Cảnh ngư dân săn bắt loại cá kỳ dị nhất hành tinh ở Thanh Hóa

Được coi là 1 trong 6 loài cá dị nhất hành tinh khi vừa có mang, có phổi và vừa biết lặn, chạy trên mặt nước, chạy trên cạn, lại vừa biết leo cây, cá còi mà những ngư dân ở Hậu Lộc, Thanh Hóa bắt hàng ngày.

 
Khi thủy triều rút, những vùng đất ven biển lộ ra cũng là lúc hàng chục người phụ nữ ở vùng cửa biển Hậu Lộc (Thanh Hóa) mang giỏ đi bắt cá còi, ẩn sâu dưới lớp bùn loãng.
Từ giữa tháng Giêng (Âm lịch) đến giữa tháng 3, những người phụ nữ ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại cùng nhau bước vào vụ bắt cá còi dưới bùn ngoài bãi đất bồi sát bờ biển hay trong những cánh rừng sú, vẹt.
Theo chân những người phụ nữ ở xã Đa Lộc lội bùn hơn 1km ra khu vực bãi bồi giáp biển ở xã Hưng Lộc, chúng tôi bắt gặp hàng chục người phụ nữ độ tuổi từ 40-60 đang hì hục lội bùn tìm những lỗ nhỏ móc thành hố sâu khoảng 30-40cm để bắt cá còi.
Hàng chục người phụ nữ ở Đa Lộc mang giỏ đi bắt cá còi.
 Hàng chục người phụ nữ ở Đa Lộc mang giỏ đi bắt cá còi.
Việc bắt cá còi rất khó nhọc, nhưng những bàn tay vẫn nhoay nhoáy bốc bùn lên để bắt cá hết hốc này đến hốc khác không ngừng.
 Việc bắt cá còi rất khó nhọc, nhưng những bàn tay vẫn nhoay nhoáy bốc bùn lên để bắt cá hết hốc này đến hốc khác không ngừng.
Chị Vũ Thị Lan (trú ở thôn Trung Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc) cho biết: “Nghề này vất vả nặng nhọc lắm, cơ cực lắm, khi mới bắt đầu đi thì mỏi rời chân tay, nhưng dần dần nó cũng quen đi. Cũng vì mưu sinh nên chúng tôi tranh thủ mùa này kiếm thêm thu nhập về nuôi các con ăn học.
Cứ nước thủy triều rút là chúng tôi lại đi, có đi từ 8h sáng, có hôm thì từ 10h đến 17h chiều, có hôm thủy triều xuống muộn hơn thì 13h mới đi”.
 
Theo kinh nghiệm dân gian, mỗi lần đi bắt cá còi còn tùy theo con nước. Cũng theo người dân địa phương việc bắt cá còi tại địa phương mới rộ lên khoảng 10-15 năm nay.
Còn theo chị Lê Thị Phương, việc đi bắt cá còi cũng khá nguy hiểm vì chẳng may dẫm phải mảnh chai, mảnh sành, rồi vỏ hàu, hồ điệp, ngáo cứa đứt chân... nên phải bao tay, bao chân cẩn thận”.
Những chiếc giỏ mây hoặc tre được mang đi để đựng cá.
 Những chiếc giỏ mây hoặc tre được mang đi để đựng cá.
Những người phụ nữ vùng biển Đa Lộc bắt cá còi rất giỏi. Khi bắt được cá thì những người phụ nữ mang bán cho thương lái.
Cá còi là loại cá bống trắng kỳ lạ nhất hành tinh.
 Cá còi là loại cá bống trắng kỳ lạ nhất hành tinh.
Cá còi là một đặc sản, theo người dân địa phương giá bán bình quân khoảng 180.000 đến 200.000 đồng/kg. Với giá bán như vậy ngày ít bù ngày nhiều, mỗi người có thu nhập bình quân từ 250.000-300.000 ngày, có người bắt giỏi thì thu nhập cao hơn.
Thủy triều lên cũng lúc những người phụ nữ mưu sinh bằng nghề bắt cá còi lại trở về với gia đình.
 Thủy triều lên cũng lúc những người phụ nữ mưu sinh bằng nghề bắt cá còi lại trở về với gia đình.
Cũng theo lý giải của người dân địa phương tên gọi cá còi xuất phát từ việc những con cá nhỏ như ngón tay có chiều dài khoảng từ 10-15cm và nhỏ còi nên được mọi người gọi là cá còi, chúng thường nằm sâu dưới những lớp bùn, khi thủy triều rút thì cá ngoi lên mặt bùn kiếm ăn nhưng hễ nghe tiếng động thì lại chui ngay vào lỗ.

Cá còi hay còn gọi là cá thòi lòi là loại cá bống trắng được coi là một trong 6 loài cá dị nhất hành tinh khi vừa có mang, có phổi và vừa biết lặn, chạy trên mặt nước, chạy trên cạn, lại vừa biết leo cây.

Chúng sống chủ yếu ở vùng hạ lưu sông và vùng cửa sông giao nhau với biển (nước lợ) nhiệt đới. Những khu vực có nhiều loài cá này là Ấn Độ, Australia, Đông Nam Á…

Lội bùn rừng ngập mặn săn cá đồng mưu sinh

(Kiến Thức) - Khi thủy triều xuống, rừng ngập mặn rút nước là lúc người dân tranh thủ lặn bùn săn cá đồng mưu sinh. Nghề tuy vất vả nhưng mang lại thu nhập khá cao.

Loi bun rung ngap man san ca dong muu sinh
 Cá đồng tự nhiên rừng ngập mặn ngày càng được ưa chuộng. Chính vì thế giá mua cũng cao đáng kể. Đây có lẽ là nguồn thu nhập chính của nhiều người dân vùng rừng ngập mặn. Ảnh: Bienvanguoi. 

Vào thâm sơn cùng cốc, cảnh đẹp như tiên để nuôi cá sạch

Ngoài cảnh đẹp như tiên, hồ Na Hang còn là địa điểm nuôi các loại cá đặc sản sạch như cá bống, lăng, chiên, quả…

Lòng hồ Na Hang (Tuyên Quang) là nơi hội tụ của hai dòng sông trữ tình là sông Gâm và sông Năng, được bao bọc xung quanh bởi 99 ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp. Ngoài cảnh đẹp như tiên, nơi đây còn là địa điểm nuôi các loại cá đặc sản sạch như cá bống, lăng, chiên, quả…
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach
 Hồ Na Hang có phong cảnh hữu tình
Na Hang nghĩa là “Ruộng cuối thung lũng”. Nơi đây có những cánh đồng lúa, ngô nằm xen kẽ dưới chân núi đá vôi xanh mướt, bạt ngàn những cánh rừng nguyên sinh. Thủy điện Na Hang tạo nên lòng hồ trên núi trông thật đẹp mắt. Ở đây, nghề nuôi và khai thác thủy sản cũng đang phát triển rất mạnh.
Anh Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Long Giang cho biết, năm 2013, công ty anh đầu tư xây dựng nuôi 10 lồng cá trên hồ Ngòi Là, xã Trung Môn (Yên Sơn). Anh nhận thấy nguồn nước kết hợp với nguồn thức ăn không đảm bảo nên đầu năm 2014 công ty anh quyết định di chuyển 10 lồng cá hiện có của công ty lên nuôi tại khu vực thác Mơ trên hồ thủy điện Tuyên Quang (Nà Hang).
Khi đã chắc kỹ thuật cộng với nguồn nước đảm bảo, anh bắt đầu xây dựng khu lồng bè nuôi các loại cá đặc sản như Lăng, Chiên, Bỗng, Lóc Bông... Thấy nuôi cá đặc sản cho lợi nhuận cao hơn so với cá truyền thống, công ty mở rộng quy mô đầu tư. Sau hơn 2 năm đầu tư xây dựng đến nay công ty anh có 25 lồng bè nuôi cá sạch.
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach-Hinh-2
 Nuôi các loại cá đặc sản đang được chú trọng phát triển
“Nơi đây có nguồn nước chảy từ vùng lõi rừng đặc dụng, nên quanh năm mát mẻ rất phù hợp với việc nuôi các loại cá nước lạnh, cộng với nguồn thức ăn dồi dào nên tạo điều kiện rất tốt để phát triển thủy sản. Chúng tôi ở đây đều không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Toàn bộ thức ăn cho cá đều được đánh bắt tự nhiên bằng vó đèn trên hồ thủy điện. Để cá sống tốt, như doanh nghiệp chúng tôi phải thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi” – anh Tuấn chia sẻ.
Huyện Na Hang hiện nay có hơn 400 lồng cá, chủ yếu của 3 doanh nghiệp lớn là: Công ty TNHH lâm sản và dịch vụ Long Giang, Công ty TNHH Nhật Nam, Công ty TNHH Thường Mai. Đây là 3 doanh nghiệp đã và đang phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ. Khu nuôi cá lồng của Công ty TNHH lâm sản và dịch vụ Long Giang và Công ty TNHH Nhật Nam là khu vực có quy mô lớn tại vùng lòng hồ thủy điện. Các lồng cá được liên kết với nhau bằng những khung thép chắc chắn trên những chiếc phao và được neo cố định nên việc đi lại rất dễ dàng, có nhà lạnh để chứa thức ăn dự trữ cho cá, đội ngũ nhân viên nuôi trồng có trình độ, kỹ thuật cao.
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach-Hinh-3
 Nghề nuôi cá lồng đã mang lại thu nhập khá cho bà con (Báo Tuyên Quang)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.