Cây quý Việt Nam bị bán với giá bằng ổ bánh mỳ

Nhiều cây thuốc quý đang bị người dân các tỉnh Tây Nguyên vào rừng khai thác để bán lại cho thương lái xuất sang Trung Quốc với giá rẻ mạt.

Cây quý Việt Nam bị bán với giá bằng ổ bánh mỳ
Video thương lái Trung Quốc thu mua giun biển. Nguồn: VTV:
Từ nhiều ngày qua, người dân huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum kéo nhau vào rừng săn lùng cây lông cu ly để bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc. Trên tuyến đường NT18, nối từ Quốc lộ 14 vào khu vực cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi), cây lông cu ly được chất thành đống, trải phơi khô kéo dài hàng trăm mét.
Cay quy Viet Nam bi ban voi gia bang o banh my

Cây lông cu ly được chất đống tại đường NT18 trước khi thái lát phơi khô.

5 kg dược liệu = ổ bánh mì
Theo một thương lái tên Hoàng, trung bình mỗi ngày ông mua được khoảng 10 tấn lông cu ly. Sau khi phơi khô, thái lát, ông Hoàng cho xe chở qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc để bán lại cho thương lái Trung Quốc. “Giá mua là 2.000 đồng/kg. Tính ra, 5 kg chỉ bằng… một ổ bánh mì. Sau khi thái lát, phơi khô, tôi cho xe đưa lên cửa khẩu phía Bắc bán cho thương lái Trung Quốc với giá 14.000 đồng/kg” - ông Hoàng nói. Chị Lê Thị Tâm, một người được thương lái thuê phơi cây lông cu ly, cho biết: “Bà con ở đây chỉ biết cây lông cu ly là loại dược liệu để cầm máu thôi, chứ không biết họ mua để làm gì. Thấy dễ kiếm tiền nên nhiều người vào rừng chặt về bán”.
Ngoài cây lông cu ly, nhiều cây thuốc khác cũng bị người dân tận diệt để bán cho thương lái với giá rẻ mạt. Tại huyện Kon Rẫy và Đắk Glei (tỉnh Kon Tum), người dân vào rừng săn lùng cây huyết đằng (cây máu chó). Sau khi thu gom với giá 3.000 đồng/kg, các đầu nậu bán lại cho thương lái Trung Quốc với giá cao gấp 3 lần.
Tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum), thương lái lùng mua đinh lăng rừng (chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp), giá mua khô khoảng 800.000 đồng/kg. Riêng tại địa bàn huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, người dân vào rừng tìm chặt một loài cây dây leo, thường gọi là cây “rươi”, để bán cho thương lái với giá 3.500 đồng/kg.
Tự do tận diệt!
Dù dược liệu được mua với giá rất thấp nhưng do không có công ăn việc làm nên người dân đổ xô vào rừng khai thác cây thuốc. Đáng lưu tâm là vì dễ dàng kiếm tiền nên thời gian qua, nhiều học sinh ở các tỉnh Tây Nguyên bỏ học để vào rừng chặt phá các loại dược liệu. Em Ksor Tuyn (học lớp 9; ngụ xã Ia Rmọk, huyện Krông Pa) bỏ học từ nhiều ngày nay để vào rừng chặt cây “rươi” về bán. Mỗi ngày em “thu hoạch” khoảng 60 kg, bán được 200.000 đồng. “Đó là số tiền lớn với gia đình em. Số tiền kiếm được, em đưa cho mẹ mua gạo, chỉ lấy một ít mua bánh kẹo” - em Tuyn bộc bạch.
Vấn đề là trong khi các loài dược liệu đang bị tận diệt, chính quyền địa phương các cấp, cơ quan chức năng chưa ngó ngàng tới. Ông Ksor Run, Chủ tịch UBND xã Ia Rmọk, cho rằng việc người dân vào rừng chặt cây dược liệu về bán, chính quyền vẫn chưa nắm được. Còn theo Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Glei, cây máu chó được người dân khai thác trên địa bàn không thuộc danh mục cấm. Những hộ dân nhận khoán rừng có thể khai thác để kiếm thêm thu nhập.
Bà Nguyễn Thị Kim Hương, Trưởng Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, thừa nhận việc người dân vào rừng khai thác cây dược liệu là rất khó kiểm soát. “Ngành kiểm lâm không quản lý con người. Trong khi đó, việc khai thác cây dược liệu phần lớn do người dân ở địa phương khác đến khai thác, chặt phá” - bà Hương phân trần.
Nhiều loài thuốc quý
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Gia Lai, cho biết các lâm sản phụ mà người dân khai thác đều là những loài dược liệu, trong đó có một số dược liệu quý. Ví dụ như cây máu chó (hay huyết đằng, huyết rồng...) trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp, đau nhức; cây lông cu ly (còn gọi là cẩu tích) có tác dụng bổ dương, bổ thận, chữa xương cốt, thoái hóa cột sống, đau lưng...

Lật tẩy những mánh khoé thương lái TQ thu mua nông sản Việt

Những năm gần đây, nhiều mánh khoé của các thương lái Trung Quốc để thu mua nông sản Việt đã được vạch trần, nhưng bà con ta vẫn "sập bẫy".

Lật tẩy những mánh khoé thương lái TQ thu mua nông sản Việt
Lat tay nhung manh khoe thuong lai TQ thu mua nong san Viet
 Một trong những mánh khoé của thương lái Trung Quốc là thu mua các loại nông sản tưởng như không có giá trị như lá khoai lang, bông thanh long non, cau non, lá mãng cầu xiêm... với giá cao.

Nghi vấn thương lái Trung Quốc “giở trò” với sầu riêng non

Nhiều địa phương miền Nam đang xảy ra hiện tượng thương lái Trung Quốc ồ ạt mua sầu riêng non với mức giá cao gấp 3 lần để nhập sang Trung Quốc.

Nghi vấn thương lái Trung Quốc “giở trò” với sầu riêng non
Không ai biết họ nhập những thứ đó để làm gì, kể cả những thương lái người Việt Nam. Chỉ biết rằng, từng xảy ra chuyện sau khi thương lái Trung Quốc bỗng dưng biến mất thì người nông dân và thương lái Việt ôm trái đắng.
Đua nhau bán cả vườn

Kem siêu bẩn ra lò thế nào?

(Kiến Thức) - Hình ảnh trong những xưởng làm kem siêu bẩn khiến người xem phát hoảng.

Kem siêu bẩn ra lò thế nào?
Kem sieu ban ra lo the nao?
Kem là món giải khát được ưa chuộng trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên nhiều người sẽ phải "sốc" khi xem những hình ảnh về công nghệ làm kem siêu bẩn mà báo chí đã từng phanh phui. Những cây kem thành phẩm được chất thành đống, để trong rổ rá bẩn... tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Ảnh: ANTĐ.

Kem sieu ban ra lo the nao?-Hinh-2
Khu vực xưởng làm kem, những dụng cụ chế biến phụ gia làm kem siêu bẩn. Ảnh: VietQ.

Kem sieu ban ra lo the nao?-Hinh-3
Dụng cụ đựng nguyên liệu làm kem bẩn không kém, ruồi bu kín rất mất vệ sinh. Ảnh: ANTĐ.

Kem sieu ban ra lo the nao?-Hinh-4
Hàng loạt khuôn đựng kem bị gỉ sắt, ngả màu đen những vẫn được sử dụng để làm kem.

Kem sieu ban ra lo the nao?-Hinh-5
Phụ gia làm kem được đựng trong những xô sắt, chỉ cần với loại nước màu nâu đen như vậy sẽ có thể tạo ra hàng loạt cây kem vị socola thơm ngon thu hút khách hàng. Ảnh: ANTĐ.

Kem sieu ban ra lo the nao?-Hinh-6


Kem sieu ban ra lo the nao?-Hinh-7
Khu vực làm kem siêu bẩn, kem sau khi lấy từ luôn ra được chất vào các rổ tre không đảm bảo vệ sinh.

Kem sieu ban ra lo the nao?-Hinh-8


Kem sieu ban ra lo the nao?-Hinh-9
Xưởng làm kem ẩm thấp, bẩn thỉu. Ảnh: VietQ.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 26/3: Thủng mốc lịch sử?

Giá vàng hôm nay 26/3: Thủng mốc lịch sử?

Giá vàng hôm nay 26/3 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Lương hưu bình quân tăng bao nhiêu từ 1/7/2023?

Lương hưu bình quân tăng bao nhiêu từ 1/7/2023?

Bộ LĐTB&XH đề xuất điều chỉnh chung tăng lương hưu cho tất cả các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/7/2023, mức tăng cao nhất lên tới 20,8%.

Tin mới

Giá vàng hôm nay 10/01: Tiếp tục tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 10/01: Tiếp tục tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 10/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 09/01: Tiếp tục đà tăng?

Giá vàng hôm nay 09/01: Tiếp tục đà tăng?

Giá vàng hôm nay 09/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 08/01: Đảo chiều tăng dữ dội?

Giá vàng hôm nay 08/01: Đảo chiều tăng dữ dội?

Giá vàng hôm nay 08/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 07/01: Ồ ạt giảm mạnh?

Giá vàng hôm nay 07/01: Ồ ạt giảm mạnh?

Giá vàng hôm nay 07/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.