Câu chuyện nhà đầu tư chiến lược và bài học cổ phần hóa Vinafood 2

Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định 2133/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ Tổng Công ty Lương thực miền Nam Vinafood 2. Trong suốt quá trình tìm kiếm từ quý III 2016, chỉ có 2 doanh nghiệp đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược của Vinafood 2.

Tập đoàn T&T được kỳ vọng trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vinafood 2 sau nhiều năm tháng sát cánh cùng nhau.
Tập đoàn T&T được kỳ vọng trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vinafood 2 sau nhiều năm tháng sát cánh cùng nhau. 
Vinafood 2 là doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, tiền thân là Tổng Công ty Lúa gạo miền Nam, được thành lập năm 1976. Hiện có 14 đơn vị thuộc khối mẹ và một đơn vị Văn phòng Tổng Công ty, 12 công ty cổ phần chi phối, 8 công ty liên kết, với gần 2.600 cán bộ, công nhân viên. Thế nhưng, kết quả kinh doanh “bết bát”, tồn tại nhiều khoản thua lỗ nặng nề cùng những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, điều hành khiến công tác cổ phần hóa doanh nghiệp này diễn ra rất nan giải, kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Sai phạm chồng chất sai phạm
Những năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo của Vinafood 2 ngày càng trì trệ. Vinafood 2 chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của đơn vị đầu mối, không xây dựng phương án dự thầu, đàm phán, ký kết hợp đồng tập trung có hiệu quả; không có phương án triển khai thực hiện hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng tập trung; không có văn bản đánh giá về giá gạo xuất khẩu theo hợp đồng tập trung để so sánh với giá gạo xuất khẩu theo hợp đồng thương mại trên thị trường cùng thời điểm, để bảo đảm hiệu quả xuất khẩu theo từng hợp đồng, tức là không đúng quy định trong quy chế bán hàng của Tổng công ty.
Kết quả là năm 2014, Công ty mẹ lỗ trước thuế hơn 873 tỷ đồng; 11 trong số 14 đơn vị trực thuộc có kết quả kinh doanh lỗ gần 879 tỷ đồng, hai doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản lỗ hơn 138 tỷ đồng, chiếm 15,82% trong tổng số lỗ.
Năm 2015, lợi nhuận sản xuất, kinh doanh trước thuế của Tổng công ty là gần 156 tỷ đồng, thì đã có hơn 121 tỷ đồng thu từ bán tài sản tại khu đất 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh và 33 Nguyễn Du (phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) sai quy định. Quý I/2016 tiếp tục có 11 trong số 14 đơn vị lỗ hơn 46 tỷ đồng.
Không chỉ kinh doanh lúa gạo thua lỗ, Vinafood 2 còn buông lỏng quản lý vốn, tài sản của Tổng công ty; không công khai, thiếu minh bạch trong quản lý kinh tế. Từ ngày 1/4/2015 đến ngày 30/8/2016, Tổng Công ty giao cho Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn quản lý, sử dụng Nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản, thực phẩm và vùng ao nuôi thủy sản cồn Ðông Giang (xã Ðông Khánh, TP Sa Ðéc, Ðồng Tháp), nhưng không ký hợp đồng thuê khoán và không thu tiền, mãi đến tháng 6/2016, hai bên mới thỏa thuận để Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn chi trả một phần chi phí cho Tổng công ty, với số tiền gần năm tỷ đồng.
Trước đó, từ tháng 9/2014 đến 31/12/2015, Tổng công ty thuê Nhà máy chế biến gạo của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, với giá thuê 50 triệu đồng/tháng, nhưng không có kế hoạch sử dụng.
Trong năm 2014-2015, Vinafood 2 còn bán tài sản trên đất, chuyển quyền sử dụng đất sai quy định đối với lô đất 697 m2 tại ấp Tân Phú 2, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang); ba cồn nuôi trồng thủy sản và tài sản đi kèm tại Công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh; và căn nhà số 2 Ðiện Biên Phủ, TP Trà Vinh, với tổng giá trị tài sản đã bán là gần 115 tỷ đồng.
Ngoài ra, Vinafood 2 còn thỏa thuận, thống nhất với Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Ðịa ốc Việt Hân (viết tắt là Công ty Việt Hân) về đền bù giải phóng mặt bằng đối với 34 hộ dân đang ở trên khu đất thực hiện Dự án khách sạn cao cấp, cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại cho thuê tại 34, 36, 42 đường Chu Mạnh Trinh và 33 Nguyễn Du (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh), làm thất thoát hơn 54 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước đền bù giải phóng mặt bằng…
“Chốt” phương án cổ phần hóa Vinafood 2
Sau nhiều lần trì hoãn, Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa theo hình thức bán bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thời gian bán cổ phần được thực hiện sau 3 tháng khi Quyết định cổ phần hoá được phê duyệt và có hiệu lực (khoảng tháng 4/2018).
Vốn điều lệ của Vinafood 2 là 5.000 tỷ đồng tương ứng 500 triệu cổ phần theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
Về cơ cấu vốn điều lệ, Nhà nước nắm 255 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường 114.831.000 cổ phần, chiếm 22,97% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động 4.969.000 cổ phần, chiếm 0,99% vốn điều lệ; cổ phần bán cho Tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp 200.000 cổ phần, chiếm 0,04% vốn điều lệ; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược 125.000.000 cổ phần, chiếm 25% vốn điều lệ. Giá khởi điểm khi đấu giá là 10.100 đồng/cổ phần.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Công ty Cổ phần là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định, chịu trách nhiệm về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo quy định của pháp luật, bảo đảm nhà đầu tư cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và thực hiện sau khi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra.
Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (14/6/2016) 2.525 người. Tổng số lao động đã nghỉ hưu và nghỉ chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động (đến thời điểm Tổng Công ty hoàn thiện phương án cổ phần hóa) 408 người. Tổng số lao động sẽ tiếp tục chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần 1.908 người. Tổng số lao động không có nhu cầu sử dụng 209 người.
Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát phương án sắp xếp lao động và thực hiện chế độ đối với người lao động không chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần theo đúng chế độ nhà nước quy định. Nguồn kinh phí chi trả cho người lao động không chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần thực hiện theo quy định hiện hành.
Hé lộ nhà đầu tư chiến lược tại Vinafood 2?
Chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước là những giải pháp quan trọng nhất nhằm lành mạnh hóa thị trường tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ vốn, giúp thị trường chứng khoán phát triển.
Theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2018, cả nước sẽ phải cổ phần hóa 64 doanh nghiệp và thoái vốn tại 181 doanh nghiệp. Trong thời gian tới, doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ chiếm hơn một nửa và doanh nghiệp thoái vốn sẽ chiếm 45% của cả giai đoạn 2017-2020. Chính vì vậy, năm 2018 sẽ là năm bản lề để tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp có lượng vốn hóa lớn sẽ được cổ phần hóa ngay tại thời điểm đầu năm, trong đó có Vinafood 2. Để việc cổ phần hóa diễn ra thành công thì phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược.
Tuy nhiên, tiến trình tìm kiếm, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho 125 triệu cổ phần, chiếm 25% vốn điều lệ Vinafood 2 lại nhận được sự thờ ơ, lạnh nhạt của nhiều ông lớn trên thị trường. Bởi lẽ, sau cổ phần hóa, Nhà nước vẫn giữ số lượng cổ phần chi phối tại Vinafood 2. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh không mấy khả quan đã khiến việc cổ phần hóa Vinafood 2 trở thành vấn đề nan giải.
Ngay tại thời điểm xây dựng phương án cổ phần hóa từ tháng 8/2016 chỉ có 2 nhà đầu tư quan tâm và mong muốn làm nhà đầu tư chiến lược của Vinafood 2 là Công ty Cổ phần Quản lý Quản lỹ quỹ đầu tư FPT và Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T.
Vậy nhưng, Cổ phần Quản lý Quản lỹ quỹ đầu tư FPT đã phải nhanh chóng rời bỏ cuộc chơi vì hồ sơ không đảm bảo tính pháp lý.
Xác định lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu lượng thực, thực phẩm là thế mạnh, có kinh nghiệm ngành nghề kinh doanh, Công ty Cổ phần T&T đã xây dựng chiến lược đầu tư nghiêm túc, tư duy lâu dài giúp Vinafood 2 vượt qua khó khăn, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và hoạt động logistics. Đồng thời, cam kết cùng Vinafood 2 thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, liên kết với nông dân tạo thành chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo.
Đối chiếu với quy định của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ “quy định về nhà đầu tư chiến lược và số lượng nhà đầu tư chiến lược” và các tiêu chí đặc thù là ngành có ảnh hưởng đến an ninh lương thực của quốc gia, Vinafood 2 đã thống nhất lựa chọn Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T làm nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty Lương thực miền Nam.
Xét từ thực tế, nếu Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T trở thành nhà đầu tư chiến lược, đây được kỳ vọng là chìa khóa thành công, nâng tầm vị thế của Vinafood 2. Bởi lẽ, ngay từ giai đoạn “thai nghén”, T&T đã xác định đồng hành cùng Vinafood 2 là mục tiêu lâu dài, hiểu rõ những khó khăn, lịch sử tồn tại mà Vinafood 2 gặp phải, nhanh chóng chuyển giao công nghệ, tập trung mọi nguồn lực vực dậy Vinafood 2…
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là xu hướng không thể tránh khỏi, và điều này đang được Chính phủ đẩy mạnh, với nhiều quy định vừa mang tính gợi mở, vừa hỗ trợ nhưng cũng rất quyết liệt thúc giục cả hệ thống cùng vào cuộc để hoàn thành nhiệm vụ này.
Để thu hút nhà đầu tư chiến lược tham gia quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thì trước tiên các cấp quản lý cần phải tạo cho họ niềm tin và sự đảm bảo “trước sau như một”, trọng thị nhà đầu tư chiến lược, kể từ khi bắt đầu bỏ vốn mua cổ phần và trong suốt quá trình họ ở lại với doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư chiến lược rất sợ đối mặt với tình trạng khi muốn thu hút nhà đầu tư chiến lược thì doanh nghiệp vồn vã, trọng thị, nhưng khi có được cổ đông chiến lược, doanh nghiệp lại đối xử tệ bạc, thậm chí vi phạm các quy định về quyền lợi mà doanh nghiệp phải đáp ứng và tìm cách “hất cẳng” họ đi.
Do đó, các nếu các nguyên tắc quản trị hiện đại không được tuân thủ, dẫn đến vi phạm quyền và lợi ích của cổ đông chiến lược thì sẽ khó thu hút đối tượng nhà đầu tư này.

Lương lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước gần 80 triệu/tháng

Lương khối văn phòng cũng 28-33 triệu đồng/tháng, cao gấp nhiều lần lương bình quân các đơn vị thành viên.

Trà sữa trân châu Đài Loan chứa chất hại thận

Đài Loan và Singapore đang thu hồi sản phẩm trà sữa trân châu Sunright vì có chứa chất gây tổn thương thận.
 Đài Loan và Singapore đang thu hồi sản phẩm trà sữa trân châu Sunright vì có chứa chất gây tổn thương thận.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.