Cao Bá Quát và chuyện cột tóc, cùm chân luyện viết chữ đẹp

Quá xấu hổ vì chữ viết "như gà bới", Cao Bá Quát tự buộc tóc lên trần nhà, cùm chân vào chân bàn để luyện chữ.

Theo Từ điển văn học, Cao Bá Quát là người rất bản lĩnh. Ông dù sống trong nghèo khổ nhưng khinh bỉ những kẻ khom lưng, luồn cúi để được giàu sang, và tự tin có thể tự thay đổi được đời mình. Khi ra làm quan, ông muốn đem tài năng giúp đời, nhưng rồi sớm nhận ra có những vấn đề không thể thay đổi.
Những lúc thấy bất lực, ông muốn hưởng an nhàn. Nhưng khi chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân ông lại không thể. Cuối cùng, con đường ông lựa chọn là tham gia khởi nghĩa nông dân.
Cột tóc lên trần nhà luyện viết chữ đẹp
Là người thông minh từ nhỏ, năm 12 tuổi, Cao Bá Quát đã theo các bậc đàn anh lều chõng đi thi. Khi còn đi học ở Bắc Ninh, Cao Bá Quát nổi tiếng về tài văn thơ đối đáp thông minh và tài họa, nhưng lại viết chữ rất xấu.
Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm, nhưng bù lại ông rất chịu khó đọc sách, học hỏi và kiên nhẫn trong học tập. Học cũng như làm, bất kỳ khi nào ông cũng phải làm cho đến nơi đến chốn.
Chân dung Cao Bá Quát.
Chân dung Cao Bá Quát. 
Xấu hổ với chữ viết như gà bới, đêm đến, ông thường thức khuya miệt mài tập viết chữ. Buồn ngủ quá, ông tự buộc tóc mình lên mái nhà để mỗi lần ngủ gật bị giật tóc đau, phải tỉnh lại.
Ông còn buộc chân vào các cạnh bàn để không thể “chạy đi chơi”. Nhờ sự quyết tâm, kiên nhẫn, một thời gian sau, từ viết chữ xấu, Cao Bá Quát nổi tiếng khắp vùng về biệt tài viết chữ đẹp.
Tương truyền, chữ viết của ông như “rồng bay phượng múa”, bút tích còn lại hiện nay được lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, con gái vua Minh Mạng.
Thời gian ở quê nhà, tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào các dịp tết.
Không những viết chữ đẹp, Cao Bá Quát còn nổi tiếng về tài văn thơ. Ông có thể "xuất khẩu thành thơ", làm vế đối mọi lúc, mọi nơi, ý tứ rất chuẩn mực, sắc sảo. Tài năng văn chương của ông khiến ngay cả ông vua hay chữ Tự Đức cũng phải thán phục. Vua trực tiếp ca ngợi ông và người bạn Nguyễn Văn Siêu rằng: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”, nghĩa là văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, đời Tiền Hán không có ai bằng.
Về sau, do tham gia khởi nghĩa nông dân, bị tru di tam tộc, các tác phẩm của ông bị tiêu hủy nhiều. Hiện nay, khoảng 1.353 bài thơ và 21 bài văn xuôi của ông vẫn được lưu giữ.
Nhà vua cũng phải kính nể
Từ nhỏ, Cao Bá Quát và người anh sinh đôi Cao Bá Đạt đã nổi tiếng thông minh. Cao Bá Quát học giỏi hơn, nhưng cũng có tính cách ngang tàng hơn.
Trong một lần biết tin vua Minh Mạng ngự giá Bắc thành, sắp đi qua Hồ Tây, thăm các thắng cảnh ở Thăng Long, Cao Bá Quát chủ động cởi đồ, lao xuống hồ tắm. Quan quân thấy vậy hoảng hốt, bắt ông trói lại.
Khi bị giải đến trước mặt vua Minh Mạng, ông không hề tỏ ra sợ hãi mà còn lấy lý lẽ ra tranh cãi. Dù tỏ ra rất tức giận, sau khi thử tài đối đáp với Cao Bá Quát, vua Minh Mạng cảm phục và tha tội chết cho ông.
Sau này khi lớn lên, vào Huế làm quan ở Bộ Lễ, Cao Bá Quát vẫn giữ tính ngang tàng. Ông rất căm ghét thói a dua, nịnh bợ của quan lại. Ngược lại, với người dân, ông luôn nhìn bằng ánh mắt bao dung, sẻ chia.
Tự Đức vốn là ông vua hay chữ bậc nhất triều Nguyễn, rất thích trổ tài thơ phú, cũng nhiều lần bị Cao Bá Quát làm cho "quê mặt".
Một lần, trước bá quan, văn võ, vua nổi hứng làm 2 câu đối treo ở điện Cần Chính: “Con nối được nghiệp bố / Tôi đền được ơn vua”. Quan lại trong triều đều cho rằng đó là câu đối rất hay, nói lên được hai rường mối của đạo tam cương.
Tuy nhiên, Cao Bá Quát lại nghĩ khác. Một lần đi qua, ông tự ý lấy bút phê vào bên cạnh mấy chữ có nội dung: “Hay chưa! Hay chưa! Cha con vua tôi đảo lộn”.
Việc đến tai Tự Đức, vua giận lắm, cho gọi Cao Bá Quát vào trị tội. Ông khảng khái trả lời: “Tâu bệ hạ, thần nghe nói đạo vua tôi phải ở trên đạo cha con. Từ nghìn xưa vẫn cứ là vua trước, tôi sau, cha trước mà con sau. Bệ hạ để như vậy chẳng phải là đảo lộn hết rồi sao?”.
Trước những lời đối đáp có lý của Cao Bá Quát, vua Tự Đức buộc lòng phải nhờ ông chỉnh sửa lại những lỗi trong vế đối của mình.
Thời gian làm quan ở bộ Lễ, Cao Bá Quát nhiều lần tự ý chỉnh sửa nội dung một số bài thơ phú của vua Tự Đức. Chính vì thế, ông bị vua ghét, về sau bị hạ chức, phải chuyển đi làm Giáo Thụ ở Hà Tây.
Sau khi từ quan về quê ở ẩn, tận mắt chứng kiến sự thối nát của xã hội đương thời, đời sống nhân dân thống khổ, Cao Bá Quát đã tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông chết trên chiến trận.
Dưới thời vua Thiệu Trị, năm 1841, Cao Bá Quát được cử làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Trong khi chấm bài, thấy 24 bài văn hay nhưng phạm húy, không muốn vì lỗi nhỏ mà đánh trượt người có tài, Cao Bá Quát cùng Phan Thời Nhạ ngầm lấy muội đèn làm mực chữa bài.
Việc bại lộ, ông và Phan Thời Nhạ bị tuyên án tử hình. Về sau, cảm phục tài đức của ông, vua Thiệu Trị tha tội chết cho Cao Bá Quát, chuyển sang tống giam. Sau đó 3 năm, ông được cho đi sứ ở Indonesia để lập công chuộc tội.

Chuyện cảm động về nhà giáo dục nổi tiếng đất Thăng Long

(Kiến Thức) - Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Kiến Thức xin gửi tới bạn đọc bài viết về nhà giáo dục nổi tiếng đất Thăng Long - tiến sĩ Nguyễn Văn Lý. 

Trong không khí kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều người không khỏi xúc động nghĩ về truyền thống giáo dục của dân tộc. Lịch sử Việt Nam từng chứng kiến biết bao tấm gương người thầy, nhà giáo dục tâm huyết với nghề, trọn nghĩa với đời, trong đó không thể không kể đến nhà giáo dục nổi tiếng đất Thăng Long - ông nghè Nguyễn Văn Lý. 

Nguyễn Văn Lý, người xã Đông Tác, huyện Vĩnh Thuận (nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Nội). Ông là cha của cử nhân Nguyễn Hữu Quý, ông nội của Cử nhân Nguyễn Hữu Cầu.

Những người cùng chí hướng gặp nhau 

Nguyễn Văn Lý tự là Tuần Phủ, hiệu Chí Đình, Chí Am, Chí Hiên, biệt hiệu Đông Khê. Thừa hưởng truyền thống của dòng họ, ông đã vượt lên hoàn cảnh gia đình sa sút vì cha mẹ ốm nặng kéo dài để học tập. Năm 1825 đỗ Cử nhân, năm 1832 đỗ Tiến sĩ. Từ đấy bắt đầu cuộc đời làm quan khá lận đận của ông nhưng lại có nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục đáng trân trọng.
Trong lúc triều đình nhà Nguyễn coi trọng việc giáo dục, khuyến khích sự phát triển của văn hóa nhưng lại quá sùng bái, rập khuôn nhà Thanh (Trung Quốc) và có nhiều hành động mất lòng dân như xây lại thành Thăng Long để thấp hơn thành Huế và xử tội nhiêu công thần... Những việc làm đó khiến những sĩ phu vốn hiểu rõ và tự hào về lịch sử dân tộc và cố đô Thăng Long đã nhiều đời là trung tâm văn hóa tỏa sáng của nước Đại Việt, không khỏi suy nghĩ. 
Tiến sĩ Tân khoa Nguyễn Văn Lý đã có bài thơ cung kính viếng thầy Phạm Lập Trai: "Hành tàng để ý y thùy hội/Sơ văn đương niên thượng hướng luân" (ý sâu xa của lễ hành tàng mấy ai đã hiểu phận con là trò, tới muộn, ít được gần, nay vẫn hướng tới thầy mong được luận cho rõ).
Nguyễn Văn Lý đã cùng Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Phạm Sĩ Ái... gặp nhau trong những nghĩ suy về thời cuộc đã mau chóng trở thành những bạn chí thiết cùng chí hướng là làm sao cho ích nước, lợi dân, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc và vai trò trung tâm văn hóa của Thăng Long. Vì vậy, các ông đã lập ra Văn hội Thọ Xương nhằm tập hợp đông đảo trí thức của một huyện nằm gần nội thành để bảo vệ văn hóa Thăng Long.
Chuyen cam dong ve nha giao duc noi tieng dat Thang Long
Đông Tác tiến sĩ Nguyễn Văn Lý. 
Khuyến khích giữ gìn truyền thống dân tộc
Văn hội Thọ Xương đã có một số hoạt động khá rõ: Vũ Tông đang làm đốc học Bắc Ninh cáo bệnh về mở trường Hồ Đình ven Hồ Gươm, Nguyễn Văn Siêu mở trường Phương Đình, Cao Bá Quát, Lý Duy Trung, Trần Văn Vi... cũng dạy học.
Sau nhiều năm làm quan lận đận, mùa hè năm 1938, Nguyễn Văn Lý bị ốm xin nghỉ về quê, tháng 5 năm đó ông đã dự lễ khánh thành văn chỉ Thọ Xương, ông chính là tác giả bài ký ghi trên bia đền thờ các tiên hiền huyện Thọ Xương, trong đó có đoạn nói về mục đích xây dựng văn chỉ: "Trên thì noi theo phong độ và ý chí của tiên hiền, dưới thì khuyến khích thế hệ mai sau trau dồi tiến tới. 
Trong phạm vi hẹp thì trở thành các vị quân tử trong làng, các vị thầy trong xã, mở rộng ra sẽ là tôn chúa giúp dân". Bài ký ngắn gọn nhưng đã nêu rõ mục đích của các ông là làm sao cho ngày càng có nhiều trường học tốt, nhiều bậc quân tử, văn hội dưới sự lãnh đạo của nhóm các ông và cả sau khi các ông qua đời đã gắng sức thực hiện đúng. Một biểu hiện đáng nêu là năm 1873 khi đốc học Hà Nội Lê Đình Diên bị bọn tay chân Pháp hành hung, Văn hội đã lập ngay nghĩa đoàn 300 người đi đánh chúng.
Với tính năng động và quan hệ rộng, trong hai năm ở Hà Nội, Nguyễn Văn Lý còn có nhiều hoạt động khác, nhất là việc xây dựng Hội Hướng thiện  nhưng khi Đại hội thành lập ông phải trở lại Huế, theo lệnh của nhà Vua. Dưới sự lãnh đạo của Vũ Tông Phan và sau là Nguyễn Văn Siêu, Hội đã khuyến khích việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Đặc biệt, Hội đã tôn tạo vùng Bắc Hồ Gươm thành quần thể kiến trúc Ngọc Sơn, một di tích lịch sử - văn hóa tuyệt đẹp (có đài nghiên, tháp bút) đầy ý nghĩa nhân văn giữa Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Được trở về với những người bạn tâm giao
Đầu năm 1841 là Án Sát tỉnh Phú Yên, ông đã làm được khá nhiều việc ích nước, lợi dân. Nhân dân tặng quà, ông đều không nhận nói là để lưu đức trạch với đời cho con cháu. Có lẽ do quá tự tin ở cái tâm của mình nên đã có lúc ông bị kẻ xấu vu oan, ông bị cách lưu vào làm ở Viện Hàn Lâm 

Lê Xuân Khiêm: Đừng cúi đầu làm nô lệ

(Kiến Thức) - Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ cũng là người khai hoang lập thành Hòa An, người đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Về nước dựng thành
Khoảng cuối năm 1854 đầu năm 1855, ông Khiêm lại xuống tàu quay về châu Á. Về tới đất nước, ông chưa dám về quê nhà. Ông viết một bức thư nhờ một Hoa kiều về Hải Phòng thuê tiền một ông khách trú đóng vai thầy lang mang thư của ông lên Phú Thọ tìm gặp và trao thư cho người anh Trần Mạnh Trí đang làm thầy đồ dạy chữ cho trẻ nhỏ ở trong vùng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới