Cây vải u hồng đặc biệt, từng giúp chủ kiếm 7 lượng vàng 1 vụ

“Chỉ một cây vải trong vườn vào mùa quả chín hái đi bán, số tiền thu được chồng tôi đem mua 7 lượng vàng”, bà Phạm Thị Hoa tiết lộ về cây vải u hồng đặc biệt của gia đình mình ngày trước.

Cây vải u hồng đặc biệt, từng giúp chủ kiếm 7 lượng vàng 1 vụ
Cuối tháng 5, trà vải thiều sớm bắt đầu vào vụ thu hoạch, bà Phạm Thị Hoa ở thôn Phúc Giới, xã Thanh Quang (Thanh Hà, Hải Dương) dẫn chúng tôi đi thăm vườn vải quả sai trĩu, chín đỏ của gia đình.
Vườn vải thiều nhà bà Hoa rộng 1,5 mẫu, trồng đủ các loại vải từ u trứng trắng, trứng gai đến vải u hồng và tàu lai. Hiện tại, vải bắt đầu cho thu hoạch, bà Hoa hái bán được hơn 1 tấn quả với giá dao động từ 70.000-90.000 đồng/kg. Năm ngoái, vườn vải này cho thu hơn 300 triệu đồng.
Chỉ vào cây vải u hồng ngay lối đi vào vườn, bà Hoa nói: “Cây này đã mấy chục năm tuổi. Còn cây vải cổ thụ khoảng 120 năm tuổi bị mối phải chặt bỏ”.
Cay vai u hong dac biet, tung giup chu kiem 7 luong vang 1 vu
Các giống vải sớm như u trứng trắng, u hồng, trứng gai... bắt đầu chín và cho thu hoạch (Ảnh: Thạch Thảo)
Bà nhớ lại ngày còn mới về làm dâu, bố mẹ chồng thường xuyên nhắc về nguồn gốc cây vải u hồng trong vườn nhà. Cây vải u hồng đầu tiên do cụ Lê Đình Thủy (đã mất) trồng. Trước đây, cụ thấy có cây vải mọc hoang nên đánh gốc mang về trồng lại được cây vải u hồng cho quả sai lúc lỉu.
Những năm 1980-1990, vải thiều đắt giá. Thời đó, vải đắt đỏ đến mức cứ "trồng một cây vải thu một cây vàng".
Tuy nhiên, cây vải u hồng trong vườn nhà bà Hoa thì thu được nhiều hơn thế. Bà nhớ có năm vải được mùa, riêng hái quả trên cây vải này đem bán, tiền thu về chồng bà đem đi mua được 7 lượng vàng. Đó cũng là năm thu được nhiều tiền nhất từ cây vải cổ thụ. Những năm sau, tiền bán vải cũng giúp gia đình mua được 2-3 lượng vàng.
Thời đó, cây vải trưởng thành cao khoảng 20m. Mỗi khi trèo lên cây hái quả mọi người đều phải buộc dây thừng quanh người vì sợ ngã. Vải hái được để vào thúng rồi thả dây xuống dần.
Từ những năm 1990, gia đình bà bắt đầu chiết cành nhân giống trồng nhiều vải u hồng trong vườn nhà hơn. Còn cây vải thiều cổ trước đó cụ Thuỷ trồng phải chặt bỏ do già cỗi, thân cây bị mối xông.
Cay vai u hong dac biet, tung giup chu kiem 7 luong vang 1 vu-Hinh-2
Gia đình bà Hoa từng sở hữu cây vải u hồng khoảng 120 năm tuổi, có năm tiền bán vải đem mua được 7 lượng vàng (Ảnh: Tâm An)
“Vải u hồng bây giờ trong nhà cũng trồng rất nhiều. Vào vụ quả chín luôn bán được giá cao”. Bà Hoa cho biết, vợ chồng bà có hơn 30 năm kinh nghiệm trồng và chăm sóc vải thiều, đặc biệt là vải u hồng nên mẫu mã quả luôn đẹp, chất lượng thơm ngọt. Nhờ đó, bà không phải đem ra chợ bán. Vải chủ yếu được khách về tận nhà mua làm quà biếu tặng.
Gia đình bà Phạm Thị Mịn ở Thanh Quang cũng sở hữu một cây vải u hồng hơn 100 tuổi. Cây này chính là cây thế hệ thứ hai xin được từ nhà cụ Thuỷ về trồng.
Chỉ vào gốc vải 3 người lớn ôm không xuể, bà Mịn cho biết, đến nay cây vải vẫn cho vài tạ quả đều đặn mỗi năm. Có những chùm vải còn nặng 1-2kg, quả chín ăn ngọt, hạt nhỏ xíu.
Cách đây khoảng 30 năm, cây vải u hồng trong vườn nhà bà Mịn cho sản lượng khoảng 5-6 tạ/vụ. Lái buôn tranh nhau đến tận nhà mua quả. Từ năm 1988-1990, tiền bán quả từ cây vải u hồng này gia đình bà thường mua được 2-3 lượng vàng/năm.
"Khi đó vải thiều rất hiếm. Đến mùa vải chín, thấy giá đắt như vậy, gia đình cũng không dám hái ăn nhiều mà để bán lấy tiền", bà nói.
Cay vai u hong dac biet, tung giup chu kiem 7 luong vang 1 vu-Hinh-3
Cây vải u hồng ở vườn nhà bà Mịn cũng đã 100 năm tuổi, nay vẫn cho những chùm quả sai trĩu cành (Ảnh: Thạch Thảo)
Từ năm 1994-2000, gia đình bà nhân giống và trồng hơn 1 mẫu u hồng. Giống vải này lúc đó cũng dần phổ biến. Nguồn cung nhiều, vải không còn khan hiếm nên giá hạ nhiệt. Song, gia đình bà vẫn thu được hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng vải u hồng, bà Mịn chia sẻ.
Từ thôn Phúc Giới, cây vải sớm u hồng bắt đầu được nhân rộng đi khắp vùng đất Thanh Quang sau lan ra huyện Thanh Hà. Nhất là năm 1994 trở lại đây, từ cây vải u hồng nông dân chiết, ghép cành thành các giống vải u gai, tàu lai như ngày nay.
Ở xã Thanh Quang còn có hàng chục cây vải u hồng trên dưới 100 tuổi. Những người sành ăn thường chọn quả ở những cây lâu năm để mua.
Vải u hồng là một trong những giống vải không chỉ được trồng phổ biến ở Hải Dương, Bắc Giang mà vài năm trở lại đây còn được trồng nhiều ở Đắk Lắk.
Đây là giống vải cho thu hoạch sớm hơn vải thiều nên giá bán tại vườn tương đối cao, dao động từ 30.000-60.000 đồng/kg. Trên thị trường, vải u hồng đầu mùa giá trên dưới 100.000 đồng/kg.
Hàng năm, người dân trồng vải u hồng ở Hải Dương và Bắc Giang có thể thu được cả 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ở Đắk Lắk nhiều nông dân trở thành tỷ phú nhờ trồng giống vải này.

Sang Pháp, Hà Lan, vải thiều Việt có giá đắt đỏ cỡ nào?

(Kiến Thức) - Giữa những ngày dịch COVID-19 bùng phát, vải thiều của Việt Nam tiếp tục có một mùa quả ngọt khi tình hình tiêu thụ vẫn rất khả quan tại nước ngoài.

Sang Pháp, Hà Lan, vải thiều Việt có giá đắt đỏ cỡ nào?
Sang Phap, Ha Lan, vai thieu Viet co gia dat do co nao?
 Nhằm quảng bá quả vải tươi của Việt Nam đến với người Hà Lan, ngày 19/6, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan đã phối hợp với Công ty LTP Import Export BV tổ chức Chương trình “Vietnam fresh golden lychees – Taste it, love it” tại siêu thị Thanh Hùng, thành phố Spijkenisse, Nam Hà Lan. Ảnh: MOIT.

Vải chín sớm còn chua... giá "chát" khách vẫn tới tấp đặt mua

Vải chín sớm đang được bán nhiều trên chợ mạng là giống vải được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên. Năm nay, giá vải tăng cao hơn so với năm ngoái.

Vải chín sớm còn chua... giá "chát" khách vẫn tới tấp đặt mua
Gần đây, vải chín sớm hay còn gọi vải U Hồng bắt được rao bán nhiều trên chợ mạng với giá từ 45.000 - 70.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo khảo sát của PV, tại các cửa hàng và chợ truyền thống ở TP HCM, vải chín sớm có giá dao động từ 100.000 - 120.000 đồng, gấp đôi năm ngoái.

Xe chở vải thiều ngập tràn quốc lộ mùa vụ tháng 7

Toàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay được mùa với khoảng 95.000 tấn vải thiều, tất cả được thương lái từ nhiều địa phương đến vận chuyển mang đi trong khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến tháng 7.

Xe chở vải thiều ngập tràn quốc lộ mùa vụ tháng 7

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7

Cuối tháng 6, đầu tháng 7 là thời điểm mùa vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chín rộ.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-2

Người dân trồng vải thiều ở Lục Ngạn năm nay lại thu hoạch ước tính gần trăm nghìn tấn. Vụ mùa thường diễn ra trong một tháng.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-3

Anh Hoàng Văn Thanh phấn khởi khi vải năm nay được mùa. Vườn nhà anh với 5ha, trồng vải theo tiêu chuẩn xuất Nhật Bản. Những ngày qua, anh và mọi người trong gia đình phải dậy sớm đi hái, vận chuyển đến giữa trưa để kịp sơ chế và đóng gói.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-4

Vải sau khi thu hoạch từ vườn tập trung chủ yếu tại phố Kim và thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn. Đây được coi như một địa điểm trung chuyển giúp thương lái tới lấy hàng và chở đi mọi miền.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-5

Quốc lộ 31 những ngày này ngập tràn sắc vải. Một phần vải thiều sẽ được bán ở trong nước thông qua các thương lái nhỏ lẻ. Số còn lại được tuyển chọn kỹ càng đưa đi xuất khẩu.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-6

Riêng vải xuất khẩu được thu gom trong kho lớn. Trước đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động giao thương, thu hoạch gặp không ít khó khăn, các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản đã phải tìm cách tháo gỡ.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-7

Năm nay, phía Trung Quốc thực hiện kiểm dịch rất gắt gao, gồm cả kiểm dịch thực vật và kiểm dịch Covid-19 dẫn đến chậm tiến độ thông quan tại cửa khẩu. Nước này không khống chế lượng hàng Việt Nam đưa sang bao nhiêu xe mà phụ thuộc vào năng lực kiểm dịch của cả hai bên.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-8

Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn, vụ vải thiều năm nay dự kiến sản lượng quả tươi đạt khoảng 95.000 tấn, trong đó, vải chín sớm khoảng 21.000 tấn, vải chính vụ khoảng 74.000 tấn. Tính trên tổng toàn tỉnh này ước đạt 180.000 tấn, trong đó, vải sớm khoảng 60.000 tấn, vải chính vụ khoảng 120.000 tấn.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-9

Những ngày này, cây cầu phao Tòng Lệnh bắc qua sông Lục Nam (xã Trường Giang, huyện Lục Nam) gánh hàng nghìn chiếc xe máy chở vải đi qua. Không khí khá nhộn nhịp, khẩn trương.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-10

Toàn huyện có khoảng 16.000ha vải thiều, trong đó, hơn 12.000ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu); gần 500ha xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, EU; 100% diện tích vải của huyện đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-11

Hiện giá bán vải ở Lục Ngạn khá cao và ổn định. Đến nay, huyện đã tiêu thụ hàng chục nghìn tấn, giá dao động từ 18.000 đến 35.000 đồng/kg, cao hơn so với năm 2021.

Võ Việt

Xe cho vai thieu ngap tran quoc lo mua vu thang 7-Hinh-12

Năm nay vải thiều được mùa trúng giá, một buổi sáng hái vải u hồng người trồng thu ngay 25 triệu đồng. Còn khoảng 40 tấn vải thiều muộn cách đây vài ngày đã có doanh nghiệp vào tận vườn bao mua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.