Cảnh đẹp mê hồn ở ngôi chùa hoành tráng nhất Bình Định

Cảnh đẹp mê hồn ở ngôi chùa hoành tráng nhất Bình Định

(Kiến Thức) - Không chỉ là một ngôi chùa có cảnh quan và kiến trúc vô cùng ấn tượng, chùa Thiên Hưng còn là nơi lưu giữ một bảo vật vô cùng quý giá của Phật giáo Việt Nam.

 

Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định,  chùa Thiên Hưng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở khu vực Nam Trung Bộ.
Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thiên Hưng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở khu vực Nam Trung Bộ.
Chùa nằm trên một khu đất rộng được bao quanh bởi đồng lúa. Được xây dựng trong những năm gần đây, chùa vừa mang phong cách kiến trúc Phật giáo miền Bắc, vừa có những đường nét của kiến trúc hiện đại. Công trình chào đón du khách là cánh cổng tam quan hai tầng với các đầu đao cong.
Chùa nằm trên một khu đất rộng được bao quanh bởi đồng lúa. Được xây dựng trong những năm gần đây, chùa vừa mang phong cách kiến trúc Phật giáo miền Bắc, vừa có những đường nét của kiến trúc hiện đại. Công trình chào đón du khách là cánh cổng tam quan hai tầng với các đầu đao cong.
Bước qua cổng tam quan, du khách như lạc vào một cảnh giới khác với không gian thoáng đãng, yên tĩnh, đầy vẻ thoát tục.
Bước qua cổng tam quan, du khách như lạc vào một cảnh giới khác với không gian thoáng đãng, yên tĩnh, đầy vẻ thoát tục.
Công trình nằm ở trung tâm của chùa Thiên Hưng là tòa chính điện bế thế. Đối diện với chính điện là tháp chuông.
Công trình nằm ở trung tâm của chùa Thiên Hưng là tòa chính điện bế thế. Đối diện với chính điện là tháp chuông.
Tòa chính điện được xây nhiều tầng với mái ngói có đầu đao hình rồng. Cấu trúc chịu lực là những trụ cột vững chắc được bao quanh bởi những con rồng đắp nổi uốn lượn.
Tòa chính điện được xây nhiều tầng với mái ngói có đầu đao hình rồng. Cấu trúc chịu lực là những trụ cột vững chắc được bao quanh bởi những con rồng đắp nổi uốn lượn.
Mỗi tầng của chính điện thờ các vị Phật và Bồ tát khác nhau, được bài trí tôn nghiêm với phong cách không trùng lặp.
Mỗi tầng của chính điện thờ các vị Phật và Bồ tát khác nhau, được bài trí tôn nghiêm với phong cách không trùng lặp.
Điện thờ ở tầng cao nhất đặt tượng Đức Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm.
Điện thờ ở tầng cao nhất đặt tượng Đức Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm.
Từ sân trước chính điện đi qua dãy nhà tăng phòng, du khách sẽ gặp một ngọn giả sơn với lối đi dẫn lên hành lang phía trên.
Từ sân trước chính điện đi qua dãy nhà tăng phòng, du khách sẽ gặp một ngọn giả sơn với lối đi dẫn lên hành lang phía trên.
Đi hết lối này sẽ đến La Hán Đài - một tiểu cảnh đậm chất thiên nhiên với tượng các vị La Hán được bài trí xung quanh. Sau La Hán Đài là tháp Thiên Ứng, công trình điểm nhấn của chùa Thiên Hưng.
Đi hết lối này sẽ đến La Hán Đài - một tiểu cảnh đậm chất thiên nhiên với tượng các vị La Hán được bài trí xung quanh. Sau La Hán Đài là tháp Thiên Ứng, công trình điểm nhấn của chùa Thiên Hưng.
Tháp Thiên Ứng là tòa bảo tháp 12 tầng, chiều cao khoảng 40m. Công trình này có thể quan sát được từ hầu hết các địa điểm thuộc thị xã An Nhơn.
Tháp Thiên Ứng là tòa bảo tháp 12 tầng, chiều cao khoảng 40m. Công trình này có thể quan sát được từ hầu hết các địa điểm thuộc thị xã An Nhơn.
Phía trước chính điện chùa Thiên Hưng có một hồ nước khá rộng, tạo nên một vẻ nên thơ cho toàn bộ cảnh quan ngôi chùa.
Phía trước chính điện chùa Thiên Hưng có một hồ nước khá rộng, tạo nên một vẻ nên thơ cho toàn bộ cảnh quan ngôi chùa.
Bên hồ có vườn Thiên Thanh, một khu vườn lớn với các tiểu cảnh được bài trí công phu, tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động.
Bên hồ có vườn Thiên Thanh, một khu vườn lớn với các tiểu cảnh được bài trí công phu, tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động.
Giữa vườn Thiên Thanh có Đài Quan Âm tạc từ đá trắng được đặt trên các phiến đá tự nhiên, mang đầy vẻ uy nghiêm.
Giữa vườn Thiên Thanh có Đài Quan Âm tạc từ đá trắng được đặt trên các phiến đá tự nhiên, mang đầy vẻ uy nghiêm.
Trong khuôn viên chùa Thiên Hưng còn có cả một khu nhà kiểu cổ nằm giữa vườn cây, là không gian sinh hoạt của chư tăng tại chùa.
Trong khuôn viên chùa Thiên Hưng còn có cả một khu nhà kiểu cổ nằm giữa vườn cây, là không gian sinh hoạt của chư tăng tại chùa.
Các công trình khác của chùa gồm có giảng đường, tăng đường, thư viện, phòng khách, nhà truyền thống, nhà ăn… và nhiều công trình phụ khác.
Các công trình khác của chùa gồm có giảng đường, tăng đường, thư viện, phòng khách, nhà truyền thống, nhà ăn… và nhiều công trình phụ khác.
Xét về tổng quan, sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp hài hòa, đem lại cảm giác vô cùng thoải mái, thư thái cho du khách ghé thăm chùa.
Xét về tổng quan, sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp hài hòa, đem lại cảm giác vô cùng thoải mái, thư thái cho du khách ghé thăm chùa.
Không chỉ là một ngôi chùa đẹp, chùa Thiên Hưng còn là nơi lưu giữ một bảo vật vô cùng quý giá của Phật giáo Việt Nam. Đó là Ngọc Xá Lợi Phật được thỉnh từ Myanmar về Việt Nam năm 2013.
Không chỉ là một ngôi chùa đẹp, chùa Thiên Hưng còn là nơi lưu giữ một bảo vật vô cùng quý giá của Phật giáo Việt Nam. Đó là Ngọc Xá Lợi Phật được thỉnh từ Myanmar về Việt Nam năm 2013.
Với sức hút của mình, dù là ngôi chùa mới, chùa Thiên Hưng đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn, đón nhận đông đảo giới tăng ni phật tử đến sinh hoạt, lễ bái.
Với sức hút của mình, dù là ngôi chùa mới, chùa Thiên Hưng đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn, đón nhận đông đảo giới tăng ni phật tử đến sinh hoạt, lễ bái.
Với du khách gần xa, đây thực sự là một điểm đến không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Bình Định - một miền đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử.
Với du khách gần xa, đây thực sự là một điểm đến không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Bình Định - một miền đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT