Cây kim cương - “mỏ vàng” có thật ngoài đời

Trước kia, cây kim cương thường chỉ được trồng làm cảnh. Trong vài năm trở lại đây, khi công dụng chữa bệnh của chúng được phát hiện, giá trị của cây đã tăng mạnh.

Cây kim cương - “mỏ vàng” có thật ngoài đời

Cây kim cương - chỉ nghe tên thôi đã thấy đắt đỏ, là một loài thực vật vô cùng giá trị và quý hiếm ở Việt Nam. Chúng còn có tên gọi khác là “lan gấm”, “lan kim tuyến”.

Cay kim cuong - “mo vang” co that ngoai doi
 

Giống cây này mọc trên đá, thân có đốt trông như ngỏ sen. Phần lá có nhiều đường vân đẹp mắt, khi có nắng chiếu vào sẽ óng ánh như kim cương. Tên gọi “cây kim cương” có lẽ cũng xuất phát từ đó.

Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy cây kim cương ở một số vùng núi tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Kon Tum, Gai Lai, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Bình Thuận và Lâm Đồng. Chúng vốn ưa ẩm và bóng râm, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Giống thực vật này cũng phân bố ở nhiều nơi thuộc phía Nam Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang…

Cay kim cuong - “mo vang” co that ngoai doi-Hinh-2
 

Trước kia, cây kim cương thường chỉ được trồng làm cảnh. Trong vài năm trở lại đây, khi công dụng chữa bệnh của chúng được phát hiện, giá trị của cây đã tăng mạnh. 

Theo Đông y, cây kim tuyến (lan gấm) có vị ngọt, hơi chát, tính mát. Có công dụng hạ sốt, làm mát máu, giảm đau cuống họng, chữa các bệnh viêm phế quản, trị lao phổi, tiêu hóa kém, v.v. 

Cay kim cuong - “mo vang” co that ngoai doi-Hinh-3
 

Trên thị trường Đông y Trung Quốc, giá lá kim cương tự nhiên phơi khô đã tăng vọt lên 3.600 NDT (12 triệu đồng)/kg, trong khi mức giá trước kia chỉ khoảng vài trăm NDT/kg. Không khó hiểu vì sao nhiều người coi chúng là “mỏ vàng” trong giới thực vật.

Vốn dĩ, cây kim cương có trữ lượng nhỏ ở Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, do bị khai thác ở nhiều nơi để bán sang Trung Quốc nên trữ lượng sụt giảm nhanh chóng. Tình trạng khan hàng khiến giá cây ở Việt Nam cũng tăng nhanh, dao động từ 2,5 - 5 triệu đồng/kg. Thậm chí, tình trạng khai thác ồ ạt đã khiến giống cây này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. 

Tại Trung Quốc, việc trồng và bảo vệ cây kim cương dần được quan tâm nhiều hơn. Tại một số khu vực đã hướng dẫn người dân hái chúng một cách hợp lý để đảm bảo môi trường sinh thái của chúng không bị hủy hoại.

Cây kim cương cạn kiệt vì bán cho Trung Quốc

Mùa săn lùng cây thuốc kim cương đã bắt đầu. Không khí ở các thôn, làng của huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đang nóng lên bởi người dân cơm đùm, gạo bới lên rừng mưu sinh.

Kim cương đã cạn kiệt

Mấy hôm nay, trời Kon Plông mưa xối xả, thế nhưng người dân các xã Hiếu, Pờ Ê, Măng Bút… vẫn dậy từ rất sớm để lên núi hái cây kim cương về bán. Nhà nhà, người người đều đi. Cái giá thương lái trả 1 triệu đồng/kg lá kim cương tươi và sẵn sàng đến tận bìa rừng để thu mua, trao “tiền tươi” đã khiến họ bất chấp tất cả...

Đổ xô vào rừng “trốc tận rễ” cây kim cương

Trong mấy tháng trở lại đây, nhiều người dân xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đổ xô vào rừng tìm cây kim cương sau khi phát hiện loài cây này mọc dọc theo các con suối và sông Đăk S’nghé.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.