công bố thông tin tại Quốc Cường Gia Lai.
Sau khi từ nhiệm tất cả vị trí vào năm 2018, ông Cường thành lập CTCP Chánh Nghĩa Quốc Cường (nay là C - Holdings), hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, phát triển các dự án tại Bình Dương.

Doanh thu giảm 77%, Quốc Cường Gia Lai muốn bán 2 nhà máy điện

Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai vừa thông qua nghị quyết chuyển nhượng 2 nhà máy thủy điện, dự kiến thu về hơn 600 tỷ đồng.

Ngày 20/5 vừa qua, Hội đồng quản trị Công ty CP Quốc Cường Gia Lai thông qua việc chuyển nhượng dự án và các tài sản khác thuộc dự án Nhà máy Thủy điện IA Grai 2, Gia Lai của công ty và Nhà máy Thủy điện Ayun Trung, Gia Lai của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thủy điện Quốc Cường. Việc chuyển nhượng được thực hiện với mục đích tái cơ cấu đầu tư.
Hai nhà máy nêu trên đều do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thủy điện Quốc Cường - một công ty con của QCG làm chủ đầu tư.Trong đó, nhà máy thủy điện Ia Grai 2 nằm tại các xã la Tô, la Krái, la Grăng, la Khai (huyện la Grai, tỉnh Gia Lai) với công suất lắp máy 7,5 MW (gồm 2 tổ máy, công suất 3,75 MW/tổ máy).

Bán tài sản, Quốc Cường Gia Lai đang làm ăn sao?

Kết thúc quý I/2024, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận lợi nhuận ròng hợp nhất 651 triệu đồng, giảm hơn 28% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ xấp xỉ 1,4 tỷ đồng.

Hội đồng quản trị Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) - do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Chủ tịch - mẹ của ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) - đã ban hành nghị quyết thông qua việc chuyển nhượng dự án nhà máy thủy điện Ia Grai 2 và nhà máy thủy điện Ayun Trung nhằm tái cơ cấu đầu tư.
Trong đó, nhà máy thủy điện Ia Grai 2 nằm tại các xã la Tô, la Krái, la Grăng, la Khai (huyện la Grai, tỉnh Gia Lai) với công suất lắp máy 7,5 MW (gồm 2 tổ máy, công suất 3,75 MW/tổ máy). Giá trị chuyển nhượng khoảng 235 tỷ đồng. Điều kiện đi kèm là bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm sử dụng nguyên trạng lực lượng lao động của nhà máy tại thời điểm chuyển nhượng và đảm bảo quy định quyền lợi của người lao động.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.