Cảnh “ngồi đất ăn cơm, đêm ngủ vạ vật” của tài xế tắc biên ở Lạng Sơn

Hàng chục ngày tắc biên ở Lạng Sơn khiến các tài xế xe container nông sản không còn cách nào khác ngoài việc ăn ngủ tại chỗ trong điều kiện thiếu thốn, đắt đỏ.

>>> Mời quý độc giả xem video "Cảnh ăn ngủ vạ vật của tài xế trong chuỗi ngày tắc biên ở Lạng Sơn":
 
Những ngày vừa qua, hoạt động thông quan bị đóng băng khiến cho hàng nghìn container chở hàng hóa sang Trung Quốc bị ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn. Tắc biên, nhiều tài xế phải "ăn bờ, ngủ bụi" ngay tại cửa khẩu.
Canh “ngoi dat an com, dem ngu va vat” cua tai xe tac bien o Lang Son
 Các tài xế ăn bờ ngủ bụi ở cạnh xe container để trông xe, giám sát nhiệt độ trong container lạnh để bảo quản nông sản.
Anh Dương Thanh Tâm, tài xế container chia sẻ: "Từ xưa tới giờ chưa bao giờ chúng tôi gặp tình cảnh như vậy cả, bình thường chỉ chở hàng ra khoảng 3 - 4 hôm là về thôi nhưng lần này mắc kẹt ở đây 13 - 14 ngày rồi mà vẫn chưa dỡ được xe hàng.
Chúng tôi ăn uống luôn tại bãi xe, mấy anh em tài xế rủ nhau đi mua đồ ăn rồi tự nấu cho đỡ tốn kém. Tự nấu ăn cũng an toàn hơn, ra quán ăn đông người, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao".
Canh “ngoi dat an com, dem ngu va vat” cua tai xe tac bien o Lang Son-Hinh-2
Tài xế container nông sản chung tiền để nấu ăn cho tiết kiệm chi phí, phòng dịch Covid-19.
"Công việc vất vả lắm, nhưng nghề lái xe là vậy, chúng tôi đâu biết làm gì hơn. Giờ tôi chỉ mong được dỡ xe hàng để tôi được về nhà. Đi lâu quá rồi, nhớ nhà, nhớ gia đình lắm", anh Tâm chia sẻ thêm.
Trong khi đó, anh Nguyễn Hoàng Phước, một tài xế xe khác cho hay, trung bình một chuyến đi được trả công từ 10-11 triệu đồng, nếu xe có hai người thì chia nhau. Việc hàng hóa bị "kẹt" lại nhiều ngày khiến cho các tài xế phải tự bỏ tiền túi lo chi phí sinh hoạt. 
"Tôi ở đây chờ đợi đã gần cả tháng rồi, tính ra lương 10 triệu đồng không đủ để trả tiền thuê nhà, sinh hoạt. Chúng tôi chạy xe phải tính đến rủi ro hao hàng hóa, mà về chủ xe chắc gì đã đưa đủ tiền công. Giờ chỉ mong muốn được thông xe, để hàng hóa lưu thông, anh em lái xe vui vẻ, mau mắn, cuối năm cho trọn vẹn", anh Nguyễn Hoàng Phước nói.
Không chỉ phải ngồi đất ăn cơm, các tài xế chia sẻ họ tranh thủ chợp mắt ngay trên ô tô, hoặc mắc võng ven đường để ngủ trông hàng hóa. Tuy nhiên, ngủ cũng chập chờn vì canh cánh nỗi lo hàng hóa bị hỏng. 
Canh “ngoi dat an com, dem ngu va vat” cua tai xe tac bien o Lang Son-Hinh-3
 Toàn cảnh bãi xe hàng nghìn container tập kết gần cửa khẩu ở biên giới Lạng Sơn chờ thông quan.
Mỗi ngày, các xe chở hàng mất 80.000 - 100.000 đồng để trả tiền phí gửi xe, tính trung bình nhiều ngày bị mắc kẹt cũng xấp xỉ 1.000.000 đồng, đó là chưa kể chi phí ăn uống, sinh hoạt đắt đỏ trong những ngày bị mắc kẹt tại cửa khẩu.

Xét xử vụ chạy thận 8 người tử vong: Tiết lộ “động trời”

(Kiến Thức) - Bị cáo Trần Văn Sơn, nguyên cán bộ Phòng vật tư thiết bị y tế BVĐK Hòa Bình thừa nhận biên bản bàn giao máy móc không được lập và ký đúng ngày 28/5 mà là sau khi xảy ra sự cố chạy thận 8 người tử vong.

Tại phiên xử sơ thẩm bác sĩ Hoàng Công Lương liên quan tới vụ án chạy thận 8 người tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình sáng 16/5, để làm rõ việc quản lý, bàn giao hệ thống máy móc tại đơn nguyên thận nhân tạo, HĐXX đã xét hỏi một số cán bộ, nhân viên bệnh viện và cho các bị cáo đối chất.
Trả lời trước HĐXX, bị cáo Bùi Mạnh Quốc - Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh người sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO - tỏ ra bất ngờ Quốc tỏ ra bất ngờ và khẳng định không ký bất cứ biên bản bàn giao thiết bị nào vào ngày 28/5.

Vài nghìn đồng/kg chuối mà vẫn không ai mua

Hàng chục hecta với hàng vạn buồng chuối tây đến mùa thu hoạch nhưng không có người thu mua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người trồng chuối có nguy cơ thua lỗ hàng tỷ đồng.

Trước đây, chuối tây Thái Lan được thu mua để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhưng từ Tết trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến thị trường chuối xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh. Các lễ hội trong cả nước tạm dừng tổ chức và học sinh nghỉ học khiến lượng chuối tiêu thụ nội địa cũng giảm theo. Giá thấp, nhưng nhiều nông dân vẫn ngóng thương lái về thu mua, mong vớt vát được tiền công.
Anh Hà (trú tại xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) cho biết đầu năm 2019, dồn hết vốn liếng trong nhà và vay mượn thêm ngân hàng để trồng 6.000 gốc chuối tây trên mảnh đất gần 10 ha của mình, thế nhưng đến mùa thu hoạch lại không có người thu mua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.