Câu chuyện về phi tần nhỏ hơn Hoàng đế 41 tuổi

Trang Thuận Hoàng Quý phi Ô Nhã thị là ái phi của Hoàng đế Đạo Quang dù nhỏ hơn ông đến 41 tuổi.

Câu chuyện về phi tần nhỏ hơn Hoàng đế 41 tuổi
Trong thời kỳ nhà Thanh, chế độ tuyển chọn phi tần hậu cung cực kỳ nghiêm ngặt, cứ mỗi 3 năm sẽ tổ chức 1 lần. Rất nhiều nữ nhân thông qua tuyển tú hằng năm đã có cơ hội thay đổi cuộc đời. Vào thời Hoàng đế Đạo Quang cũng có một nữ nhân huyền thoại như thế, bà nhỏ hơn Hoàng đế 41 tuổi, sau 8 năm nhập cung bà đã hạ sinh nhiều người con. Đó là Trang Thuận Hoàng Quý phi Ô Nhã thị.
Xuất thân của Ô Nhã thị cũng không mấy nổi bật, phụ thân chỉ là một viên quan nhỏ trong triều, may mắn là gia thế vẫn đủ để bà tham gia tuyển tú. Năm Đạo Quang thứ 15, nhờ dung mạo xinh đẹp mà Ô Nhã thị đã khiến Hoàng đế rung động, bà là tú nữ duy nhất được chọn nhập cung trong đợt tuyển tú năm đó với sơ phong Lâm Quý nhân.
Như chúng ta đã biết, Hoàng đế Đạo Quang có tính tình rất cổ quái, phi tần bên cạnh ông không có một ai chưa từng bị giáng chức. 6 tháng sau khi nhập cung, Ô Nhã thị bị giáng làm Thường tại.
Cau chuyen ve phi tan nho hon Hoang de 41 tuoi
Ảnh minh họa.
Rất may mắn là Ô Nhã thị đã có thể sớm lấy lại sự sủng ái của Hoàng đế. Năm Đạo Quang thứ 16, bà được phục phong Quý nhân. Từ đó, bà ngày ngày hầu hạ bên cạnh Hoàng đế và chính ân sủng đó đã cho phép bà hạ sinh nhiều người con trong 8 năm sau đó: Hoàng thất tử Dịch Hoàn, Thọ Trang Cố Luân Công chúa, Hoàng bát tử Dịch Hỗ và Hoàng cửu tử Dịch Huệ.
Năm Đạo Quang thứ 20, bà được tấn phong làm Lâm tần.
Sau khi hạ sinh Hoàng thất tử Dịch Hoàn, Ô Nhã thị được phong thành Lâm phi.
Năm Đạo Quang thứ 26, bà được sách phong Lâm Quý phi.
Hoàng đế Đạo Quang vốn không có nhiều con trai nên Ô Nhã thị có thể hạ sinh nhiều Hoàng tử như thế khiến ông rất vui vẻ.
Năm Đạo Quang thứ 30, Hoàng đế Đạo Quang băng hà, Ô Nhã thị chỉ mới 29 tuổi. Hoàng đế Hàm Phong nối ngôi, dâng hiệu cho bà là Hoàng khảo Lâm Quý thái phi.
Năm Hàm Phong thứ 11, Hoàng đế Hàm Phong băng hà, Hoàng đế Đồng Trị kế vị, tấn tôn bà làm Hoàng tổ Lâm Hoàng Quý thái phi.
Sau đó, Hoàng đế Đồng Trị lên ngôi và rất kính trọng bà, cho phép bà an hưởng tuổi già trong hậu cung. Cuối cùng, năm Đồng Trị thứ 5, bà qua đời, hưởng dương 45 tuổi và được ban thụy hiệu Trang Thuận Hoàng Quý phi.
Nhưng điều đặc biệt hơn cả là cháu trai và cháu chắt của bà về sau đều trở thành Hoàng đế của Đại Thanh, đó là Hoàng đế Quang Tự và Hoàng đế Tuyên Thống (Phổ Nghi).

Các phi tần dùng bổng lộc vua ban cho để làm gì?

(Kiến Thức) - Dưới thời phong kiến, phi tần Trung Quốc được biết đến sống trong nhung lụa, giàu sang và phú quý. Nhiều người tò mò không biết họ được vua ban cho bao nhiều bổng lộc và tiêu xài như thế nào?

Các phi tần dùng bổng lộc vua ban cho để làm gì?
Cac phi tan dung bong loc vua ban cho de lam gi?
 Trong hậu cung của hoàng đế có hàng trăm, hàng ngàn phi tần, giai nhân hầu hạ. Cuộc sống của những phi tần Trung Quốc dưới thời phong kiến khiến nhiều người tò mò. Đặc biệt là bổng lộc mà họ nhận được.

Phi tần Trung Quốc thời phong kiến thị uy tình địch bằng cách nào?

(Kiến Thức) - Dưới thời phong kiến, phi tần Trung Quốc thường tranh giành ân ủng của hoàng đế. Để thể hiện uy quyền và địa vị với tình địch, các phi tần trong hậu cung sử dụng đến các cung nữ và thái giám. 

Phi tần Trung Quốc thời phong kiến thị uy tình địch bằng cách nào?
Phi tan Trung Quoc thoi phong kien thi uy tinh dich bang cach nao?
 Trong hậu cung của hoàng đế thời phong kiến có hàng trăm, hàng nghìn mỹ nhân. Số lượng phi tần Trung Quốc quá đông trong khi vua chỉ có 1 nười. Do vậy, "cuộc chiến" tranh sủng chốn hậu cung luôn diễn ra âm thầm nhưng không kém phần khốc liệt.

Chuyện cảm động về chú chó trung thành nổi tiếng Nhật Bản

(Kiến Thức) - Đặt trước cửa ga Shibuya, Tokyo là bức tượng chú chó trung thành nổi tiếng Nhật Bản có tên Hachiko. Mỗi ngày, hàng ngàn người đi ngang qua bức tượng và biết đến câu chuyện cảm động về Hachiko và người chủ.

Chuyện cảm động về chú chó trung thành nổi tiếng Nhật Bản
Chuyen cam dong ve chu cho trung thanh noi tieng Nhat Ban
 Nhiều du khách Nhật Bản và thế giới khi ghé thăm thủ đô Tokyo đều ghé đến nhà ga Shibuya. Nguyên do là bởi trước cửa nhà ga này có đặt bức tượng chú chó trung thành nổi tiếng Nhật Bản có tên Hachiko.

Đọc nhiều nhất

Tin mới