“Cây gậy nhỏ” trên Biển Đông của TQ hiệu quả thế nào?

(Kiến Thức) - Với quy định mới, yêu sách mới, Trung Quốc tự bổ nhiệm mình trở thành "cảnh sát trưởng" trên gần như toàn bộ Biển Đông.

“Cây gậy nhỏ” trên Biển Đông của TQ hiệu quả thế nào?
Nhà báo Christopher Bodeen của hãng tin AP đã dùng những lời lẽ rất sắc sảo khi trong câu chuyện mới nhất về nỗ lực của Bắc Kinh để quản lý, khống chế các vùng biển xa. Ông viết, Bắc Kinh đang nỗ lực tăng “quyền trị an” trên Biển Đông. Đó là thuật ngữ chỉ việc cưỡng chế thực thi pháp luật của nhà nước (Trung Quốc) xa tới các ranh giới được mô tả trên bản đồ Trung Quốc, cụ thể, trong trường hợp này là hải đồ.
Cuối năm ngoái, cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam (dưới sự ủy quyền của chính quyền trung ương Trung Quốc) đã ban hành định chế đòi các ngư dân nước ngoài phải xin phép Bắc Kinh trước khi tiến hành đánh bắt cá trên một khu vực rộng lớn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bao gồm 2/3 Biển Đông.
Nếu vi phạm, các tàu cá nước ngoài sẽ bị trục xuất, tịch thu lợi phẩm và đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 82.600 USD. Thậm chí, các tàu cá cũng có thể bị tịch thu và  ngư dân nước ngoài sẽ bị truy tố trách nhiệm thể theo luật pháp Trung Quốc.
Tác giả Bill Gertz của tờ Free Beacon đã cung cấp một bản đồ mô tả khu vực chịu tác động bởi yêu sách của Trung Quốc - nằm trọn trong vùng biển thuộc đường chín đoạn mà Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi”. Câu chuyện này gợi nên một số suy nghĩ.
Một là, các quan sát viên khu vực và ngoài khu vực không nên bị sốc với diễn biến này. Tuyên bố của Trung Quốc đối với Biển Đông đã dần trở nên quyết đoán hơn trong những thập kỷ qua. Những cuộc đụng độ giữa các lực lượng hàng hải trong khu vực tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa vẫn tiếp diễn từ nhiều thập kỷ trước cho tới nay. Chỉ có nhịp độ là ngày càng tăng, ngày càng dồn dập. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng lưu ý, Bắc Kinh muốn sở hữu những gì họ tuyên bố họ muốn.
Tàu hải giám Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông.
 Tàu hải giám Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông.
Hai là, thuật ngữ “quyền trị an” của nhà báo Christopher Bodeen là hoàn toàn chuẩn xác, theo đúng nghĩa đen. Các luật gia định nghĩa “quyền trị an” bao gồm 2 phần. Đầu tiên, nó có nghĩa là thực thi pháp luật trên vùng lãnh thổ quốc gia. Thứ 2, nó cũng có nghĩa là đảm bảo các quyền và lợi ích (tính mạng, tài sản, phẩm hạnh…) cho người dân. Căn cứ vào đó dễ nhận thấy, các quy định mới (yêu sách mới) của Trung Quốc rơi vào nghĩa đầu tiên. Trung Quốc đang nỗ lực thực thi luật pháp của họ tại vùng biển và vùng hải đảo mà họ đơn phương tuyên bố chủ quyền bất chấp quan điểm của các láng giềng. Và nay họ bắt đầu sử dụng cả các biện pháp phi quân sự chứ không chỉ sức mạnh của quân đội. Điều này nhằm nhấn mạnh thông điệp, quyền tài phán của Trung Quốc là không tranh cãi, không gì có thể thách thức được và đây cũng chính là một phần của chiến lược “cây gậy nhỏ” Bắc Kinh áp dụng trên Biển Đông trong thời gian gần đây. Cảnh sát biển cũng như các công cụ thực thi pháp luật khác – có ưu thế vượt trội, áp đảo so với khả năng quân sự của các nước láng giềng trong khu vực - vừa có thể thể hiện, thực chất là loè bịp dư luận thế giới rằng “Trung Quốc đang duy trì trị an ở vùng biển chủ quyền của họ”, vừa giúp tránh bị bên ngoài chỉ trích là lấy mạnh hiếp yếu. Và đặc biệt là, nếu không ai đẩy lùi nó (ngư dân hoặc các tàu dân sự liệu có dám qua mặt cảnh sát biển Trung Quốc?), theo thời gian, họ sẽ thiết lập thành công một tiêu chuẩn, luật lệ mới.
Thứ 3, Trung Quốc muốn thách thức Mỹ liên quan đến tuyên bố và cam kết đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ trong khu vực (dù Bắc Kinh chưa từng công khai thừa nhận ý đồ thách thức của họ). Ngăn chặn tàu cá nước ngoài hay yêu cầu tàu cá nước ngoài phải báo cáo với Bắc Kinh trước khi tiến hành đánh bắt trong khu vực nghĩa là buộc các chính phủ nước họ phải chấp nhận luật lệ nội địa của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh, rõ ràng, đang nỗ lực thiết lập các quy tắc chi phối, khống chế việc ra vào vùng biển mà họ cho là của họ và buộc mọi người phải tuân theo.
Thứ 4, Biển Đông là một khu vực quá rộng lớn đối với bất cứ lực lượng cảnh sát biển nào. Liệu Trung Quốc có đủ cảnh sát biển để khống chế, kiểm soát những gì diễn ra trong 2/3 vùng Biển Đông và “đi tóm” những đối tượng bất chấp luật lệ nước này áp đặt. Bắc Kinh có thể khoe khoang họ có đủ lực lượng cảnh sát biển nhưng điều đó khó lòng thuyết phục. Vậy điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là quân đội Trung Quốc sẽ vào cuộc, thực thi pháp luật và bảo vệ luật lệ mà Bắc Kinh áp đặt đối với khu vực. Đây chính là sự kết hợp của chiến thuật “cây gậy nhỏ” (cảnh sát biển và các biện pháp phi quân sự) và “cây gây lớn” (các biện pháp quân sự mà quân đội Trung Quốc nắm giữ) để khẳng định tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc tại Biển Đông.

ASEAN “xới” lại vấn đề tranh chấp Biển Đông

ASEAN “xới” lại vấn đề tranh chấp Biển Đông
Lãnh đạo các nước thành viên ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Brunei.
 Lãnh đạo các nước thành viên ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Brunei.

Các tranh luận tại hội nghị không chỉ dừng lại ở nguyên tắc hoạt động  của ASEAN, trong đó có sự đồng thuận giữa 10 quốc gia thành viên, mà còn tập trung vào căng thẳng leo thang Trung Quốc-Mỹ, hai cường quốc  chính đang cạnh tranh gay gắt để chiếm “thế thượng phong” trên bàn cờ chiến lược Đông Nam Á.

Philippines tăng quân tới quần đảo tranh chấp trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Một quan chức cấp cao Philippines cho biết, quân đội nước này đã triển khai thêm lính phòng không tới đảo Thị Tứ thuộc quần đảo đang tranh chấp trên Biển Đông.

Philippines tăng quân tới quần đảo tranh chấp trên Biển Đông
Tờ Philippine Star có trụ sở tại Manila dẫn lời Thị trưởng của nhóm đảo Kalayaan, Eugenio Bito-onon Jr cho biết, Bộ Tư lệnh Các lực lượng vũ trang miền Tây của nước này đã gửi thêm các sĩ quan Không quân tới đảo Thị Tứ thuộc quần đảo tranh chấp trên Biển Đông.

Nhân vật số hai rời vũ đài chính trị Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Nhằm tránh kết cục bi thảm giống như Jang Song-thaek, nhân vật thứ hai mới nổi ở Triều Tiên là Choe Ryong-hae đã tự nguyện lùi bước.

Nhân vật số hai rời vũ đài chính trị Triều Tiên?
Tờ Rodong Sinmun - Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên từng đưa tin, nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un chủ trì buổi họp toàn quân nhân dịp đầu năm mới nhằm nhấn mạnh những mục tiêu và nhiệm vụ được vạch ra cho quân đội trong năm 2014.
Các quan chức cấp cao trong hàng ngũ lực lượng vũ trang tham dự sự kiện này gồm có Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang nhân dân là ông Jang Jong-nam, Tổng tham mưu trưởng ông Ri Yong-gil. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Choe đã không thấy xuất hiện ở hội nghị.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.