Cầu vượt đường sắt “kỳ lạ” ở Thanh Hóa: Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý

(Kiến Thức) - Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải để xem xét, xử lý theo thẩm quyền về thông tin báo chí phản ánh liên quan đến việc đầu tư xây dựng cầu vượt đường sắt “kỳ lạ” ở Thanh Hóa.

Thông tin mới nhất liên quan cây cầu vượt đường sắt “kỳ lạ” ở Thanh Hóa, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 8257 gửi Bộ Giao thông vận tải để xem xét, xử lý theo thẩm quyền về thông tin báo chí phản ánh.
Theo thông tin báo chí phản ánh liên quan đến việc đầu tư xây dựng cầu vượt đường sắt dành cho người đi bộ để đóng chắn đường ngang Quốc lộ 217 (xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) chưa phù hợp, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn.
Cau vuot duong sat “ky la” o Thanh Hoa: Pho Thu tuong yeu cau xu ly
 Cây cầu vượt đường sắt dành cho người đi bộ được dư luận cho là "kỳ lạ". Ảnh: DoisongVietnam.
Dư luận cho rằng, đây là dự án lãng phí, phản cảm và không phù khi mà ngay giữa vùng nông nghiệp nghèo và trong điều kiện ngân sách “giật gấu, vá vai” lại xây một cây cầu không có nhiều giá trị sử dụng.
Cây cầu nêu trên thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình cầu vượt tại nút giao tuyến đường Bỉm Sơn - phố Cát, Thạch Quảng và QL1A, đường sắt Bắc - Nam (Thanh Hóa); sử dụng vốn dư của dự án QL1A.
Tổng vốn đầu tư của toàn bộ dự án là 226 tỷ đồng (bao gồm cầu vượt đường sắt cho xe cơ giới và cầu thép vượt đường sắt dành cho người đi bộ).
Sau khi hoàn thành thiết kế thì dự án này còn dư 40 tỷ đồng. Riêng cây cầu vượt đường sắt cho người đi bộ có kinh phí 2 tỷ đồng. Cầu được Bộ GTVT chấp thuận chủ trương từ năm 2017, đến đầu năm 2018, cây cầu được xây dựng với thiết kế 2 hệ cầu thang từ lối đi dân sinh sang QL1A.
Người dân cho rằng, việc xây cầu vượt bộ hành để đóng chắn đường ngang QL217 qua xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn gây nên những bất cập cho người dân và cấp quản lý.
Bởi khi thực hiện xây cầu vượt cho ô tô, xe máy lẽ ra phải làm ở khu vực nút giao chuẩn bị đóng, nhưng không hiểu lý do gì lại chuyển xuống cách cầu vượt dành cho người đi bộ khoảng 500 mét. Việc xây dựng hai cây cầu vượt cách xa nhau gây bất cập cho người dân vì hai bên đường sắt có nhiều trường học, trạm xá, uỷ ban.

TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép xây cầu vượt theo lệnh khẩn cấp

Nếu được Thủ tướng đồng ý thì cây cầu vượt có thể hoàn thành ngay trong năm nay, vì thời gian thi công chỉ khoảng 6 tháng.

Cụ thể cây cầu vượt này sẽ nằm tại ngã 6 công trường Dân Chủ. Theo thiết kế, cầu dài khoảng 270m, mỗi làn rộng 6,5m, hướng từ đường Võ Thị Sáu, qua vòng xoay để tới đường 3/2. Dự kiến công trình này sẽ cho cả ô tô và xe máy lưu thông.

Cầu vượt cửa ngõ Tân Sơn Nhất trước ngày khánh thành

Cây cầu vượt chữ Y trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất và nhánh cầu vượt vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đang thi công những hạng mục cuối cùng để đưa vào sử dụng đầu tháng 7.

Cau vuot cua ngo Tan Son Nhat truoc ngay khanh thanh
Cầu vượt tại nút giao thông Trường Sơn - Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (quận Tân Bình, TP.HCM) được khởi công xây dựng từ tháng 2. Công trình nhằm giải quyết ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng trước cổng ra vào sân bay Tân Sơn Nhất. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.