Cấp đất, giao rừng "nhầm" cho cán bộ: Có thu hồi được không?

Nhiều cán bộ khi còn đương chức ở 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông được giao đất, rừng mặc dù họ không thuộc đối tượng được nhận theo quy định. Thanh tra Chính phủ vào cuộc, yêu cầu thu hồi toàn bộ diện tích giao trái quy định này nhưng 8 năm qua, chính quyền địa phương vẫn loay hoay chưa xử lý xong.

Giao rừng cho cán bộ
Theo Nghị định 135 của Chính phủ, những đối tượng (người dân tộc thiểu số tại chỗ; đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn đang cư trú trên địa bàn, có nhu cầu nhận giao khoán đất; hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông lâm nghiệp) được nhận đất, giao khoán rừng phục vụ phát triển kinh tế. Thế nhưng, tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk), nhiều cán bộ không thuộc đối tượng trên vẫn được giao.
Từ năm 2012, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, UBND tỉnh Đắk Lắk từng giao Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (BQLRPH) Krông Năng quản lý gần 7.800 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó 5.000 ha rừng phòng hộ đầu nguồn), nhưng do buông lỏng quản lý khiến 2.661 ha rừng bị lấn chiếm. Đáng nói, BQLRPH Krông Năng sau đó đã giao 874,9 ha cho hàng loạt đối tượng sai quy định, họ là những nhóm hộ gia đình cán bộ (đương chức thời đó) của huyện Krông Năng.
Cụ thể, đơn vị này giao rừng cho cho các nhóm hộ gồm: nhóm hộ bà Mai Thị Hải Yến (vợ ông Phạm Minh Sơn, nguyên Chủ tịch UBND huyện, sau đó làm Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, nay đã nghỉ hưu); nhóm hộ ông Trương Công Đản (nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy); nhóm hộ ông Nguyễn Minh Trình (cán bộ Chi cục Thuế huyện); nhóm hộ ông Nguyễn Đình Chương (cán bộ Chi cục Thuế huyện); nhóm hộ bà Triệu Thị Hồng (vợ ông Nguyễn Kim Liên, nguyên Chủ tịch UBND xã Cư Klông)...
Cũng từ năm 2012, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo, thu hồi toàn bộ diện tích giao trái quy định nói trên.
Tuy nhiên, đến nay sau gần 8 năm nhưng chính quyền địa phương vẫn loay hoay xử lý chưa xong . Theo đó, BQLRPH cho biết mới chỉ thanh lý hợp đồng, thu hồi được 655,1 ha rừng giao sai đối tượng; còn 219,8 ha vẫn chưa thu hồi được (trong đó có nhóm hộ bà Mai Thị Hải Yến- vợ ông Phạm Minh Sơn (58,5 ha); nhóm hộ bà Triệu Thị Hồng (80,6ha); nhóm hộ ông Nguyễn Minh Trình (45 ha)…).
Cap dat, giao rung
 Một khu đất thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng( Đắk Lắk).
Chây ỳ
Ông Nguyễn Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Đắk Nông) cũng bị Ủy ban kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo vào năm 2017, do vi phạm các quy định về luật đất đai, vi phạm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Cụ thể, dù không thuộc đối tượng, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn nhưng ông Sơn và gia đình đã kê khai nguồn gốc đất khai hoang không đúng thực tế, hợp thức hóa thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với diện tích 41,5 ha trên địa bàn 2 huyện Đắk Song, Đắk G’long (Đắk Nông).
Sau kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu thu hồi toàn bộ diện tích đất cấp trái quy định cho ông Sơn. Thế nhưng đến nay, chính quyền 2 huyện mới thu hồi được GCNQSDĐ với phần diện tích được cấp, nhưng còn đất thực tế, ông Sơn đã chuyển nhượng, hợp tác làm ăn với nhiều người. Cụ thể, tại huyện Đắk G’long, ông Sơn được cấp 4 GCNQSDĐ với 28,33 ha. Hiện tại, ông Sơn đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất này cho 8 hộ dân. Từ khi bị thu hồi GCNQSDĐ, ông Sơn liên tục có đơn đề nghị chính quyền cấp lại GCNQSDĐ cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi. Tại huyện Đắk Song, ông Sơn còn được cấp hơn chục ha đất không đúng quy định nhưng nay cũng đề nghị được cấp lại GCNQSDĐ.
Theo nguồn tin của Tiền Phong, tỉnh Đắk Nông vẫn giữ quan điểm thu hồi toàn bộ diện tích đất cấp không đúng quy định cho ông Sơn (theo như kết luận của Thường trực Tỉnh ủy giai đoạn 2017-2018). Tỉnh này cũng đang nghiên cứu phương án thu hồi hợp lý, bởi diện tích đất (đã cấp cho ông Sơn) hiện hình thành nhiều tài sản có giá trị, cần tính toán kỹ.
Ông Nguyễn Văn Hợp, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk G’long (Đắk Nông) cho biết, đang xây dựng phương án cho ông Nguyễn Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Đắk Nông) thuê lại toàn bộ diện tích đất trên. Lý do, ông Sơn đã chuyển nhượng đất cho nhiều người khác. Tài sản hình thành có giá trị lên tới nhiều tỷ đồng, UBND huyện gặp khó khăn về ngân sách hỗ trợ, bồi thường. Phía huyện đang chờ ý kiến chỉ đạo, phương án thu hồi tiếp theo của tỉnh.
Ngày 24/12, trao đổi với Tiền Phong về tiến độ thu hồi đất đã giao trái quy định theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ từ năm 2012, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Năng ( Đắk Lắk)-ông Trần Minh Châu cho biết, đã triển khai “khắc phục hậu quả”. “Chúng tôi thực hiện nghiêm kết luận. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số vướng mắc, chưa xong”, ông Châu nói.

Những vấn đề cần sửa đổi để hài hoà giữa Luật đất đai và Luật lâm nghiệp

(Kiến Thức) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai để tương thích với Luật lâm nghiệp là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và góp phần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Luật Lâm nghiệp được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2017 và có hiệu lực từ 1/1/2019, ngoài việc kế thừa Luật BV&PTR năm 2004, Luật Lâm nghiệp 2017 đã bổ sung một số quy định mới phù hợp với bối cảnh của đất nước, như điều chỉnh về phân loại rừng, giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng… , trong khi đó Luật Đất đai được Quốc hội thông qua vào năm 2013 đến nay đã có điểm không còn phù hợp với thực tế nói chung và với Luật Lâm nghiệp nói riêng. Quốc hội đã có kế hoạch sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thực tiễn quản lý lâm nghiệp Việt Nam, đồng thời tránh sự trồng chéo bất cập giữa 2 Luật...
Nhung van de can sua doi de hai hoa giua Luat dat dai va Luat lam nghiep
Ảnh minh họa. 

Bảo vệ và tăng cường quyền lợi của cộng đồng địa phương trong các dự án thủy điện

(Kiến Thức) - Trong nhóm năng lượng tái tạo, thủy điện vừa và nhỏ hiện vẫn được coi là lựa chọn phù hợp về khía cạnh kinh tế và tài chính.

Một vài nét về thủy điện
Trong nhóm năng lượng tái tạo, thủy điện vừa và nhỏ (TĐN) hiện vẫn được coi là lựa chọn phù hợp về khía cạnh kinh tế và tài chính.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.