Cảnh tượng kinh ngạc ở “cổng địa ngục” có thật trên Trái đất

Cảnh tượng kinh ngạc ở “cổng địa ngục” có thật trên Trái đất

Tại thành phố Pamukkale, tỉnh Denizli thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy "cổng địa ngục" của người Hy Lạp cổ đại. Cách đây hàng ngàn năm, nơi nguy hiểm này được gọi là hang Pluto.

Theo thần thoại của người La Mã và Hy Lạp cổ đại, trần gian và địa ngục được kết nối với nhau bởi một cái hang. Người Hy Lạp gọi hang này là Ploutonion, còn trong ngôn ngữ Mỹ Latinh nó được gọi là Plutonium. Giới khảo cổ ngày nay gọi là Pluto. Trong suốt nhiều năm, giới chuyên gia nỗ lực tìm kiếm " cổng địa ngục" của người Hy Lạp cổ đại.
Theo thần thoại của người La Mã và Hy Lạp cổ đại, trần gian và địa ngục được kết nối với nhau bởi một cái hang. Người Hy Lạp gọi hang này là Ploutonion, còn trong ngôn ngữ Mỹ Latinh nó được gọi là Plutonium. Giới khảo cổ ngày nay gọi là Pluto. Trong suốt nhiều năm, giới chuyên gia nỗ lực tìm kiếm " cổng địa ngục" của người Hy Lạp cổ đại.
Giới chuyên gia đã tìm được một số ghi chép về "cổng địa ngục" của người Hy Lạp. Trong đó, Strabo - nhà địa lý Hy Lạp sống trong khoảng thời gian từ năm 63 trước Công nguyên tới khoảng năm 24 sau Công nguyên đã có những mô tả hang Pluto.
Giới chuyên gia đã tìm được một số ghi chép về "cổng địa ngục" của người Hy Lạp. Trong đó, Strabo - nhà địa lý Hy Lạp sống trong khoảng thời gian từ năm 63 trước Công nguyên tới khoảng năm 24 sau Công nguyên đã có những mô tả hang Pluto.
"Khí độc ở nơi đó dày đặc tới mức con người hầu như không thấy đáy của nó. Mọi động vật chết ngay tức thì khi chui vào hang. Tôi ném những con vẹt vào hang và thấy chúng tắt thở rồi rơi ngay lập tức", trích ghi chép của Strabo về hang Pluto.
"Khí độc ở nơi đó dày đặc tới mức con người hầu như không thấy đáy của nó. Mọi động vật chết ngay tức thì khi chui vào hang. Tôi ném những con vẹt vào hang và thấy chúng tắt thở rồi rơi ngay lập tức", trích ghi chép của Strabo về hang Pluto.
Dựa trên những tư liệu, ghi chép cổ xưa, các chuyên gia đã thực hiện các cuộc tìm kiếm và thành công trong việc xác định hang Pluto nằm ở khu di sản thế giới Hierapolis thuộc vùng Phrygia, ngày nay là thành phố Pamukkale, tỉnh Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ.
Dựa trên những tư liệu, ghi chép cổ xưa, các chuyên gia đã thực hiện các cuộc tìm kiếm và thành công trong việc xác định hang Pluto nằm ở khu di sản thế giới Hierapolis thuộc vùng Phrygia, ngày nay là thành phố Pamukkale, tỉnh Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi thực hiện nghiên cứu tại hang Pluto ở Thổ Nhĩ Kỳ, các chuyên gia đã phát hiện bí mật lớn. Theo giáo sư khảo cổ Francesco D'Andria thuộc Đại học Salento (Italy), ông và các đồng nghiệp đã tìm thấy hang Pluto bằng cách tái hiện dòng chảy của một suối nước nóng. Bởi lẽ, trên thực tế, những suối nước nóng ở Pamukkale đều bắt nguồn từ hang Pluto.
Khi thực hiện nghiên cứu tại hang Pluto ở Thổ Nhĩ Kỳ, các chuyên gia đã phát hiện bí mật lớn. Theo giáo sư khảo cổ Francesco D'Andria thuộc Đại học Salento (Italy), ông và các đồng nghiệp đã tìm thấy hang Pluto bằng cách tái hiện dòng chảy của một suối nước nóng. Bởi lẽ, trên thực tế, những suối nước nóng ở Pamukkale đều bắt nguồn từ hang Pluto.
Tại hang Pluto, nhóm nghiên cứu phát hiện sự hiện diện của khí độc tại nơi này trong suốt 2 năm tiến hành cuộc khai quật. Họ đã tận mắt chứng kiến một số con chim đã chết vì khí CO2 khi chúng bay tới gần hang Pluto.
Tại hang Pluto, nhóm nghiên cứu phát hiện sự hiện diện của khí độc tại nơi này trong suốt 2 năm tiến hành cuộc khai quật. Họ đã tận mắt chứng kiến một số con chim đã chết vì khí CO2 khi chúng bay tới gần hang Pluto.
Nhóm chuyên gia cũng tìm thấy thấy nhiều cột có khắc các dòng chữ biểu thị sự dâng hiến cho Pluto và Kore - hai vị thần dưới địa ngục. Họ cũng tìm thấy dấu tích của một ngôi đền, một hồ nước và vài bậc thang phía trên hang. Những phát hiện này đều trùng khớp với các mô tả về "cổng địa ngục" của người Hy Lạp trong các tài liệu cổ.
Nhóm chuyên gia cũng tìm thấy thấy nhiều cột có khắc các dòng chữ biểu thị sự dâng hiến cho Pluto và Kore - hai vị thần dưới địa ngục. Họ cũng tìm thấy dấu tích của một ngôi đền, một hồ nước và vài bậc thang phía trên hang. Những phát hiện này đều trùng khớp với các mô tả về "cổng địa ngục" của người Hy Lạp trong các tài liệu cổ.
Về nguồn gốc khí CO2, các chuyên gia phát hiện một vết nứt trên bề mặt đất, ở phía dưới hang Pluto. Vết nứt này tỏa ra khí carbon dioxit (CO2) với liều lượng cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sinh vật sống.
Về nguồn gốc khí CO2, các chuyên gia phát hiện một vết nứt trên bề mặt đất, ở phía dưới hang Pluto. Vết nứt này tỏa ra khí carbon dioxit (CO2) với liều lượng cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sinh vật sống.
Thông qua sử dụng máy phân tích khí di động, nhóm nghiên cứu phát hiện khí CO2 đạt mức từ 4 - 53% tại cửa hang. Khi tiến sâu trong hang, khí CO2 lên tới 91%. Với liều lượng CO2 cao như vậy, mọi sinh vật sống, thậm chí con người cũng có thể mất mạng.
Thông qua sử dụng máy phân tích khí di động, nhóm nghiên cứu phát hiện khí CO2 đạt mức từ 4 - 53% tại cửa hang. Khi tiến sâu trong hang, khí CO2 lên tới 91%. Với liều lượng CO2 cao như vậy, mọi sinh vật sống, thậm chí con người cũng có thể mất mạng.
Để lý giải cho bí ẩn vì sao các thầy tế và các loài động vật cùng vào hang Pluto nhưng chỉ có các con vật bị chết, nhóm nghiên cứu giải thích là do chiều cao. Khí CO2 nặng hơn O2, nên tầng khí này ở dưới và gần mặt đất hơn. Khi con người và con vật vào bên trong hang cùng nhau, do chúng ta cao hơn nên phần mũi tiếp xúc với tầng khí CO2 ít hơn. Trong khi đó, phần mũi của các vật ở tầm thấp nên dễ bị ngạt khí CO2.
Để lý giải cho bí ẩn vì sao các thầy tế và các loài động vật cùng vào hang Pluto nhưng chỉ có các con vật bị chết, nhóm nghiên cứu giải thích là do chiều cao. Khí CO2 nặng hơn O2, nên tầng khí này ở dưới và gần mặt đất hơn. Khi con người và con vật vào bên trong hang cùng nhau, do chúng ta cao hơn nên phần mũi tiếp xúc với tầng khí CO2 ít hơn. Trong khi đó, phần mũi của các vật ở tầm thấp nên dễ bị ngạt khí CO2.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ hình ảnh “Cổng vào địa ngục” đang ngày càng mở rộng.

GALLERY MỚI NHẤT