Câu chuyện kỳ bí về các đạo sĩ vùng Bảy Núi An Giang

Rất nhiều câu chuyện kỳ bí về vùng Bảy Núi - Thất Sơn được dân gian truyền khẩu, trong đó chuyện về các đạo sĩ luôn có sức hấp dẫn đặc biệt.

Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang
 Bảy Núi hay Thất Sơn là tên gọi dân gian của một quần thể gồm bảy ngọn núi nổi lên giữa vùng đồng bằng rộng lớn ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. 
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-2
 Nơi đây nổi tiếng là vùng đất thiêng, gắn với nhiều huyền thoại của vùng đất Nam Bộ. Rất nhiều câu chuyện kỳ bí về vùng Thất Sơn được dân gian truyền khẩu, trong đó chuyện về các đạo sĩ luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. 
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-3
 Theo quan niệm xưa, đạo sĩ thường là những người tu hành trên núi, có đạo hạnh, nhập thế hành đạo giúp đời, được nhân dân kính trọng. Vào thời Pháp thuộc, nhiều đạo sĩ náu mình ở vùng Bảy Núi, khi đó còn rất hoang vu, hầu như không có dân cư sinh sống. 
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-4
 Chốn thâm sơn cùng cốc này là nơi các đạo sĩ tịnh tâm, chiêm nghiệm thế sự. Các vị ấy thường giỏi võ nghệ, biết nghề thuốc, thỉnh thoảng ra tay trừ bọn cướp, bọn cường hào ác bá, mãng xà, beo cọp… Đặc biệt, nhiều môn võ kỳ lạ được cho là đã ra đời ở vùng Bảy Núi.  
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-5
 Môn võ nổi tiếng nhất là võ biến hình, gắn với tên tuổi đạo sĩ Đoàn Minh Huyên. Ông Huyên đã sáng tạo, truyền dạy môn võ này cho nhiều đệ tử. Khi thuần thục môn võ biến hình, võ sinh có thể biến hóa như thần, chớp mắt ở chỗ này, nhưng chớp mắt đã ở chỗ khác.
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-6
 Sau khi đạo sĩ Đoàn Minh Huyên chết đi, môn võ bí ẩn này được truyền lại cho các đệ tử trụ cột. Các đệ tử của ông luyện tập mỗi người một kiểu, sáng tạo môn võ theo những hướng khác nhau rất đa dạng.
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-7
 Từ thuật biến hình, một đạo sĩ nổi danh vùng Thất Sơn thế kỷ trước là Đơn Hùng Tín đã luyện thành thuật thiên linh, có khả năng biến hóa thân thể, độn thổ, lặn sông cả ngày không cần thở.
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-8
 Tương truyền, đơn Hùng Tín đã lợi dụng võ biến hình, tổ chức cướp bóc, khiến cả vùng sông nước miền Tây kinh sợ. Quân Pháp đã phải dùng cả một đại đội, với súng ống hạng nặng để tiêu diệt tướng cướp này.
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-9
 Nhân vật thứ hai kế thừa xuất sắc võ biến hình là Hùng Đởm, còn gọi là Bảy Đởm. Vị này không chỉ luyện được phép biến hình, mà còn biến xương thịt thành mình đồng da sắt. Tuy nhiên, Hùng Đởm đã lợi dụng khả năng phi phàm để gây nhiều tội ác và đã phải đền mạng. 
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-10
 Một đạo sĩ đáng chú ý khác là Mười Chi. Dù biết phép biến hình, nhưng ông ít sử dụng môn đó mà thường dùng bùa Lỗ Ban và bùa Thủy Hỏa để làm việc tốt. Thi thoảng ông dùng bùa để trêu chọc người đời cho vui, hoặc trị những kẻ ác, kẻ xấu. 
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-11
 Ngoài võ biến hình, vùng Bảy Núi còn có võ bình phong lạc nhạn do đạo sĩ Trường Sơn khai sáng. Người lĩnh hội được môn võ biến ảo khôn lường này có khả năng nhảy lên không trung và tung ra ba đòn hiểm. 
Cau chuyen ky bi ve cac dao si vung Bay Nui An Giang-Hinh-12
 Những câu chuyện võ thuật ly kỳ như trên người thời nay chỉ được biết đến qua truyền miệng chứ không ai có cơ hội được chứng kiến, vì tất cả đều đã thất truyền. Có thể, đó chỉ là những huyền thoại được người xưa thêu dệt lên xung quanh sự thâm nghiêm u tịch của đại ngàn Thất Sơn... 

Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.

Nhiều giai thoại ly kỳ về sự ra đời của Tết Nguyên đán

(VietnamDaily) - Người Trung Quốc có nhiều giai thoại hấp dẫn về sự ra đời của Tết Nguyên đán. Trong số này, nguồn gốc Tết Âm lịch có sự thay đổi lớn từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và những giai đoạn sau.

Nhieu giai thoai ly ky ve su ra doi cua Tet Nguyen dan
 Một giai thoại được nhiều người biết đến cho rằng, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tết Âm lịch có những sự thay đổi nhỏ.

Ba Vì linh thiêng vượng khí và chuyện ly kỳ bí ẩn trong đó

Sách “Thượng Kinh phong vật chí” viết: “Ba Vì không chỉ là núi thiêng mà khí ở đây rất vượng”. Có lẽ vì thế mà người Pháp xưa đã cất công thám hiểm và sửng sốt trước sự linh thiêng kỳ ảo và đầy bí ẩn của dãy núi thiêng này.

Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do
Núi Ba Vì có phạm vi rộng khoảng 5000 ha, trong đó 3500 ha thuộc địa phận Hà Nội, 1500 ha thuộc Hòa Bình được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. 
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-2
 Núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn). Trong Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi có viết: “… Núi ấy là núi tổ của nước ta đó”.
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-3
Dãy núi Ba Vì linh thiêng trong tâm thức của người Việt, gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh và Tản Viên Sơn Thánh, vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam cùng Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh. 
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-4
 Người xưa có câu: “Nhất cao là núi Ba Vì/Thứ ba Tam Đảo/ Thứ nhì Độc Tôn”. Thực tế, núi Ba Vì chỉ cao 1.296m, còn núi Tam Đảo cao 1.581m, nhưng có lẽ Ba Vì là nơi ngự của Đức Thánh Tản Viên, nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất.
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-5
Núi Ba Vì nổi tiếng với 3 đỉnh là đỉnh Vua, Tản Viên và Ngọc Hoa. Núi Tản Viên còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn) cao khoảng 1.227m. Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh. 
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-6
 Núi Vua là đỉnh núi cao nhất tại Ba Vì với độ cao lên đến 1.296m. Trên đỉnh Vua còn có đền thờ Hồ Chí Minh, nơi để vinh danh và tỏ lòng biết ơn đến vị lãnh tụ tài ba của dân tộc ta.
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-7

 Núi Ngọc Hoa là đỉnh núi được đặt theo tên của công chúa con vua Hùng thứ XVIII được gả cho Sơn Tinh. Ngoài ra, dãy núi Ba Vì còn có các ngọn núi khác là Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi... 

Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-8
Đặc biệt dãy núi thiêng này còn có hệ thống đình, chùa, các di tích như đình Tây Đằng, đình Quang Húc, đình Đông Viên, đình Thanh Lũng, đền Trung Cung, cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ...
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-9
Trên dãy núi Ba Vì có Vườn quốc gia Ba Vì với hệ sinh thái phong phú đa dạng, có nhiều khu du lịch sinh thái như Khoang Xanh, Ao Vua, suối nước khoáng Tản Đà, các đền thờ. Dưới chân núi có hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai.
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-10
Được biết, thời xưa, người Pháp rất quan tâm tới núi Ba Vì. Năm 1902, Công sứ Pháp tại Sơn Tây là Theodore Muselier đã cùng đội tùy tùng lên núi thám hiểm. Chuyến đi không chỉ khám phá mà hơn thế, Muselier muốn tìm đến nơi thờ vị thánh thiêng trong tâm thức người Việt.
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-11
 Trong hồi ký, Muselier đã viết về đền Thượng và sự kỳ ảo ở đỉnh Ba Vì: “... Họ đã huy động bao nhiêu người để xây dựng ngôi đền? Đường đi vô cùng khó khăn, rất hiểm trở, nguy hiểm, họ mất bao nhiêu thời gian để vận chuyển vật liệu?...”.
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-12
Ông viết thêm: “Rồi tôi miên man nghĩ về vị thánh được thờ trong đền. Đang chìm vào suy nghĩ, bỗng nhiên tôi giật mình khi nhìn một quầng sương như một chiếc thuyền khổng lồ màu bạc lao thẳng đến” 
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-13
“Cú va chạm nhẹ nhưng thảng thốt đầy cảm xúc. Vừa kịp thấy cái lạnh phả vào mặt, tôi đã thấy nắng rực rỡ bừng lên. Sương bị nắng bào mòn, mỏng như khói bao phủ lên cây rừng khiến màu xanh của đại ngàn bỗng chốc bị đổi màu giống như một tấm ảnh cũ vì thời gian. Vài phút sau cảnh vật bật nét trở lại, xanh ngắt...”. 
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-14
Trong sách “Thượng Kinh phong vật chí”, phần viết về xứ Đoài có câu: “Ba Vì không chỉ là núi thiêng mà khí ở đây rất vượng, tốt cho sức khỏe”. Đây cũng là lý do mà những năm 40 thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cho xây khu nghỉ dưỡng ở trên núi. 
Ba Vi linh thieng vuong khi va chuyen ly ky bi an trong do-Hinh-15
 Hiện dãy núi Ba Vì linh thiêng đang trở thành điểm đến du lịch linh thiêng của người Việt.

Mời độc giả xem video: Khai giảng năm học mới 2021 - 2022: Một năm học đầy thách thức. Nguồn: VTV24.

Tin mới