Cặp vợ chồng Rob 49 tuổi và Sam Fatzinger 46 tuổi ở Bowie, Maryland, Mỹ đã kết hôn được 25 năm và có với nhau 13 người con. Gia đình đông con, chỉ một mình ông Rob kiếm tiền nhưng chưa bao giờ họ rơi vào cảnh nợ nần dù là nợ mua xe hay nợ học hành của các con.
Ông Rob hiện là kỹ sư phần mềm, kiếm được khoảng 110,000 đô (khoảng 2,5 tỷ đồng) một năm. Sống ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, phải nuôi 13 đứa con ăn học nhưng nhờ biết căn ke và chi tiêu hợp lý, gia đình ông vẫn sống thoải mái.
Đại gia đình Fatzinger với 13 người con. |
Ngay từ khi mới kết hôn, cặp vợ chồng đã muốn xây dựng một đại gia đình nên không ngừng sinh con.
Nhớ lại lời cầu hôn 25 năm trước, Rob đã hỏi Sam: “Em có muốn sống với một người đàn ông sẽ cho em 10 đứa trẻ, một ngôi nhà có hàng rào trắng và một chú cún cưng?”. Lúc đó bà Sam đã trả lời rằng bà sẽ sinh 11 đứa trẻ và đồng ý lấy ông.
Cặp đôi kết hôn năm 1989, một năm sau thì sinh con gái đầu lòng, hiện đã 24 tuổi, tốt nghiệp đại học và kết hôn ngay sau sinh nhật thứ 21. Các con của gia đình Fatzinger hiện có 4 người đang học đại học, hai người đang học cấp 3, hai người học cấp 2, hai người học cấp 1 và hai bé chuẩn bị đến tuổi đến trường. Cả 12 người con đầu của họ đều sinh tự nhiên.
Bà Sam tự dạy con tại nhà cho đến ngày con đi học đại học. Nhưng mỗi tuần họ thuê gia sư 2 ngày cho các con đang học cấp 3 để củng cố lại kiến thức mà con đã học, chi phí cho việc học của mỗi đứa trẻ vào khoảng 2,500 đô mỗi năm.
Mặc dù sống ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ, gia đình chỉ có 1 người đi làm, nuôi 13 người con nhưng gia đình Fatzinger hiện không có khoản nợ nào. |
Hai vợ chồng chia sẻ rằng, họ liên tục sinh con kể từ khi kết hôn đến nay nên không kiếm được nhiều tiền thời trẻ.
“Chúng tôi kết hôn năm 1989, sinh con đầu năm 1990. Trong 10 năm từ 1990-2000 cả hai vợ chồng cùng làm việc ở tiệm sách của gia đình. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi, ngoài ra tôi phải làm các công việc lặt vặt khác để kiếm thêm thu nhập, bao gồm cả việc cắt cỏ.
Trong suốt những năm 90, thu nhập của gia đình tôi chỉ khoảng 36,000 đô một năm. Nó chỉ đủ chi tiêu chứ không có khoản tiết kiệm nào cho tuổi già”, ông Rob kể.
Năm 2000, mạng internet bắt đầu bùng nổ và lượng người mua sách điện tử ngày càng nhiều, sách in ế ẩm nên gia đình Fatzinger phải đóng cửa hàng sách vào mùa hè năm đó.
Ông Rob sau đó được một người bạn mời về làm ở công ty phần mềm máy tính. “Đó là một công việc ổn với gia đình tôi. Lúc mới làm không kiếm được nhiều lắm nhưng dần dần thu nhập đã tăng đáng kể, từ 40,000 đô một năm nay đã được 104,000 đô một năm. Ngoài ra công ty cũng có nhiều chế độ đã ngộ khác như chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm và các kỳ nghỉ”, ông Rob nói.
Ngoài làm việc ở công ty, ông Rob vẫn làm thêm một số việc lặt vặt khác, tổng thu nhập của gia đình một năm khoảng 110,000 đô.
Các con của ông Rob và bà Sam được dạy về đồng tiền từ khi còn rất nhỏ. Chúng tự tiết kiệm tiền cho việc học đại học hoặc dành học bổng để trang trải việc học. |
Năm 2000, cặp vợ chồng đã mua được nhà riêng, đến năm 2012 thì trả hết nợ mua nhà. Từ năm 2005, cặp vợ chồng bắt đầu dành tiền tiết kiệm cho tuổi già.
Sinh hoạt trung bình của một hộ dân ở Bowie tốn khoảng 15,120 đô cho thức ăn một năm (khoảng 1,260 đô một tháng), 465 đô một tháng cho các dịch vụ, 150 đô một tháng cho tiền ga và khoảng 225 đô cho chăm sóc sức khoẻ, y tế.
Gia đình Rob còn dành 200 đô mỗi tháng cho các hoạt động vui chơi giải trí của con, bao gồm cả chơi thể thao và các chuyến đi nghỉ ngắn. Cặp vợ chồng để dành 6,000 đô cho các trường hợp khẩn cấp.
“Chúng tôi ghét nợ nần và giờ chúng tôi không nợ khoản nào hết. Ngôi nhà chúng tôi đang ở hiện có trị giá khoảng 375 - 400,000 đô”, Rob nói.
Nhưng không phải hết nợ nần mà gia đình Fatzinger tiêu xài hoang phí, mua xe mới, quần áo đắt tiền hay những chuyến đi nghỉ dưỡng đắt đỏ. Mà họ vẫn sinh hoạt bình thường và dành số tiền dư ra để tiết kiệm.
Rob cho biết, mỗi mùa hè ông kiếm thêm được khoảng 3,500 đô từ việc cắt cỏ cho hàng xóm. Ông cho số tiền này vào tài khoản tiết kiệm để lấy lãi.
“Tất cả số tiền kiếm được từ các công việc làm thêm chúng tôi đều cho vào tài khoản tiết kiệm. Vợ tôi làm thêm việc trông trẻ và gia sư cũng kiếm được khoảng 1,500 - 2000 đô một năm. Chúng tôi cũng thanh lý một số đồ đạc không dùng tới, mỗi năm cũng được thêm 500 - 2000 đô”, ông kể.
Theo tính toán của Rob, mỗi năm ông tiết kiệm được khoảng 35,000 - 40,000 đô (800 - 900 triệu đồng).
Không chỉ bố mẹ làm việc, tiết kiệm, các con của ông Rob và bà Sam được dạy về cách quản lý tiền từ thời thơ ấu.
“Các con tôi bắt đầu làm việc và tiết kiệm tiền từ khi chúng còn rất nhỏ. Từ năm 12 tuổi chúng đã có thể trông trẻ, cắt cỏ, dọn tuyết hoặc làm một vài việc lặt vặt khác.
Nhờ thế các con đều biết quý trọng đồng tiền, biết biết kiệm chứ không chi tiêu hoang phí. Chúng tự kiếm tiền để mua ipad, điện thoại, xe hơi, gas, bảo hiểm xe và chi phí học hành. Chúng mua xe cũ và tự trả các khoản phát sinh.
Chúng tôi thường tìm mua lại xe cũ của những người già bởi xe đó đi rất ít và được bảo dưỡng tốt. 5 người con lớn của tôi đều sở hữu xe riêng do chúng tự mua”, Rob kể.
Riêng ông và vợ hiện sở hữu 3 chiếc xe.
Cặp vợ chồng hiện tiết kiệm được khoảng 35,000 - 40,000 đô một năm. |
Về việc đi học đại học của con, ông Rob cho biết các con phải tự trang trải bằng cách tiết kiệm cho việc học từ lúc còn nhỏ.
“Hai vợ chồng tôi khuyến khích con đi tìm hiểu 2 năm rồi hãy quyết định nên theo nghề nào. Và các con đều làm thế. Chúng tôi có một trường cao đẳng cộng đồng tốt gần nhà, các con đều học ở đó 2 năm miễn phí, sau đó mới chuyển sang học đại học hệ 4 năm. Học phí ở đây khoảng 8 - 10,000 đô một năm. Một số con tôi giành học bổng hoặc các phần thưởng là đủ trả cho học phí, một số đứa chỉ phải trả khoảng 5,000 đô một năm”, ông Rob kể.
Hầu hết sinh viên đi học đại học ở Mỹ đều phải vay tiền từ ngân hàng nhưng các con của Rob không ai phải vay.
Ông Rob hi vọng rằng 13 năm nữa khi ông 62 tuổi, ông có thể nghỉ hưu.
Mời quý độc giả xem video Người đàn ông tuyển vợ kỳ lạ (nguồn VTC):