Câu nói: "Tai to ắt có phúc, mắt lé tâm có độc" có chính xác?

Tục ngữ của người xưa để lại về cách nhìn người đều đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn mà họ đã từng trải qua.

Câu nói: "Tai to ắt có phúc, mắt lé tâm có độc" có chính xác?

Người thời xưa thường rất chú trọng việc xem tướng mạo, họ cho rằng tướng do tâm sinh, vẻ bên ngoài có thể phản ánh nội tâm bên trong của một con người, thậm chí là phản ánh số phận trong tương lai của người đó. Đồng thời còn đúc kết ra những câu tục ngữ liên quan tới việc xem tướng. Người Trung Quốc có câu: “Tai to ắt có phúc, mắt lé tâm có độc”. Ý nghĩa của câu này cũng rất dễ hiểu, tức những người có tai to là tượng trưng có phước lành, những người có tai to thường là người gặp nhiều may mắn, thường dùng mắt lé để chỉ những người có tâm địa xấu xa, gian xảo.

Cau noi:

Người Trung Quốc có câu: “Tai to ắt có phúc, mắt lé tâm có độc” (Ảnh minh họa)

Tại sao người cổ đại Trung Quốc lại nói như vậy? Liệu điều này có chính xác không? Đầu tiên là về vế “tai to ắt có phúc”. Tai to là thứ khiến nhiều người ngưỡng mộ, vì nó là hình ảnh liên quan đến phước lành. Nhưng tại sao người cổ đại lại cho rằng những người tai to thì sẽ có phúc? Thực ra vì điều này liên quan đến điều kiện sống của thời xưa. Thời cổ đại, sức sản xuất không phát triển, lương thực cũng vì thế mà bị hạn chế rất nhiều. Nếu vào năm mùa màng bội thu thì có lẽ không sợ bị đói, nhưng nếu năm nào gặp phải thiên tai hạn hán, lũ lụt thì có lẽ cơm chẳng đủ ăn, nhiều người đói tới mức xanh xao vàng vọt.

Cau noi:

(Ảnh minh họa)

Còn những người trong gia đình phú quý, vì gia cảnh khá giả, đồ ăn thức uống đầy đủ, một năm bốn mùa đều không lo ăn lo mặc, hơn nữa còn thường xuyên được ăn thịt, thế nên ngoại hình cũng mập mạp, đến tai cũng trở nên to hơn. Thế nên người xưa khi nhìn thấy những người có tai to thường sẽ rất ngưỡng mộ, vì biết rằng họ được sinh ra trong nhà quyền quý, điều kiện gia đình khá giả, được ăn no mặc ấm. Dần dần, tai to và phước phận được gắn liền với nhau, tai to trở thành tượng trưng của phúc lộc, may mắn. Ngoài ra, không ít danh nhân nổi tiếng trong lịch sử cũng đều có tai rất to giống như tai phật như Lưu Bị. Do ảnh hưởng người nổi tiếng nên tai to là có phúc cũng ngày càng sâu sắc trong quan niệm của mọi người.

Cau noi:

(Ảnh minh họa)

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, người cổ đại cho rằng mắt là bộ phận thể hiện tâm hồn con người rõ nhất. Người quân tử thì dám nhìn trực diện người khác, còn những kẻ thường hay liếc mắt nhìn người, tức là có tật giật mình không dám nhìn trực diện người khác, những kẻ như vậy thường làm những việc gian xảo, việc xấu, tâm thuật bất chính. Người cổ đại còn cho rằng lé mắt, nhìn mà không nhìn trực diện là hành vi bất lịch sự. Thường xuyên lé mắt nhìn người cho dù không phải là người xấu thì cũng có thể nói là người này chỉ hay nhìn người bằng nửa con mắt là coi thường người khác, vì thế mới không nhìn trực diện người khác. Kiểu người như thế này thường không tôn trọng bạn bè nên người xưa thường tránh kết giao với những người như vậy.

Cau noi:

(Ảnh minh họa)

“Tai to ắt có phúc, mắt lé tâm có độc” tuy là câu tục ngữ được lưu truyền nhiều năm của người Trung Quốc cổ đại nhưng nó cũng có chút phiến diện. Hạnh phúc của một người là do bản thân người đó tự giành lấy, nếu cứ tai to mà suốt ngày chỉ ham ăn lười làm, ăn không ngồi rồi thì sao có thể có được phúc phận? Nếu những người tai nhỏ, cố gắng phấn đấu, chăm chỉ làm việc thì vẫn có thể thành công hơn cả những người tai to mà lười biếng.

Cau noi:

(Ảnh minh họa)

Những người hay liếc mắt nhìn người, quả thực là một thói quen không tốt, nhưng có những người do hình dáng mắt trời sinh hẹp và dài, lòng trắng nhiều hơn con ngươi, những người như vậy thường khiến người ta cảm giác như nhìn người bằng nửa con mắt. Thực tế thì không hề như vậy, chỉ là mắt họ vốn dĩ đã vậy mà thôi chứ chưa chắc đã là người xấu. Hơn nữa, có những kẻ nói dối thành tính, mặt không đỏ, tim không đập nhanh, thần thái đĩnh đạc, ung dung, người đối diện chẳng hề nhận ra họ đang nói dối, thế nên cho dù có nhìn trực diện người khác thì cũng chưa chắc đã không phải là người xấu.

Cau noi:

(Ảnh minh họa)

Điều đáng chú ý là, tai và mắt có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của một người, nếu tai và mắt xảy ra bất thường thì nó đang thể hiện sức khỏe có vấn đề, cần phải đề cao cảnh giác. Nếu trên tai đột nhiên xuất hiện nếp nhăn thì có nghĩa là phần tai bị thiếu máu, có khả năng là mạch máu tim hoặc não có vấn đề. Nếu lòng trắng của mắt đột nhiên chuyển sang màu vàng, hoặc xung quanh con ngươi đột nhiên có một vòng tròn màu trắng thì có nghĩa là gan có khả năng xảy ra vấn đề hoặc mỡ máu tăng cao, cần phải thận trọng.

Những câu tục ngữ của người cổ đại tuy đúc kết kinh nghiệm của họ nhưng chưa hẳn là lúc nào cũng đúng. Mọi thứ đều có hai mặt, không thể chỉ nhìn phiến diện vào một mặt rồi đưa ra kết quả, như vậy thì chúng ta sẽ đánh giá sai sự vật sự việc. Cần phải nhìn nhận sự việc từ các góc độ khác nhau, để đưa ra phán đoán chính xác nhất.

Vì sao "Nam không lấy vợ năm - Nữ không lấy chồng sáu"

Người xưa trải qua mấy ngàn năm, vận dụng hết những kinh nghiệm mà họ vốn có, đúc kết thành những câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục.

Vì sao "Nam không lấy vợ năm - Nữ không lấy chồng sáu"

Nam không lấy vợ năm

Đây là câu dân gian được người xưa truyền lại, ý nghĩa vốn dĩ không khó hiểu, chủ yếu khuyên nam nữ tìm đối phương để kết hôn, chuẩn bị bước vào hôn nhân tránh được những điều xấu càng tốt.

Cổ nhân dạy “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”

“Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác” là câu nói quen thuộc ở nông thôn, nhưng chứa đựng nhiều hàm ý đúc kết trong cuộc sống mà không phải ai cũng hiểu.

Cổ nhân dạy “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”

Câu này không khó hiểu theo nghĩa đen, đó là: "Tôi thà thử quan tài của người khác còn hơn đi thử giày của người khác". Tại sao người dân quê lại có những điều kiêng kỵ như vậy? Đối với người hiện đại ngày nay mà nói, chẳng phải quan tài còn cấm kỵ hơn giày sao? Vì sao tổ tiên lại truyền lại những lời này?

"Tái sinh" người đàn bà từ mộ cổ 4.000 năm: Kết quả bất ngờ

Nhà khảo cổ học nổi tiếng Oscar Nilsson đã phối hợp với Bảo tàng Västernorrlands (Thụy Điển) "tái sinh" người đàn bà thời đồ đá từ một ngôi mộ cổ bí ẩn.

"Tái sinh" người đàn bà từ mộ cổ 4.000 năm: Kết quả bất ngờ

Nhà khảo cổ học nổi tiếng với tài tái tạo khuôn mặt người chết dựa vào hài cốt Oscar Nilsson đã phối hợp với Bảo tàng Västernorrlands (Thụy Điển) "tái sinh" người đàn bà thời đồ đá từ một ngôi mộ cổ bí ẩn nằm sâu trong rừng Đông Bắc Thụy Điển.

Người đàn bà bí ẩn đã được phát hiện cách đây 1 thế kỷ trong một ngôi mộ cổ bằng đá nằm sâu trong rừng phía Đông Bắc Thụy Điển, nằm cạnh một cậu bé 7 tuổi mà các nhà khảo cổ nghi ngờ là con trai của cô.

Ngôi mộ cổ bằng đá bí ẩn trong rừng - Ảnh: Swedish National Heritage / Gustaf Hallström

Các nghiên cứu sơ bộ dự đoán rằng người đàn bà và đứa trẻ thuộc về một nhóm thợ săn du mục đã theo đuổi những đàn động vật di cư dọc con sông Indalsälven dài 430 km. Ước tính niên đại ngôi mộ đã lên tới 4.000 năm.

Nhà khảo cổ Oscar Nilsson, người đã tái tạo hơn 100 khuôn mặt người cổ đại, đã quyết định phục dựng gương mặt của người đàn bà bí ẩn này.

Hộp sọ cổ đại được quét và dùng máy in 3D để tạo ra một bản sao y hệt. Sau nhiều bước đo đạc, tiến sĩ Nilsson lần lượt sắp xếp các lớp đất sét mô phỏng cơ của người phụ nữ. Tất cả những cấu trúc giải phẫu được phục dựng dựa trên các phép đo chi tiết từ hộp sọ.

Quá trình tái tạo hộp sọ - Ảnh: Oscar Nilsson

Sau đó, khuôn mặt tiếp tục được đắp da bằng đất sét dẻo, sau đó khuôn mặt hoàn thiện sẽ được đúc lại bằng silicone có màu da, trong đó tái tạo cả những nếp nhăn một cách cẩn thận.

Người đàn bà khoảng 30 tuổi khi qua đời nên trông khá trẻ trung, nhưng vẫn mang những nét hoang dã, sương gió của một thợ săn du mục.

Thành quả gây bất ngờ - Ảnh: Oscar Nilsson

Điều khó khăn là không có DNA nào có thể khôi phục được từ hộp sọ do điều kiện bảo quản không tốt, nên màu da, màu tóc và vài đặc điểm khác của cô đã được suy đoán dựa theo các dữ liệu di truyền mà các nhà khoa học thu thập được trong khu vực.

Đọc nhiều nhất

Tin mới