Cây trám “đẻ ra tiền” được “đại gia” Trung Quốc đặt mua liền 10 năm

Sở dĩ cây trám được cho rằng “đẻ ra tiền”  bởi đây là cây duy nhất trong vùng được thương lái Trung Quốc lùng mua và đặt cọc mua quả trong thời gian 10 năm liền với giá 200.000/kg quả, cao gấp 4 – 5 lần so với cây cùng loại.

Cây trám “đẻ ra tiền” được “đại gia” Trung Quốc đặt mua liền 10 năm
Chủ nhân của cây trám đặc biệt này chính là ông Hứa Văn Độ ở xóm Phai Kéo, bản Phai Lừa, xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan (Lạng Sơn).
Chủ nhân của cây trám đặc biệt này chính là ông Hứa Văn Độ ở xóm Phai Kéo, bản Phai Lừa, xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan (Lạng Sơn). 
Dẫn chúng tôi đến gốc cây trám cổ thụ nằm nép bên sườn đồi cao, ông Độ cho biết: “Cây trám đen của gia đình tôi đã được trồng từ cách đây 70 – 80 năm. Hồi còn nhỏ, tôi đã trông thấy cây trám to như thân người và vươn cao hàng chục mét”.
Nhìn bề ngoài, cây trám đen to bằng gần bằng 2 người ôm, cao chừng 20m và có tán xuê. Mỗi năm thu quả gia đình ông Độ phải thuê người trèo.
Theo ông Độ, nếu để ý kỹ bên ngoài sẽ thấy cây trám cổ thụ này có khác biệt hơn so với các cây trám khác trong vườn. “Thân của nó có màu sáng hơn, thẳng và trơn mượt hơn những cây khác. Những cây bên cạnh có thân sần sùi và cành lá sum suê hơn. Quả trám hơi tròn, có độ dài từ 1,5 – 2cm, trong khi hạt của cây này có hình trụ, tròn đều thì quả của những cây khác dài hơn, hạt “gầy” hơn và nhăn”, ông Độ cho biết thêm.
Cây trám có thân mượt, khó trèo, cành lá sum xuê và cao gần 20m.
 Cây trám có thân mượt, khó trèo, cành lá sum xuê và cao gần 20m.
Ngồi nghỉ dưới gốc cây ông Độ kể lại: “Mùa trám năm 2013, tự nhiên nhiều thương lái người Trung Quốc vào bản lùng mua trám. Nhưng đến vườn nào họ cũng không ưng. Đến khi lên đến vườn nhà tôi thì họ dừng lại dưới gốc cây trám đặc biệt này, xem xét kỹ, kiểm tra cây, lá, quả, hạt”.
“Khi phát hiện cây trám của gia đình tôi, họ đo kích thước quả, rồi bóc vỏ ra tiếp tục đo kích thước hạt. Khi đo xong thấy ai nấy đều gật gù vẻ ưng ý rồi họ ngỏ ý mua trám. Công việc đàm phán diễn ra nhanh chóng. Họ nói mua quả của cây trám này trong vòng ít nhất 10 năm với giá cố định 200.000/kg quả, đồng thời đặt cọc hẳn 10 triệu trước để làm tin. Từ đó đến nay mỗi năm dù có năm mất mùa chỉ được vài cân họ cũng lặn lội sang thu mua”.
Chuyện thương lái Trung Quốc sau khi khảo sát cả vùng Văn Quan và chỉ mua mỗi cây trám của gia đình ông Độ khiến cho nhiều trong vùng người tò mò. “Tôi cũng có hỏi dò họ là mua về làm gì, thì họ nói mua về tách lấy hạt để làm đồ trang sức. Cũng chẳng biết chắc chắn mục đích thu mua của họ, dù ít dù nhiều năm nào họ cũng sang thu quả cây trám này. Năm mất mùa có khi cây trám chỉ cho 1 – 2kg hạt nhưng họ vẫn lấy hết, năm nhiều thì 1,2 tạ. Họ dặn tôi không được lén mang đi bán ở ngoài. Vì trước đó do mưa bão, quả rụng lúc chưa chín hẳn, xót của tôi có nhặt mang ra chợ bán thì vài ngày sau họ điện lại bảo gom lại cho họ, không được mang ra chợ bán”, chủ nhân của cây trám kể lại.
Quả của cây trám này bán được giá thỏa thuận là 200.000/kg. Trong khi đó, giá trám thường chỉ bán được ở trong tỉnh với giá 30.000 – 40.000đ/kg, có năm được mùa giá trám thường giảm xuống còn 20.000 – 25.000đ/kg.
Ông Độ cho biết: “Đã có nhiều người vào trả sẽ thu mua 400.000 - 500.000/kg nhưng tôi cũng không bán vì hợp đồng thỏa thuận với thương lái Trung Quốc kéo dài 10 năm, đến năm 2023. Họ cũng đã đặt cọc 10 triệu để thu mua cây trám của gia đình trong 10 năm. Mỗi vụ thu mua họ không trừ dần số tiền đó mà hào phóng cho luôn tiền cọc, miễn là gia đình ông không được bán ra ngoài, kể cả quả rơi do mưa bão vẫn phải giữ lại cho họ”.

Đau lòng con đếm ngày bắt mẹ già trả tiền phụng dưỡng

Đau lòng con đếm ngày bắt mẹ già trả tiền phụng dưỡng
Người con trai cả mà cụ Thước dứt ruột đẻ ra đã đòi công nuôi dưỡng trong những ngày mẹ ở nhà mình. Điều đó khiến cho cụ Thước đắng lòng khóc không ra nước mắt.

Sinh con ra với mong muốn con mình trưởng thành, có thể nương tựa khi về già nhưng với cụ Nguyễn Thị Thước, sinh năm 1922 (ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc) lại chịu điều trớ trêu.

Con trai “tính tháng, tính ngày” nuôi mẹ


Cụ Thước sinh hạ được 5 người con ( 2 trai, 3 gái). Sau năm 1997, khi chồng cụ Thước mất, cụ về sống cùng với người con trai cả là Đỗ Xuân Thành. “Nói là ở cùng vậy nhưng tôi vẫn ăn riêng với gia đình của con. Mọi việc trong sinh hoạt cá nhân tôi đều tự làm lấy cả.

Chỉ ở gần con với mong muốn mình tuổi cao sức yếu nhỡ có mệnh hệ gì thì còn có người phát hiện kịp thời kẻo: Chết không ai biết chứ không phải vì muốn nhờ vả, làm phiền tới con cái, bắt chúng nó hầu hạ”, cụ Thước nói.

Cuộc sống cứ thế trôi đi cho đến một ngày năm 2005, trong nhà nổ ra cuộc cãi vã “mẹ chồng nàng dâu”. Ông Thành vì bênh vợ mà đã cãi lại lời mẹ, trong lúc tức giận cụ Thước có mắng ông Thành là: “Đồ bất hiếu” rồi đòi ra ở riêng.
1
Cụ Nguyễn Thị Thước

Chẳng biết vì tức với mẹ chuyện bị mắng là: “Đồ bất hiếu” hay sao mà ông Thành quay sang “cạn tình, cạn nghĩa” làm đơn kiện cụ Thước ra tòa và đòi công nuôi dưỡng trong những ngày cụ Thước sống cùng với vợ chồng ông.

Theo đó, tính từ năm 1997 đến năm 2005, ông đòi mỗi ngày cụ Thước phải trả cho ông tổng số tiền là hơn 146 triệu đồng.

Ông còn đòi tiền công trông nom nhà cửa, vườn tược của cha mẹ là 600.000 đồng/tháng kể từ năm 1997 đến ngày xét xử sơ thẩm, đòi trả tiền chặt cây gồm 3 cây trám, 3 cây sui, 3 bụi tre trị giá 10 triệu đồng.

Ngoài ra, ông cũng đòi bộ đỉnh đồng trị giá 4 triệu đồng mà cụ Thước đang dùng thờ cúng chồng và con trai út đã hy sinh.

Tuy nhiên, hành động bất hiếu đó của ông Thành đã bị cả hai cấp xét xử huyện Tam Đảo bác đơn và bị dư luận lên án về hành động của ông.

“Có chết mẹ vẫn thương con”

Sau khi con trai kiện cụ ra tòa, thấy hoàn cảnh đáng thương, năm 2005, chính quyền phải cấp cho cụ 100 m2 đất và xây tặng cụ ngôi nhà tình nghĩa. Nhờ thế, cụ mới có một ngôi nhà mới để hàng ngày thờ chồng, thờ con.

Gặp cụ Thước trong căn nhà tình thương, cụ chia sẻ: “Ở cái tuổi 93, không ngày nào tôi không khắc khoải về đứa con mà mình đã rứt ruột sinh ra. Lòng mẹ muốn bao dung mà lòng con thì lạnh lùng và đầy toan tính”.

Kể về người con trai cả của mình cụ Thước nghẹn ngào nói: “Gọi mẹ là mày xưng tao, rỉa rói mẹ già như thằng Thành trên đời này chắc chỉ có một.

Có hôm đứa cháu ngoại sang ăn cơm với tôi. Nó từ đâu đến hầm hè chửi bới rồi nhổ nước bọt vào mặt tôi… 2 lần đối diện với nó (ông Thành – PV) ở trên tòa, nó bảo: Tôi không còn mẹ nữa (!). Lúc ấy tôi thấy đau lòng hơn là giận nó.

Nhưng con mình mang nặng đẻ đau thì mình không thể chối bỏ và ghét nó được. Tôi vẫn thấy thương nó, chỉ vì lòng tham mà làm nó mất hết tính người. Nó như thế âu cũng là một phần lỗi của tôi không nuôi dạy nó biết được điều hay lẽ phải ở đời.

Vì chuyện này, họ tộc khuyên ngăn không được nên đã từ nó rồi. Nghĩ như vậy tôi lại càng thấy thương cho nó. Nó có thể nói không có tôi chứ với tôi thì…có chết mẹ vẫn thương con”.

Tôi buột miệng hỏi: “Nếu cụ mất, cụ có muốn ông Thành đến không?”, cụ Thước trả lời: “Chết rồi thì còn biết gì nữa nhưng nếu chẳng may nó đi trước tôi thì tôi sẽ ra ngoài đường để đưa nó”.

Nói rồi, cụ lại nhìn xa xăm: “Nhớ cái dạo nó bị phù, bụng to tướng, chân tay sưng vù. Tôi có đến thăm nó, trước mặt nó tôi cố bình tĩnh nhưng đêm về khóc ròng, lỡ nó làm sao thì khổ, con nó thì còn nhỏ dại.

Thấy người ta bảo phải chuyển nó đi bệnh viện ở Hà Nội. Tôi về bán hai chỉ vàng dành dụm phòng lúc tuổi già, đưa tiền cho vợ chồng nó đi chữa bệnh. Rồi tôi đi xem, về làm lễ mời thầy cúng giải vía cho nó. May mà lần đó nó tai qua nạn khỏi.

Tôi ở cái tuổi gần đất xa trời rồi, chẳng sống được bao lâu nữa. Gia đình lục đục khiến tôi buồn lắm, bây giờ chỉ mong sao nó biết hối cải đến xin lỗi tôi thì tôi sẽ xin họ hàng tha thứ cho nó và coi như chưa có chuyện gì xảy ra. Mẹ con vẫn đầm ấm hạnh phúc như trước kia thì tôi chết mới… nhắm mắt”.

Tuổi đã cao, lưng đã còng là thế nhưng cụ Thước vẫn tự làm những công việc như dắt trâu đi chăn, rồi nhổ cỏ, bóc đậu...  Cụ bảo: Ở một mình “cho thoải mái”, không muốn làm phiền đến con cái. Bọn chúng đã có gia đình còn nhiều thứ phải lo mà còn phải chăm mình nữa thì các cháu mình lấy gì mà ăn?.

Quả trám trị viêm họng, sâu răng, hóc xương cá

Quả trám trị viêm họng, sâu răng, hóc xương cá
Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc.

Trám có nhiều loài khác nhau: trám trắng, trám đen, trám hồng. Quả trám còn gọi thanh quả hay cảm lãm (fructus canarii), được thu hái khi chín; có thể dùng tươi hoặc đem muối, sau đó phơi khô, hoặc sấy khô để chế các món ăn, có lợi cho hầu họng.

Thành phần hóa học, quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu... và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo.
Qủa trám.
Qủa trám.

Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả xanh có tác dụng giải độc. Quả chín có tác dụng an thần, trị động kinh. Ngày dùng 6 - 12g, dưới dạng nhai nuốt nước, hoặc dạng nước sắc.

Một số cách trị bệnh từ quả trám:

Trị đau họng, sưng amidan, ho, miệng khô, khát nước:

Quả trám rửa sạch, bỏ hạt, nấu với nước, nấu 2 - 3 lần, mỗi lần đun sôi 1 giờ, để lắng, gạn bỏ cặn, lọc qua vải xô, cô thành cao 2:1, thêm đường đủ ngọt, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 5-10ml. Có thể uống nhiều ngày liền cho đến khi hết các triệu chứng.

Trị lỵ:

Quả trám tươi khoảng 90g, để nguyên hạt sắc với nước (2 - 3 lần), gộp dịch chiết, cô lại lấy cao, theo tỷ lệ 1:1, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Khi uống cần kiêng ăn các thứ tanh: cua, cá, lòng trắng trứng... Có thể uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

Trị đau nhức xương khớp:

Vỏ trám hồng, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, thái nhỏ, sắc nước uống, ngày 10 - 12g, chia 3 lần sau bữa ăn. Có thể thay vỏ bằng lá trám.

Trị đau răng, sâu răng:

Quả trám đốt thành than, tán bột mịn, trộn với một ít xạ hương, rồi bôi và xỉa vào chỗ răng đau. Hoặc lấy vỏ thân cây trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần. Có thể phối hợp với rễ chanh, rễ cây trẩu hoặc rễ cà dại.

Trị lở sơn:

Vỏ cây trám, cạo bỏ lớp bần, thái nhỏ, nấu nước tắm, ngày 2 lần.

Trị tràng nhạc (loa lịch):

Hạt trám, hạt gấc, vỏ quả mướp đắng, đốt thành than, tán bột mịn, trộn đều với dầu thực vật hoặc mỡ lợn, bôi vào chỗ đau.

Trị nứt nẻ kẽ ngón và gót chân khi trời rét:

Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.

Trị hóc xương cá:

Quả trám trắng hoặc trám đen, nhai giập nuốt dần lấy nước; hoặc lấy 5 quả trám, sắc lấy nước, ngậm và nuốt dần. Hoặc chỉ lấy phần thịt quả trám, giã nát, ép lấy nước, uống dần. Hoặc lấy hạt quả trám, đốt tồn tính, rễ cây đậu ván trắng, thái nhỏ. Cả hai tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 4 - 6g. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng với trường hợp bị hóc các xương cá nhỏ.

(Nguồn: Sức khỏe & Đời sống)
[links()]

Bí mật đằng sau lễ hội “trò nhại” Nõ Nường

(Kiến Thức) - Việc tôn vinh thờ cúng về vật linh nơi “sinh ra” con người hầu hết nhân loại đều có, nhưng riêng người Kinh Giao Chỉ mới có dòng lễ hội “Trò nhại”... 

Bí mật đằng sau lễ hội “trò nhại” Nõ Nường
Việc tôn vinh thờ cúng về vật linh nơi “sinh ra” con người hầu hết nhân loại đều có, nhưng riêng người Kinh Giao Chỉ mới có dòng lễ hội “Trò nhại” - nhại lại việc “lắp khít” nhau của Nõ Nường để sinh ra một đứa bé: Lấy đó làm bùa chú trừ đuổi tà ma, triệt tiêu hiểm họa bảo vệ sự yên bình cho xóm làng cùng mùa màng hoa trái gia súc. Vật linh này được thờ trong miếu Trò Trám, Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ), với bài Văn tế minh triết, ngợi ca vật linh là bậc Tổ phụ và Tổ mẫu. 
Vật linh có đầy đủ các "phép thần thông"

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.