Cầu Nhật Tân: Dân mất nhà vì “tránh” biệt thự... "nắn" đường?

(Kiến Thức) - Hàng trăm hộ dân bỗng dưng rơi vào cảnh mất nhà chỉ vì việc điều chỉnh phạm vi lấy đất của Dự án cầu Nhật Tân để ‘tránh” biệt thự cao cấp.

Cầu Nhật Tân: Dân mất nhà vì “tránh” biệt thự... "nắn" đường?
Điều chỉnh dự án vì…“đại gia” BĐS
Cầu Nhật Tân được xem là một trong các dự án ODA trọng yếu của Nhật Bản tại thành phố Hà Nội, với tổng mức đầu tư lên tới hơn 3000 tỷ đồng. Theo dự kiến ban đầu, dự án sẽ được hoàn thành vào tháng 10/2010, thời điểm Việt Nam kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay, thời hạn khánh thành đã được dời sang tháng 12/2014 vì chậm trễ trong hoạt động giải phóng mặt bằng mà nguyên nhân chủ yếu do những khuất tất trong việc điều chỉnh phạm vi lấy đất của dự án.
Phản ánh tới Kiến Thức, nhiều hộ dân tại Tổ 47b,c,d Cụm 7c thuộc phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội cho biết, sau khi điều chỉnh phạm vi lấy đất, hàng trăm hộ dân vốn không thuộc diện giải tỏa, bỗng dưng mất nhà vì phải di dời để phục vụ dự án. Nhưng điều họ bức xúc nhất là việc điều chỉnh này không nhằm đảm bảo yếu tố an toàn hay chất lượng cầu…mà chỉ để tránh khu biệt thự cao cấp của những “đại gia” bất động sản.
Nút giao thông Phú Thượng thuộc dự án cầu Nhật Tân bị "nắn", chỉnh quy hoạch.
Nút giao thông Phú Thượng thuộc dự án cầu Nhật Tân bị "nắn", chỉnh quy hoạch. 
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu được Bộ GTVT quyết định đầu tư tại Quyết định số 650/QĐ-BGTVT ngày 15/3/2006. Dự án được chia làm 2 dự án thành phần, dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, dự án bồi thường GPMB do UBND thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư. Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) là đơn vị tổ chức tư vấn lập dự án nằm trong tổng thể quy hoạch chung thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 20/6/1998.
Trong quá trình triển khai lập dự án, Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư vấn, nghiên cứu, khảo sát để thiết kế nút giao liên thông tại đầu cầu Phú Thượng một cách hoàn chỉnh, đảm bảo mỹ quan và phù hợp với quy hoạch chung thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, không hiểu vì sao, gần 6 tháng sau khi dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt, ngày 8/8/2006 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Đỗ Hoàng Ân bất ngờ ký công văn số 3453/UBND-XDĐT gửi Bộ GTVT đề nghị xem xét chỉ đạo chủ đầu tư và tư vấn dự án điều chỉnh phạm vi lấy đất của nút giao với đê Hữu Hồng (đầu phía Nam cầu Nhật Tân - nút giao Phú Thượng). Lý do điều chỉnh phạm vi lấy đất được nêu rõ trong công văn là để không cắt vào các khu đất biệt thự D1, D3 (biệt thự Vườn Đào bán đấu giá) và khu đất của Công ty xây dựng giao thông đô thị (nay là Công ty cổ phần) để xây dựng chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê và khách sạn…
Sau khi có công văn nói trên, TEDI lập tức và trình phương án điều chỉnh thiết kế nút giao Phú Thượng theo đúng đề nghị của TP Hà Nội và nhanh chóng được lãnh đạo Bộ GTVT chấp thuận. UBND thành phố Hà Nội cũng khẩn trương chấp thuận các phương án điều chỉnh, bổ sung chỉ giới đường đỏ bờ phía Nam sông Hồng (phía nút giao Phú Thượng tỷ lệ 1/500) thuộc dự án cầu Nhật Tân.
Người dân bị "mất nhà" bức xúc vì sự điều chỉnh bất hợp lý.
Người dân bị "mất nhà" bức xúc vì sự điều chỉnh bất hợp lý. 
Sự điều chỉnh bất ngờ này khiến hơn 150 hộ dân đang sinh sống yên ổn bỗng dưng nằm trong diện phải giải tỏa, thu hồi đất để phục vụ dự án khiến người dân bức xúc.
“Chính sự mập mờ, vô lý trong việc tư vấn, nắn chỉnh quy hoạch nút giao thông Phú Thượng của Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội mà TEDI là đơn vị trực tiếp điều chỉnh phương án thiết kế đã khiến chúng tôi rơi vào cảnh mất nhà, mất đất”, ông Nguyễn Văn Doãn, đang sinh sống tại tổ 47d, phường Phú Thượng, Tây Hồ cho biết.
Lý do điều chỉnh thiết kế cũng là điều khiến người dân bức xúc nhất. “Họ điều chỉnh thiết kế đẩy hơn 150 hộ dân chúng tôi phải mất nhà mà mục đích chỉ để tránh các khu biệt thự, chung cư cao cấp, vì lợi ích của các doanh nghiệp, đại gia. Như vậy là coi thường người dân, thật không thể chấp nhận được”, ông Trịnh Quốc Trung, chủ hộ gia đình sống tại số 75, ngõ 1, đường An Dương Vương (tổ 47d) nói.
Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội “đá” trách nhiệm
Chỉ vì việc điều chỉnh phạm vi lấy đất khiến người dân bức xúc mà công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ cho dự án cầu Nhật Tân chậm trễ. Dự án bị chậm tiến độ tới 4 năm, mới đây, một nhà thầu của Nhật Bản thi công đường dẫn cầu Nhật Tân cầm chừng suốt 1,5 năm đã đệ đơn yêu cầu được bồi thường 200 tỷ đồng.
Trong khi dư luận bất bình về năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế (TEDI) và con số 200 tỷ đồng làm lãng phí ngân sách, UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT lại "đá" trách nhiệm cho nhau.
Ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Ban quản lý dự án 85).
 Ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Ban quản lý dự án 85).
Lý giải về sự thay đổi thiết kế khó hiểu, ngày 19/9, trong buổi gặp mặt lấy ý kiến và trả lời các chính sách GPMB dự án cầu Nhật Tân giữa các cơ quan chức năng Hà Nội với người dân phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội, khẳng định: “Công văn 3453 của Hà Nội gửi Bộ GTVT đề nghị điều chỉnh phạm vi lấy đất của nút giao Phú Thượng là để phù hợp với quy hoạch đã có từ trước”.
Ông Thịnh cũng cho rằng, đề nghị điều chỉnh chỉ là ý kiến của Hà Nội còn việc chấp thuận không hoặc điều chỉnh như thế nào là do Bộ GTVT quyết định!?
Còn ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Ban quản lý dự án 85), đơn vị được giao làm đại diện chủ đầu tư lại “đẩy” trách nhiệm cho Hà Nội: “Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ của UBND TP Hà Nội. Ban 85 chỉ là đơn vị tiếp nhận mặt bằng sau khi nhận bàn giao từ TP Hà Nội để chuyển giao cho nhà thầu.”(?)
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.

Toàn cảnh nhà thầu Nhật đòi VN bồi thường 200 tỷ

Toàn cảnh nhà thầu Nhật đòi VN bồi thường 200 tỷ
Nhà thầu Nhật tạo tiền lệ bồi thường
Cầu Nhật Tân là một trong các dự án ODA trọng yếu của Nhật Bản tại Hà Nội. Với tổng giá trị 13.698 triệu yen (tương đương 3.150 tỉ đồng), dự án này là nằm trong tổ hợp dự án cửa ngõ quốc tế đường hàng không của Hà Nội, bao gồm cầu Nhật Tân, đường nối giữa cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài, nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài.

Những cây cầu hiện đại nhất VN mới xây đã nứt

(Kiến Thức) - Cây cầu kỷ lục Việt Nam (cầu Rồng) vừa xuất hiện hàng loạt vết nứt trên các kết cấu thân và mố chỉ sau hơn 7 tháng đưa vào sử dụng. 

Những cây cầu hiện đại nhất VN mới xây đã nứt
Trong ảnh là cận cảnh vết nứt tại thân mố phía đông cầu Rồng. Ảnh: VTC News.

Trong ảnh là cận cảnh vết nứt tại thân mố phía đông cầu Rồng. Ảnh: VTC News. 

Vết nứt chằng chịt phía trên ụ bê tông nối dầm cầu và vòm thép của cầu Vồng đã được công nhân trám trít lại. Ảnh: VTC News.

Vết nứt chằng chịt phía trên ụ bê tông nối dầm cầu và vòm thép của cầu Vồng đã được công nhân trám trít lại. Ảnh: VTC News.

“Đột nhập” khách sạn dưới lòng biển

(Kiến Thức) - Không chỉ là nơi nghỉ dưỡng, đây còn là nơi du khách có thể tìm hiểu nhiều hơn về thế giới sinh vật phong phú, sặc sỡ của đại dương.

“Đột nhập” khách sạn dưới lòng biển
Manta Resort, đảo Pemba, ngoài khơi Tanzania vừa mới khai trương phòng ngủ dưới nước và đã kịp tiếp đón 6 du khách trải nghiệm tại căn phòng tuyệt vời đó.
 Manta Resort, đảo Pemba, ngoài khơi Tanzania vừa mới khai trương phòng ngủ dưới nước và đã kịp tiếp đón 6 du khách trải nghiệm tại căn phòng tuyệt vời đó.
Ban ngày, du khách sẽ được ngắm nhìn từng đàn cá bơi lượn tung tăng tựa hồ như giấy dán tường có chức năng đổi cảnh.
 Ban ngày, du khách sẽ được ngắm nhìn từng đàn cá bơi lượn tung tăng tựa hồ như giấy dán tường có chức năng đổi cảnh.
Vào ban đêm, đèn pha bên ngoài sẽ giúp bạn quan sát kỹ lưỡng hơn những loài sinh vật nhút nhát của biển cả.
 Vào ban đêm, đèn pha bên ngoài sẽ giúp bạn quan sát kỹ lưỡng hơn những loài sinh vật nhút nhát của biển cả.
Công ty chủ sở hữu căn phòng này cũng từng cho ra mắt phòng Utter vào năm 2000, một căn phòng dưới nước ở giữa hồ của Thụy Điển.
 Công ty chủ sở hữu căn phòng này cũng từng cho ra mắt phòng Utter vào năm 2000, một căn phòng dưới nước ở giữa hồ của Thụy Điển.
Ngôi nhà còn có một tầng quan sát trên mái, nơi du khách có thể nằm dài thưởng thức một ly rượu vang và ngắm hoàng hôn hoặc bầu trời đêm đầy sao.
 Ngôi nhà còn có một tầng quan sát trên mái, nơi du khách có thể nằm dài thưởng thức một ly rượu vang và ngắm hoàng hôn hoặc bầu trời đêm đầy sao.
Căn phòng nằm bồng bềnh trên mặt nước, cách bờ biển 250m.
 Căn phòng nằm bồng bềnh trên mặt nước, cách bờ biển 250m.
Căn phòng được xây ngay trên rặng san hô ngầm.
 Căn phòng được xây ngay trên rặng san hô ngầm.
Phần còn lại của khu nghỉ dưỡng nằm trên bờ biển đảo Pemba. Hòn đảo này còn có khá nhiều đặc sản như đinh hương, xoài, dừa và các loại trái cây khác.
 Phần còn lại của khu nghỉ dưỡng nằm trên bờ biển đảo Pemba. Hòn đảo này còn có khá nhiều đặc sản như đinh hương, xoài, dừa và các loại trái cây khác.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 26/3: Thủng mốc lịch sử?

Giá vàng hôm nay 26/3: Thủng mốc lịch sử?

Giá vàng hôm nay 26/3 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Lương hưu bình quân tăng bao nhiêu từ 1/7/2023?

Lương hưu bình quân tăng bao nhiêu từ 1/7/2023?

Bộ LĐTB&XH đề xuất điều chỉnh chung tăng lương hưu cho tất cả các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/7/2023, mức tăng cao nhất lên tới 20,8%.

Tin mới

Giá vàng hôm nay 10/01: Tiếp tục tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 10/01: Tiếp tục tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 10/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 09/01: Tiếp tục đà tăng?

Giá vàng hôm nay 09/01: Tiếp tục đà tăng?

Giá vàng hôm nay 09/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 08/01: Đảo chiều tăng dữ dội?

Giá vàng hôm nay 08/01: Đảo chiều tăng dữ dội?

Giá vàng hôm nay 08/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 07/01: Ồ ạt giảm mạnh?

Giá vàng hôm nay 07/01: Ồ ạt giảm mạnh?

Giá vàng hôm nay 07/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.