Cảnh báo tin giả mạo về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền một số thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2022. Bộ GD&ĐT vừa cho biết, những tin lan truyền này đều là giả mạo.

Cụ thể, hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền một số thông tin về phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2022.
Thông tin giả mạo về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 lan truyền trên nhiều trang fanpage như "2K4 chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2022", "2K5 đấu trường học tập"… với nội dung: "Đề xuất kỳ thi THPT quốc gia về tự luận như trước"; "Tin nóng - 2004 làm chuột bạch cho Bộ: đề xuất quay lại thi tự luận; đề xuất đưa tác phẩm văn học ngoài chương trình vào thi; năm sau đề khó, thi trên máy tính; các trường ĐH đồng loạt thi riêng"…
Canh bao tin gia mao ve phuong an thi tot nghiep THPT nam 2022
Bộ GD&ĐT khẳng định, những nội dung này là không chính xác, vì vậy, cộng đồng mạng cần cảnh giác. 
Những thông tin này thu hút hàng ngàn lượt like (thích), bình luận và chia sẻ...
Nhiều học sinh, phụ huynh tỏ ra hoang mang và lo lắng với trước những thông tin này.
Bộ GD&ĐT vừa khẳng định, những nội dung này là không chính xác, vì vậy, cộng đồng mạng cần cảnh giác. 
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cho biết đã thông báo tới các bộ phận chức năng để giải quyết.
Năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 giữ ổn định về phương thức như năm 2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức Kỳ thi trên địa bàn, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng.
Hiện khâu coi thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đợt 2 đã hoàn tất. Các địa phương có tổ chức thi đợt 2 đã và đang tiến hành công tác chấm thi để công bố kết quả vào 24/8 theo quy định của Bộ GD&ĐT.
>>> Mời xem thêm video: Giả vờ ngất vì nhiễm Covid-19 gây náo loạn, hai thanh niên gặp cái kết đắng
 Nguồn: CĐM 

Thực hư thông tin 5.000 F1 liên quan đến ca COVID-19 ở Hà Nội

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc xuất hiện 5.000 ca F1 liên quan đến ca dương tính COVID-19 trên địa bàn, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) khẳng định, đây là thông tin sai sự thật.
 

Trên một số diễn đàn, mạng xã hội vừa lan truyền thông tin tại Trung tâm Y tế quận Đống Đa phát hiện các ca mắc COVID-19. Những ca này, trước đó đã tham gia tiêm chủng cho người dân dẫn đến nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng với khoảng 5.000 F1.
Thuc hu thong tin 5.000 F1 lien quan den ca COVID-19 o Ha Noi

Thông tin sai sự thật được lan truyền trên mạng. 

Đại diện UBND quận Đống Đa khẳng định thông tin trên hoàn toàn sai sự thật; đề nghị người dân nên cảnh giác, nắm bắt thông tin chính xác từ các cơ quan chức năng; phối hợp phản ánh cho cơ quan chức năng các thông tin sai sự thật.

Trước đó, Hà Nội cũng đã xử phạt nhiều trường hợp lan truyền những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội trong thời điểm thành phố đang thực hiện giãn cách.

Trước diễn biến tình hình dịch COVID-19 phức tạp như hiện nay, Sở TT&TT Hà Nội khuyến cáo người dân cần thận trọng, có kiểm chứng khi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin về tình hình dịch bệnh; cùng chung tay thực hiện, chia sẻ, tự giác chấp hành nghiêm nguyên tắc giãn cách xã hội để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; góp phần cùng thành phố đẩy lùi đợt bùng phát dịch thứ tư, tiến tới chiến thắng đại dịch COVID-19.

Nguồn: Đài Truyền Hình Vĩnh Long.

Vạch chiêu thức “kiếm” tiền tỷ các ổ nhóm lừa đảo từ thiện

Vụ việc "bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ nhường cho sản phụ” chỉ là một trong nhưng câu chuyện bịa đặt, lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà các đối tượng này tự vẽ ra.

Đăng hoàn cảnh giả lấy tiền thật
Theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, nhóm của "bác sĩ Khoa" có nick Phong Lam thường dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà nhóm này tự vẽ ra. Hình ảnh đại diện trên Facebook của “bác sĩ Khoa” được tài khoản trên lấy từ hình ảnh của một tiến sỹ chuyên về nha khoa ở Singapore. Các thành viên “bác sĩ Khoa” sau khi đăng bài, tag các Facebook như: PhongLam, Thy Nguyễn… đã “biến mất” sau khi sự việc được phanh phui.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.