Cảnh sát Mỹ chặn xa lộ, đối đầu xuyên đêm với nhóm vũ trang

Cảnh sát bang Massachusetts, Mỹ, cho biết 11 người đã bị bắt giữ sau cuộc đối đầu kéo dài nhiều tiếng đồng hồ giữa cảnh sát với một nhóm đàn ông “có trang bị vũ khí nặng".

Sau gần 9 tiếng rơi vào bế tắc hôm 3/7, cảnh sát Mỹ đã trấn áp được nhóm người này "thông qua đàm phán và các biện pháp chiến thuật", bao gồm dùng cả xe bọc thép, CNN dẫn lời Đại tá Christopher Mason thuộc Sở Cảnh sát bang Massachusetts cho biết.
Cảnh sát thông báo tất cả những người bị bắt đều đã đầu hàng và không có ai bị thương tích. Ông Mason cho hay một số vũ khí đã bị thu giữ, nhưng từ chối cho biết số lượng cụ thể.
Canh sat My chan xa lo, doi dau xuyen dem voi nhom vu trang
 Cảnh sát chặn đoạn xa lộ I-95 bên ngoài Boston, Massachusetts. Ảnh: Sở Cảnh sát bang Massachusetts.
Luật sư quận Middlesex, bà Marian Ryan, cho biết các nhà chức trách đang làm việc để xác định danh tính nhóm người. Bà cho hay những người đàn ông này có thể sẽ ra hầu tòa vào ngày 6/7 vì mang súng và các cáo buộc khác.
Vụ việc xảy ra lúc 1 giờ 30 phút sáng (theo giờ địa phương), khi một viên cảnh sát lái xe đi tuần nhìn thấy hai chiếc xe trên làn đường phân luồng, với đèn khẩn cấp được bật lên.
Những người trong xe mặc đồ ngụy trang kiểu quân đội, mang đủ loại trang bị, và vác súng trường trên vai. Họ cho biết mình đang trên đường đi từ đảo Rhode đến tiểu bang Maine để tham dự cuộc huấn luyện, theo lời Đại Tá Christopher Mason.
Tuy nhiên, khi được yêu cầu trình giấy phép lái xe và sử hữu súng, những người này cho hay không có và tuyên bố rằng họ thuộc một nhóm "không công nhận luật pháp", trước khi chạy trốn vào khu vực cây cối rậm rạp.
Cảnh sát đã thiết lập một vòng vây sau đó. Theo cảnh sát, vụ việc đã khiến một đoạn đường cao tốc Liên tiểu bang 95 bị chặn trong phần lớn buổi sáng 3/7, gây ra tắc đường nghiêm trọng đúng vào kỳ nghỉ cuối tuần trùng với ngày Độc lập 4/7, tức quốc khánh Mỹ.
Cư dân của các thành phố Wakefield và Reading ở gần nơi diễn vụ việc đã được yêu cầu ở yên trong nhà.

Loạt vụ cảnh sát Mỹ làm chết người da màu gây chấn động

(Kiến Thức) - Vụ cảnh sát Mỹ ghì chết người da màu ở Minneapolis, bang Minnesota, hôm 25/5 đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và biểu tình khắp nước này. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên sự việc đau lòng như vậy xảy ra.

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong
 George Floyd, một người đàn ông da màu, đã tử vong sau khi bị một cảnh sát Mỹ ghì cổ trong vụ bắt giữ tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, hôm 25/5. Đoạn video về vụ bắt giữ cho thấy ông Floyd nằm úp mặt trên đường và nói "Làm ơn, tôi không thở được" nhưng viên cảnh sát không dừng lại. Floyd sau đó được đưa đến Trung tâm y tế Hennepin, nhưng các bác sĩ nói rằng ông đã tử vong. Ảnh: Sky. 

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-2
 Cái chết của George Floyd đã dẫn tới cuộc biểu tình bạo lực ở Mỹ. Ban đầu, cuộc biểu tình đòi công lý cho người đàn ông da màu này khởi phát ở Minneapolis, nhưng sau đó lan rộng ra khắp nước Mỹ, với diễn biến ngày càng phức tạp. Ảnh: NYT. 

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-3
 Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc cảnh sát Mỹ làm chết người da màu. Những năm qua, hành động bắn chết người da màu không có vũ trang từng làm bùng lên cuộc tranh luận về hành vi dùng vũ lực không cần thiết và phân biệt chủng tộc trong lực lượng cảnh sát Mỹ. Ảnh: Reuters. 

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-4
 Hồi tháng 10/2019, BBC đưa tin cảnh sát Mỹ Aaron Dean đã bắn chết Atatiana Jefferson, một phụ nữ da màu, khi cô đang ở nhà tại Fort Worth, bang Texas, Mỹ. Ảnh: Fox4news.

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-5
Người dân giận dữ sau vụ việc này và kêu gọi mở một cuộc điều tra ở cấp độ liên bang, cáo buộc cảnh sát đối xử tàn bạo với cộng đồng người da màu. Ảnh: AP. 

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-6
 Viên cảnh sát Aaron Dean sau đó bị bắt giữ, truy tố với tội danh giết người phụ nữ da màu, và bị giam trong nhà tù ở Tarrant. Ảnh: Reuters.

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-7
 Hồi năm 2018, cảnh sát tại Sacramento, bang California, đã bắn vào Stephon Clark (ảnh), một người đàn ông da màu, 20 phát súng khiến nạn nhân thiệt mạng. Nguyên nhân được cho là do các sĩ quan cảnh sát này tưởng nhầm chiếc điện thoại trên tay Clark là súng ngắn. Ảnh: ABC News.

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-8
 “Tại thời điểm xảy ra vụ nổ súng, các sĩ quan cho rằng nghi phạm đang chĩa súng về phía họ. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, các nhân viên điều tra hiện trường không tìm thấy bất cứ khẩu súng nào. Vật thể duy nhất nằm gần nghi phạm là chiếc điện thoại di động”, thông cáo của Sở cảnh sát Sacramento cho biết. Các sĩ quan cảnh sát có liên quan khi đó bị đình chỉ công tác để chờ điều tra. Ảnh: Getty.

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-9
 Khoảng 200 người đã tham gia biểu tình trong đêm 30/3/2018 (theo giờ Mỹ) tại thủ phủ của bang California, sau khi kết quả khám nghiệm tử thi ông Stephon Clark mâu thuẫn với tuyên bố trước đó của cảnh sát về vụ bắn chết một người da đen không mang vũ khí. Ảnh: Reuters.

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-10
 Vụ cảnh sát Mỹ bắn chết Alton Sterling, người đàn ông 37 tuổi người Mỹ gốc Phi, hồi tháng 7/2016 tại Baton Rouge, Louisiana, cũng đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và biểu tình tại nhiều nơi trên nước Mỹ. Sau vụ việc, hai cảnh sát đã bị sa thải. Ảnh: fusion.net.
Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-11
Trong đoạn video được công bố, hai cảnh sát đã nổ súng vào ngực ông Alton Sterling khi người này đang bị ghì chặt dưới đất. Đoạn video khiến người dân Mỹ phẫn nộ và đòi sa thải cảnh sát trưởng của thành phố Baton Rouge. Bộ Tư pháp Mỹ sau đó quyết định mở cuộc điều tra về vụ việc. Ảnh: NYT.  

Loat vu canh sat My lam chet nguoi da mau gay chan dong-Hinh-12
 Từ ngày 5/7/2016, hàng trăm người đã xuống đường biểu tình tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, hô vang các khẩu hiệu đòi công lý như: “Giơ tay lên, đừng bắn” hay “Vấn đề mạng sống của người da màu”... Đặc biệt, tại Philadelphia, Pennsylvania, một nhóm người còn tổ chức biểu tình phản đối tình trạng cảnh sát tàn bạo với người dân. Ảnh: NYT. 

Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình tại thành phố Minneapolis sau cái chết của George Floyd (Nguồn video: Reuters)

Cảnh sát Mỹ dắt xe đạp qua đầu người biểu tình

Một sĩ quan cảnh sát Seattle, bang Washington đã bị đình chỉ công tác sau khi dắt xe đạp qua đầu người biểu tình trong video lan truyền trên mạng hôm 23/9.

Sở Cảnh sát Seattle hôm 24/9 tuyên bố hành động của viên cảnh sát không công bố danh tính trên đang được Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt King điều tra độc lập theo yêu cầu của sở này, CNN đưa tin.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.