Cắt liên lạc 3 năm khi mẹ tái hôn, ngày về tôi đầy hối hận

Nghe tin mẹ sắp tái hôn với một người đàn ông ít tuổi hơn, tôi sốc toàn tập. Mẹ gọi cho tôi nhiều lần nhưng tôi đều không nghe, thậm chí tôi còn đổi số điện thoại, cắt mọi liên lạc với mẹ.

Tôi là con trai duy nhất trong nhà nên luôn được bố mẹ yêu chiều hết mực. Từ bé tôi đã nghe mọi người nói rằng tôi là con cầu tự, bố mẹ tôi hiếm muộn, phải đi chữa trị và cầu khấn suốt nhiều năm mới sinh được tôi. Có lẽ chính vì thế, tôi luôn có cảm giác mình quý giá với bố mẹ hơn những đứa trẻ khác.
Trong ký ức tuổi thơ, tôi là một đứa trẻ hạnh phúc vì luôn là tâm điểm yêu thương của cả bố và mẹ. Mẹ tôi là giáo viên, bố là bộ đội, tuy chẳng phải giàu có nhưng cuộc sống bình yên và ổn định. Cú sốc nặng nề nhất xảy ra là khi tôi học lớp 8, bố tôi đột ngột qua đời do đột quỵ. Đã phải mất rất nhiều thời gian, mẹ con tôi mới có thể cân bằng lại cuộc sống vì thiếu vắng bố.
Cũng kể từ đó tôi và mẹ càng trở nên quan trọng hơn với nhau, đặc biệt tôi không bao giờ muốn san sẻ tình yêu thương của mẹ với bất kỳ ai. Khi tôi học cấp 3, có lần nghe thấy một người họ hàng khuyên mẹ tôi tái hôn tôi đã rất bực tức mà sửng cồ lên với họ. Mẹ biết tôi không thích nên cũng không bao giờ để ai nhắc đến chuyện đó trước mặt tôi.
Cat lien lac 3 nam khi me tai hon, ngay ve toi day hoi han
Ngày tôi đỗ vào trường đại học yêu thích, mẹ vui lắm nhưng cũng buồn vì 2 mẹ con sẽ phải xa nhau. Để mẹ yên tâm, tôi hứa sẽ gọi điện mỗi ngày và về nhà thường xuyên khi được nghỉ học. Trước khi lên Hà Nội nhập học, tôi còn đến chào tạm biệt người thầy giáo mà tôi kính trọng nhất, đó là thầy T. – giáo viên chủ nhiệm hồi cấp 2 của tôi. Thầy cũng là đồng nghiệp thân thiết với mẹ nên tôi có lời nhờ thầy quan tâm giúp đỡ mẹ tôi lúc tôi vắng nhà.
Mọi chuyện đều thuận lợi, tôi học tốt, thỉnh thoảng còn được học bổng. Tình hình của mẹ ở nhà tôi đều nắm được. Mỗi khi gọi điện về, mẹ tôi đều rất phấn khởi, trong câu chuyện của bà cũng hay có thầy T. xuất hiện. Điều đó làm tôi thấy vui và yên tâm chứ không nghĩ ngợi gì nhiều.
Khi tôi học năm thứ 3 đại học thì mẹ về hưu. Có nhiều thời gian rảnh rỗi, mẹ gọi điện cho tôi nhiều hơn, có những lần còn lên tận Hà Nội thăm tôi. Thế nhưng do bận học và đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm, tôi có ít thời gian dành cho mẹ hơn. Mẹ hiểu nên cũng không làm phiền tôi nhiều nữa.
Tốt nghiệp, tôi có cơ hội tốt nên đi làm luôn chứ không về quê. Trong một lần đi gặp khách hàng, tôi tình cờ gặp lại bạn cũ thời cấp 2. Sau những câu chuyện hàn huyên, bạn chúc mừng tôi vì nghe đâu tôi sắp có bố dượng trẻ tuổi. Tôi sốc thực sự nên không giữ được bình tĩnh, tôi kết tội người bạn này ăn nói hàm hồ rồi bỏ đi mặc cậu ấy ngồi lại đầy bối rối…
Về nhà, tôi lập tức gọi điện cho mẹ hỏi rõ thực hư. Mẹ tôi bất ngờ lắm, bà ngập ngừng một lúc rồi thừa nhận: “Mẹ biết con không thích nhưng con đã trưởng thành, rồi con cũng sẽ có gia đình riêng… Còn mẹ, một mình rất trống vắng, mẹ cũng muốn có bạn để chia sẻ…”.
Chỉ nghe đến đây tôi lập tức dập máy. Lòng tôi giận dữ, đau nhói vì cảm giác như bị phản bội. Mẹ lớn tuổi rồi sao vẫn còn muốn chuyện đó? Lại là một người đàn ông trẻ tuổi hơn, thật lố bịch làm sao. Có lúc tôi định gọi điện cho thầy T. để tâm sự nhưng cảm giác xấu hổ đã ngăn tôi lại. Mẹ gọi cho tôi nhiều lần nhưng tôi đều không nghe, thậm chí tôi còn đổi số điện thoại, cắt mọi liên lạc với mẹ.
Sau cú sốc này, tôi dồn hết tâm sức vào công việc để không còn thời gian mà buồn tủi nữa. Sự bận rộn giúp tôi quên đi muộn phiền và cũng giúp tôi có được thành công trong công việc. Cứ thế trong suốt 3 năm tôi không hề liên lạc với mẹ, cũng không về quê.
Công việc của tôi phát triển tốt, tôi vui vì có nhiều bạn bè mới nhưng trong lòng vẫn không thể bình yên. Thời gian trôi đi, tôi trưởng thành hơn và cũng không giận mẹ nhiều nữa. Thế nhưng mỗi khi nghĩ về bà, lòng tôi luôn tràn ngập những cảm xúc phức tạp. Một mặt, tôi nhớ khoảng thời gian đầm ấm bên mẹ, mặt khác, tôi vẫn ấm ức vì bị san sẻ tình yêu thương. Hơn hết, tôi nhớ mẹ và khao khát gia đình!
Tôi lo lắng không biết mấy năm xa cách bà có khỏe không, còn sống ở nhà cũ không? Cuộc sống của mẹ với người mới thế nào, có tốt không… Cuối cùng, tôi quyết định bắt xe về quê để trực tiếp gặp mẹ.
Về đến nhà, người đầu tiên xuất hiện khiến tôi vô cùng bất ngờ, đó chính là thầy T.. Thầy mặc bộ đồ ở nhà đơn giản và nở nụ cười ấm áp. Tôi lắp bắp hỏi sao thầy lại ở đây, trong lòng cảm thấy một sự bàng hoàng và bối rối khó tả.
Thầy chưa trả lời thì có tiếng ho dồn trong phòng ngủ nên vội vã đi vào. Tôi lặng lẽ theo sau, đó là tiếng ho của mẹ, nhìn bà nằm trên giường rất mệt mỏi. Thầy T. ân cần đỡ mẹ dậy, nhẹ nhàng vỗ lưng cho bà và thông báo về sự có mặt của tôi. Mẹ quay ra, chúng tôi nhìn nhau mà nước mắt chảy dòng…
Thì ra người mà mẹ định tái hôn lại chính là thầy T., thầy cũng đã mất vợ con trong một tai nạn giao thông từ nhiều năm trước. Thế nhưng sau cuộc điện thoại của tôi hôm đó, họ đã dừng lại tất cả. Một năm trở lại đây, mẹ vì mong nhớ tôi nhiều nên đổ bệnh, sức khỏe suy yếu.
Để mẹ tôi một mình thầy không yên tâm nên gần đây đã đến ở cùng để tiện chăm sóc. Cả thầy và mẹ đều khẳng định, họ sẽ không tái hôn nếu tôi phản đối.
Nghe xong lòng tôi dâng trào một nỗi ân hận và day dứt. Quả thật tôi đã quá ích kỷ và tham lam. Chỉ vì muốn độc chiếm tình yêu của mẹ mà tôi đã khiến 2 người tôi yêu quý nhất phải buồn khổ. Tôi xin lỗi mẹ và thầy, tôi đã trưởng thành hơn và hiểu ra tất cả.
Giờ đây tôi là người mong muốn nhất rằng mẹ và thầy sẽ tái hôn càng sớm càng tốt. Tôi mong họ sống bên nhau thật hạnh phúc và bình yên, làm chỗ dựa tinh thần cho tôi, làm gia đình của tôi…. Nhìn thầy và mẹ gật đầu, nở nụ cười trìu mến, lòng tôi thật nhẹ nhõm và ấm áp.
Độc giả giấu tên

Mang hôn nhân đi bảo dưỡng

Như một chiếc xe chạy đến hạn kỳ cũng cần được bảo dưỡng, nếu bạn yêu cuộc hôn nhân này, yêu người vợ này, người chồng này, ta cũng nên mang cuộc hôn nhân của ta đi bảo dưỡng nó?

"Hôn nhân của tôi vẫn "chạy ngon" mà"?
Nhiều người nói vậy khi tôi nói hãy định kỳ mang hôn nhân đi bảo dưỡng. Đặc biệt là các quý ông. Thì đấy, vợ vẫn "ngoan" khi chồng mang tiền về đều đặn. Thì đấy, ngày ba đêm bảy, vợ không bao giờ phải đòi. Thì đấy, "việc nhà tôi vẫn làm". Thì đấy, "lâu lắc rồi vợ chồng tôi chẳng cãi nhau. Vợ lúc nào cũng đúng, tôi chẳng bao giờ cãi vợ". Hôn nhân vì thế mà ngon chán, sao phải mang đi bảo dưỡng?!

Hành xử của cha mẹ trước nguy cơ con cái tan vỡ hôn nhân

Khi con cái đứng trước nguy cơ tan vỡ, cha mẹ không nên chỉ lắng nghe một phía, cũng không nên bênh vực hay phán xét bên nào một cách vội vàng, hấp tấp, chủ quan.

Hanh xu cua cha me truoc nguy co con cai tan vo hon nhan
Cha mẹ cần mang đến cho các con tinh thần yêu thương, tha thứ để giúp con hành xử lý trí, sáng suốt hơn. Ảnh: Internet

Cách nói chuyện giúp cha mẹ dễ dàng khiến trẻ chịu lắng nghe

Con không chịu lắng nghe và ghi nhớ những gì cha mẹ dạy bảo khiến nhiều phụ huynh cáu gắt. Vậy có cách nào để cải thiện điều đó?

Khả năng lắng nghe không chỉ là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển ban đầu của trẻ mà còn rất quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ và đạt được thành công trong cuộc sống khi trưởng thành. Tuy nhiên, đa phần trẻ không muốn lắng nghe, khiến cha mẹ tức giận.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.