Cấp hàng nghìn ha đất cho đại gia Xuân Trường xây chùa, Bộ TNMT nói gì?

(Kiến Thức) - Bộ TN&MT đã có văn bản trả lời câu hỏi chất vấn của ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) về căn cứ cấp hàng ngàn hecta đất tại Ninh Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Hải Phòng... để doanh nghiệp xây chùa Bái Đính, Tam Chúc? 

Việc doanh nghiệp xây chùa có nằm trong quy hoạch sử dụng đất không, việc giao đất được tính giá như thế nào... cũng được trả lời trong văn bản này.
Nhiều bất cập giao đất tại dự án Chùa Bái Đính
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật Đất đai quy định việc giao đất, cho thuê đất căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư được phê duyệt.
Nói về căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại dự án Khu núi chùa Bái Đính mới, Bộ TN&MT cho biết, được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; được tiếp tục thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (phê duyệt năm 2014) và trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các cấp tỉnh, huyện (được phê duyệt trong năm 2017).
Khu núi chùa Bái Đính thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 82/2003 và quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Tràng An đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó khu vực núi chùa Bái Đính có diện tích 1.005,3 hecta.
Về giao đất và cho thuê đất, từ năm 2006 đến năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành 9 quyết định thu hồi diện tích gần 520 hecta đất (chiếm 51,5 % so với quy hoạch được duyệt).
Cap hang nghin ha dat cho dai gia Xuan Truong xay chua, Bo TNMT noi gi?
Chùa Bái Đính. 
Giao đất cho 3 cơ quan gồm: Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hơn 495 hecta để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 18,6 hecta để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và UBND huyện Gia Viễn hơn 4 hecta để mở rộng khu dân cư hiện hữu.
Bộ TN&MT chỉ rõ, việc giao đất cho 3 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng.
Đồng thời, không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật đất đai nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất.
Chưa rõ ràng trong việc giao đất ở dự án chùa Tam Chúc
Bộ TN&MT đã thông tin về dự án Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc qua đó tiết lộ nhiều bất cập mà điển hình là việc giao đất chưa rõ ràng.
Theo Bộ TN&MT, Luật Đất đai quy định việc giao đất, cho thuê đất căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư được phê duyệt.
Bộ TN&MT cho biết, chùa Tam Chúc mới được xây dựng bên chùa cổ Tam Chúc thuộc quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với quy mô diện tích lên đến 4000 ha.
Theo đó, Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc đã có quy hoạch tổng thể được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt từ năm 2006, điều chỉnh năm 2012 (quy mô 5.100 hecta) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 526/QĐ-TTg (quy mô 4.000 hecta), gồm nhiều khu chức năng, trong đó Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc có diện tích 1.205 hecta.
Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc, với diện tích trên 2.042 hecta, chủ đầu tư là Sở Thương mại- Du lịch. Đến năm 2008, tỉnh này chấp thuận cho Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường thực hiện dự án. Từ năm 2006 đến năm 2009, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành 4 quyết định thu hồi đất và giao cho Sở Thương mại - Du lịch để phát triển Khu du lịch Tam Chúc, với tổng diện tích là 815,1 hecta.
Từ năm 2008 đến năm 2011, UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục ban hành 2 quyết định thu hồi đất đã giao và giao toàn bộ diện tích 815,1 hecta nói trên cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc theo dự án được duyệt.
Cap hang nghin ha dat cho dai gia Xuan Truong xay chua, Bo TNMT noi gi?-Hinh-2
 Chùa Tam Chúc.
Trong đó, Quyết định số 1364 ngày 04/11/2008 cho doanh nghiệp này thuê đất với diện tích hơn 500 hecta, thời hạn 50 năm. Quyết định số 1380 ngày 09/11/2011 giao hơn 300 hecta đất, hình thức giao đất để quản lý và đầu tư xây dựng khu du lịch, nhưng không yêu cầu phải bàn giao lại cho Nhà nước sau khi hoàn thành xây dựng.
Tuy nhiên, Bộ TN&MT nêu rõ, các quyết định giao đất của tỉnh còn chưa rõ ràng về nội dung.
“Mục đích sử dụng chỉ thể hiện “đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc” mà không thể hiện loại đất cụ thể theo quy định tại Điều 13 của Luật đất đai. Chưa xác định được mục đích sử dụng đất cụ thể trong từng quyết định (do tại thời điểm giao đất chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng) là không thống nhất và thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất (nếu trong phạm vi đất cho thuê có cả các công trình tôn giáo tín ngưỡng và trong phạm vi đất giao quản lý không thu tiền có cả công trình cho mục đích kinh doanh thương mại)”, Bộ TN&MT cho biết.
Dự án triển khai chưa có ĐTM...dừng ngay hoạt động
Liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh đến việc kiểm soát chặt chẽ báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Theo Điều 14 Nghị định số 18/2015 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư khu di tích lịch sử - văn hóa, khu danh lam thắng cảnh phải lập ĐTM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt căn cứ trên đặc thù, tính chất của dự án như cấp phê duyệt chủ trương đầu tư, địa điểm thực hiện (cơ cấu sử dụng đất), quy mô, diện tích…
Cụ thể, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm: Dự án có sử dụng từ 1 hecta đất vườn quốc gia; dự án có sử dụng từ 2 hecta đất trở lên của khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia; từ 10 hecta của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, từ 20 hecta đất trở lên của khu dự trữ sinh quyển; dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt ĐTM của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, gồm: các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trừ các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt ĐTM của UBND cấp tỉnh, gồm các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng phê duyệt ĐTM của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Đối với các dự án triển khai xây dựng khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt ĐTM, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay các hoạt động xây dựng, đồng thời Bộ có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi triển khai dự án tổ chức thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật, báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
“Quan điểm của Bộ TN&MT chỉ cho phép dự án được tiếp tục triển khai sau khi đã làm rõ hiện trạng triển khai xây dựng dự án, các tác động tới môi trường và xã hội, các rủi ro môi trường là hậu quả của việc triển khai dự án chưa có ĐTM, buộc có các phương án giảm thiểu tác động, khắc phục thiệt hại, thậm chí phá dỡ các công trình xây dựng không bảo đảm an toàn, có ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội”- Bộ TN&MT cho biết.
Bộ TN&MT cho biết, việc xem xét cho phép tiếp tục triển khai dự án chỉ được thực hiện sau khi chủ dự án đã đánh giá tác động đầy đủ về mặt môi trường, xã hội trong các giai đoạn tiếp theo của dự án, có các biện pháp giảm thiểu tương ứng được Hội đồng thẩm định chấp thuận nhằm bảo đảm dự án vẫn phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, với quan điểm không để dự án trở thành dự án treo, lãng phí tài nguyên, cản trở phát triển của địa phương.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề môi trường khi xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư khu di tích lịch sử - văn hóa, khu danh lam thắng cảnh trong thời gian tới, Bộ TN&MT cho rằng cần triển khai nhiều giải pháp.
Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý chặt chẽ việc cấp phép đầu tư cho những dự án đầu tư khu di tích lịch sử - văn hóa, khu danh lam thắng cảnh sau khi đã đánh giá đầy đủ giữa chi phí và lợi ích của việc thực hiện dự án.
“Rà soát lại các quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư đang xin cấp phép, các dự án đang triển khai để có những biện pháp điều chỉnh và quản lý phù hợp trên cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững”- BỘ TN&MT cho hay.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các dự án có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các dự án có liên quan đến các khu di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, khu bảo tồn, di tích lịch sử văn hóa mà chưa có đánh giá đầy đủ tác động tới môi trường.
Hải Phòng đang làm thủ tục hủy bỏ cho phép Dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh
Bộ TN&MT cho biết ngày 30/10/2015, thành phố Hải Phòng có thông báo số 288/TB-UBND chấp thuận chủ trương, cho phép Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường khảo sát diện tích khoảng 500 ha tại khu vực đảo Cái Tráp (huyện Cát Hải) để nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 1/500 và Dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện, UBND thành phố Hải Phòng đang làm thủ tục để hủy bỏ thông báo trên,
Đối với Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (ATK) Định Hóa có quy mô sử dụng đất là 19,9 ha, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định là phù hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2016 -2020 tỉnh Thái Nguyên đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên đến nay, UBND tỉnh Thái Nguyên chưa giao đất cho doanh nghiệp, do hiện nay doanh nghiệp đang hoàn thiện thiết kế dự án theo quy hoạch được duyệt, chưa có hồ sơ xin thuê đất theo quy định.

Những ngôi chùa phải ghé thăm ở Bình Định dịp Tết Nguyên đán

(Kiến Thức) - Nếu có dịp "vi vu" ở Bình Định vào dịp Tết Nguyên đán, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá những ngôi chủa nổi tiếng ở miền đất võ.

Nhung ngoi chua phai ghe tham o Binh Dinh dip Tet Nguyen dan
1. Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp hình thành từ năm 1683, được coi là ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Định. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.

Trùng hợp lạ kỳ của ba ngôi chùa thiêng nổi tiếng Đà Lạt

(Kiến Thức) - Ở thành phố Đà Lạt có ba ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng với cái tên cùng bắt đầu bằng chữ "Linh". Đó là chùa Linh Quang, Linh Sơn và Linh Phong.

Trung hop la ky cua ba ngoi chua thieng noi tieng Da Lat
1. Tọa lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng, chùa Linh Quang là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại thành phố Đà lạt. Chùa được tạo lập vào năm 1931, trùng tu lớn vào năm 1958 và năm 1972.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.