Câu chuyện đẹp về sự tự tế của bóng đá Việt Nam

Trước ngày Đại hội VFF khoá 9, ông Trần Văn Quỳnh cùng Trưởng đoàn CLB Kon Tum - Phạm Quý Dương đến thăm cầu thủ trẻ Đình Thông.

Vị chủ tịch CLB Kon Tum cầm tay cầu thủ Đình Thông dặn dò và hỏi thăm về gia đình của em. Sau một hồi nói chuyện, ông Quỳnh quay sang nói với Trưởng đoàn CLB Kon Tum - Phạm Quý Dương là giao nhiệm vụ phải chăm sóc thật tốt cho Đình Thông, có chuyện gì phải thông báo ngay lập tức. 

Đình Thông đến với CLB Kon Tum theo diện cho mượn từ một trung tâm bóng đá trẻ ở Thanh Hoá. Đình Thông đã bị đứt dây chằng trong trận đấu giữa Kon Tum và Phú Yên, thuộc khuôn khổ vòng loại giải hạng Ba Quốc gia 2022. Trước nỗi lo lớn về tương lai, Đình Thông nhận được sự động viên từ Chủ tịch Trần Văn Quỳnh. Ngày bế mạc giải hạng Ba, ông Quỳnh tặng cho Đình Thông một năm tiền lương để an tâm chữa trị chấn thương. Ông Quỳnh cử người của CLB Kon Tum đưa Đình Thông vào TPHCM để bác sĩ Hùng (bác sĩ Việt Nam giỏi nhất về điều trị chấn thương cho các VĐV, cầu thủ) làm phẫu thuật. Toàn bộ chi chí được ông Trần Văn Quỳnh chi trả cho Đình Thông.

Cau chuyen dep ve su tu te cua bong da Viet Nam

Chăm lo tử tế cho cầu thủ đã là việc làm gieo hy vọng và chung tay đóng góp cho bóng đá nước nhà phát triển.

Ông Trần Văn Quỳnh không chỉ nghĩ đến hai chữ trách nhiệm với Đình Thông, mà đặt vào vị trí của người làm bố mẹ có con đi đá bóng bị chấn thương. Tôi chắc chắn rằng, Đình Thông sẽ nhớ mãi về ông Trần Văn Quỳnh trong cả sự nghiệp quần đùi áo số. Em ấy đã ngạc nhiên khi bản thân được lo toàn bộ chi phí chữa trị, cộng thêm 1 năm lương để an tâm hồi phục. Vì chúng ta dõi theo bóng đá Việt Nam thì đều hiểu không phải ai cũng hào sảng chi ra số tiền mấy trăm triệu, thậm chí tiền tỷ để chữa chấn thương cho một cầu thủ trẻ. Phần lớn chỉ có tranh cãi về chuyện trả tiền chữa chấn thương cho cầu thủ. Bóng đá Việt Nam từng lùm xùm chuyện trung vệ Quế Ngọc Hải suýt rơi cảnh giải nghệ vì không đủ tiền viện phí cho Anh Khoa. 

Tâm thế của ông Trần Văn Quỳnh là luôn cho đi nếu cảm thấy đúng và bản thân có đủ khả năng san sẻ. Ông Quỳnh đến với bóng đá cũng vậy, không làm việc quá sức so với bản thân và làm việc gì cũng luôn đặt hai chữ tử tế lên hàng đầu. 

Câu chuyện tử tế với cầu thủ của chủ tịch CLB Kon Kum gửi đi thông điệp thiết thực với bối cảnh bóng đá Việt Nam ở hiện tại: Chuyện cống hiến thật, đam mê thật, làm thật, chăm lo tử tế cho cầu thủ trẻ đã là việc làm gieo hy vọng và chung tay đóng góp cho bóng đá nước nhà phát triển. 

Ngược lại, một nền bóng đá khó phát triển nếu ai cũng muốn “đi tắt đón ngọn”, tập trung cho phần đỉnh (sân chơi chuyên nghiệp) mà bỏ quên phần gốc (bóng đá trẻ). Càng đáng suy ngẫm khi nhiều CLB chuyên nghiệp đang rơi vào cảnh nợ tiền, bỏ các cầu thủ bơ vơ, thậm chí phá sản… Chuyện bóng đá đang có xu thế trở thành “nghề đòi nợ” với cầu thủ là nỗi đau lớn, là rào cản cho bóng đá nước nhà phát triển.

Cau chuyen dep ve su tu te cua bong da Viet Nam-Hinh-3

Đừng để cầu thủ đá bóng trong nỗi lo bị "quỵt tiền" và bóng đá trở thành "nghề đòi nợ". Ảnh: SGFC

Tôi kỳ vọng rằng, một người có tầm nhìn thực tế và chọn bóng đá tử tế như ông Trần Văn Quỳnh vào Liên đoàn bóng đá Việt Nam khóa 9 sẽ góp phần thay đổi câu chuyện kể trên. Ví dụ chuyện ông Quỳnh lo cho Đình Thông cần được nhân rộng, không phải về góc độ truyền thông mà nói về tâm thế người làm bóng đá, bởi có những doanh nhân như ông Quỳnh thì nhiều cầu thủ không phải rơi vào cảnh vừa đá bóng, vừa lo bị “quỵt tiền”.

Bóng đá cũng như cuộc sống, cầu thủ phải nỗ lực rất nhiều, chăm chỉ, luôn tìm kiếm cơ hội để thành công, luôn khát vọng cống hiến cho bóng đá nước nhà. Những người quản lý bóng đá Việt Nam phải có trách nhiệm giúp cầu thủ được đảm bảo quyền lợi chính đáng, vì phía sau họ còn có gia đình!

Uất ức vì bị chê diễn nhạt, “Quỳnh búp bê” tiết lộ luôn phần kết phim

Phương Oanh lên tiếng giải thích vì sao nhân vật Quỳnh búp bê của cô mờ nhạt suốt thời gian dài.


Cho tới thời điểm này, cô có thể chia sẻ một chút về sự thay đổi của nhân vật Quỳnh búp bê từ đầu phim đến khi sắp kết thúc?

Tân hôn chị dâu ngồi thu lu ở cửa phòng, tôi hỏi thăm rồi khiếp hãi

Bữa tối mọi người có lên gọi chị dâu tôi xuống ăn cơm nhưng chị quay mặt vào tường than mệt, không ai nghi ngờ gì cả.

Anh trai tôi quen chị Quỳnh qua mai mối. Anh tôi 32 tuổi, còn chị Quỳnh cũng 29 rồi. Nói thật là anh chị chẳng còn trẻ để yêu đương dông dài. Chính vì thế, xét thấy điều kiện khá tương xứng, anh chị cũng tương đối hài lòng về tính cách và công việc của nhau, sau 4 tháng tìm hiểu thì gia đình đôi bên vui mừng tổ chức đám cưới cho anh chị.

Tôi là em gái út, hiện tại chưa kết hôn, vẫn sống cùng bố mẹ. Không biết anh tôi và chị Quỳnh sau này có kế hoạch ra ở riêng hay không nhưng ngay sau đám cưới thì tạm thời anh chị vẫn sống cùng nhà với bố mẹ tôi.

Đọc nhiều nhất

Nữ coser Remind "biến hình" bùng nổ "visual"

Nữ coser Remind "biến hình" bùng nổ "visual"

Mới đây, Remind biến hình thành nhân vật Feixiao trong tựa game Honkai: Star Rail. Nữ coser đã thành công thu hút được lượng tương tác lớn với hình ảnh mới xinh đẹp, đáng yêu.

Tin mới