Câu nói kinh điển của Tôn Ngộ Không khi đối phó với yêu tinh nữ

Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác nổi tiếng của Trung Hoa được sáng tác vào thời nhà Minh thế kỷ thứ 16.

Trong tác phẩm Tây Du Ký nổi tiếng, Tôn Ngộ Không được khắc họa với hình hài của một con khỉ đá trường sinh bất tử, sở hữu những khả năng phi thường.

Cau noi kinh dien cua Ton Ngo Khong khi doi pho voi yeu tinh nu

Chỉ vì sinh lòng ngông nghênh, cao ngạo, Tôn Ngộ Không đã đại náo thiên cung, ăn trộm đào tiên và linh đan trường sinh bất tử của Thái Thượng Lão Quân. Sau đó, hắn bị Phật Tổ phạt giam dưới núi Ngũ Hành 500 năm, "đói thì cho ăn viên sắt, khát cho uống nước rỉ đồng".

Tôn Ngộ Không được Đường Tăng giải cứu, từ bỏ ma tâm để sống với thiện tâm, một lòng học Đạo. Hắn phò tá sư phụ Đường Tăng, trừ gian diệt ác, lấy lại lẽ phải, công bằng.

Cau noi kinh dien cua Ton Ngo Khong khi doi pho voi yeu tinh nu-Hinh-2

Trên đường đi thỉnh kinh, mỗi khi sư phụ bị yêu quái bắt, Ngộ Không luôn nói vài câu như thế này. Khi sư phụ bị yêu quái bắt, hắn sẽ nói: "Yêu quái! Mau thả sư phụ ta ra!".

Trong nhiều tình huống, Ngộ Không cũng sẽ đem lịch sử đại náo thiên cung lẫy lừng của mình ra nói: "Lão Tôn là Tề thiên đại thánh 500 năm trước từng đại náo thiên cung", "Ta là Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không đây!"... Đây thực ra là màn trình diễn của Ngộ Không với yêu quái. Kỳ thực câu này đối với hắn rất có ích, bởi vì nhiều yêu quái chắc chắn từng nghe tới danh tiếng của Tề Thiên đại thánh, điều này cũng sẽ khiến bọn chúng kiêng dè phần nào.

Khi chiến đấu với một con yêu quái, nếu đối thủ là yêu quái nam, Ngộ Không thường sẽ nói: "Yêu quái, hãy chiến đấu". Nếu là một nữ yêu tinh, hắn thường nói: "Yêu quái hãy nếm thử một gậy của lão Tôn ta!". Qua đó có thể thấy Ngộ Không vẫn đối xử với yêu quái nam và nữ khác nhau.

Ý nghĩa 7 tên gọi khác nhau của Tôn Ngộ Không

Tây Du Ký là một trong những bộ phim có ý nghĩa lớn trong lòng độc giả. Tuy nhiên, ít ai biết nhân vật duy nhất trong đại danh tác của Ngô Thừa Ân có đến 7 tên gọi khác nhau và ý nghĩa của từng cái tên.

Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong
 Nhân vật đó chính chính là Tôn Ngộ Không. 7 tên gọi này chưa bao gồm cái tên Tôn Ngộ Không. Cái tên này được sư phụ đầu tiên của "con khỉ" là Bồ Đề Tổ Sư đặt cho. Theo đó, "Tôn" là khỉ; "Ngộ Không" tức là giác ngộ tinh thông.

Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-2
 1. Thạch Hầu: Đây là tên thật của Tôn Ngộ Không. Thạch Hầu nghĩa là con khỉ đá, chỉ nơi mà Tôn Ngộ Không sinh ra từ tảng đá mà Nữ Oa dùng để vá trời.

Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-3
 2. Mỹ Hầu Vương: Đây là cái tên Tôn Ngộ Không tự phong cho mình khi ở Hoa Quả Sơn. Là Vua Khỉ với vẻ ngoài đẹp đẽ nhất đàn.

Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-4
 3. Tề Thiên Đại Thánh: Khi đã sở hữu những phép thuật huyền bí, Tôn Ngộ Không tin rằng mình có thể sánh ngang với trời cao và không còn e ngại bất cứ ai. Ngộ Không đòi cả Ngọc Hoàng phong cho mình tước hiệu Tề Thiên Đại Thánh này.
Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-5
 4. Bật Mã Ôn: Để xoa dịu bản tính bất trị của Tôn Ngộ Không, Ngọc Hoàng ban cho Ngộ Không đảm nhiệm vị trí Bật Mã Ôn, tức người giám sát ngựa của Thiên giới.


Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-6
 Tuy nhiên, mãi về sau, khi chứng kiến bản thân bị người của Thiên giới chế giễu, Tôn Ngộ Không mới phát hiện ra mình chỉ nhận được một chức vụ hết sức nhỏ bé. Sự thật này đã trở thành cái cớ cho cuộc nổi dậy chấn động cả ba giới của Ngộ Không, đến mức đích thân Phật Tổ Như Lai ra tay mới "bình định" được con khỉ.

Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-7
 5. Tôn Hành Giả: Sau khi Tôn Ngộ Không gây chuyện ở Thiên Cung, bị Phật Tổ Như Lai trấn áp dưới Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm.
Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-8
 500 năm sau, Đường Tăng đi ngang qua nơi này để lấy kinh Phật thì phát hiện Ngộ Không và cứu được con khỉ ra ngoài. Khi Tôn Ngộ Không nhận Đường Tăng là sự phụ và quyết theo người đi lấy chân kinh, Đường Tăng đã đặt cái tên này, ý chỉ người xuất gia họ Tôn.
Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-9
 6. Đấu Chiến Thắng Phật: Sau khi hộ tống Đường Tăng đi thỉnh kinh, và cùng nhau trải qua 81 kiếp nạn khó khăn, cuối cùng Ngộ Không cũng mang được kinh về nhà Đường.
Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-10
 Khi đến Linh Sơn bái kiến Phật Tổ Như Lai, Tôn Ngộ Không được chứng đắc quả vị Phật, phong chức Đấu Chiến Thắng Phật.
Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-11
 7. Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Tổ Phật: Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Tổ Phật là danh xưng không hề xuất hiện trong bản phim "Tây Du Ký" phát sóng năm 1986.
Y nghia 7 ten goi khac nhau cua Ton Ngo Khong-Hinh-12
 Chỉ đến những sự kiện diễn ra sau trong Hậu Tây Du Ký, khi Tôn Ngộ Không chiến thắng Vô Thiên và cứu được Tam giới thì mới được Phật Tổ Như Lai phong cho danh hiệu cao quý này.

Lý do Tôn Ngộ Không bại dưới tay Ngưu Ma Vương

Ngưu Ma Vương và Tôn Ngộ Không là anh em kết nghĩa. Dù sở hữu 72 phép biến hóa và gậy Như Ý, Tôn Ngộ Không vẫn không thể đánh bại Ngưu Ma Vương. Vì sao vậy?

Ly do Ton Ngo Khong bai duoi tay Nguu Ma Vuong
 Theo "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân, trước khi đại náo Thiên Cung, Tôn Ngộ Không đã cùng Ngưu Ma Vương kết nghĩa huynh đệ với sáu yêu tinh khác. Tôn Ngộ Không tôn Ngưu Ma Vương, hiệu xưng là Bình Thiên Đại Thánh, làm đại ca.

Bồ Tát nói gì khiến Tôn Ngộ Không luôn tìm đến khi gặp nạn?

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không thường tìm đến Quan Thế Âm Bồ Tát khi gặp khó khăn vì một số lý do chính đáng.

Bo Tat noi gi khien Ton Ngo Khong luon tim den khi gap nan?
Thứ nhất, Quan Thế Âm Bồ Tát là một thành viên quan trọng trong đội ngũ thỉnh kinh, mặc dù chỉ làm việc ở hậu trường, nhưng lại là một trong những người lãnh đạo thực sự.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới