Nhiều người gặp phải tình trạng khó chịu ở miệng khi thức dậy vào buổi sáng, triệu chứng chính là miệng bị đắng, luôn có mùi hôi, đặc biệt là khi ăn nhiều đồ ăn trước khi đi ngủ. Thực tế, nếu sáng sớm bạn thức dậy thường có mùi hôi trong miệng, hiện tượng này có thể là do 2 bệnh lý gây ra.
1. Bệnh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng lúc bình thường là vô cùng cần thiết, vì khoang miệng cũng là bộ phận dễ phát sinh bệnh.
Khi xuất hiện các bệnh lý răng miệng thì hầu hết các bệnh lý sẽ gây ra tình trạng hôi miệng. Ví dụ như bệnh nha chu, sâu răng, viêm niêm mạc miệng, viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng và các bệnh răng miệng khác sẽ gây hôi miệng, sau khi ngủ dậy sẽ nghiêm trọng hơn.
Ảnh minh hoạ. |
Khi viêm hoặc các loại bệnh xảy ra trong khoang miệng, một chất có hại gọi là vi khuẩn kỵ khí thường xuất hiện trong hệ vi khuẩn của khoang miệng. Đây chính là loại vi khuẩn tạo ra mùi hôi khó ngửi trong miệng.
2. Bệnh đường tiêu hóa
Dạ dày và miệng có quan hệ mật thiết với cơ thể, một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp như khó tiêu, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh dạ dày, cũng sẽ gây ra hiện tượng hôi miệng. Đặc biệt, vào buổi sáng, mùi hôi nồng nặc hơn, nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng có miệng mùi hôi khó chịu là do sau khi ăn đêm, thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong cơ thể, khả năng tiêu hóa của dạ dày tương đối thấp, khiến thức ăn bị biến chất và bốc mùi trong dạ dày. Dạ dày và miệng thông nhau, vì vậy, mùi hôi sẽ được truyền ra đường miệng.
Ngoài ra, khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong ruột và dạ dày, hơi thở có mùi hôi cũng sẽ xuất hiện. Điều này là do vi khuẩn Helicobacter pylori tiết ra một thành phần, khi xuất hiện trong dạ dày và ruột, thành phần này sẽ mang theo mùi hôi.
Tất nhiên, nguyên nhân gây hôi miệng ngoài hai căn bệnh trên cũng sẽ kèm theo một số yếu tố khác. Khi bị hôi miệng phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời.
Làm thế nào để ngăn ngừa hôi miệng hàng ngày?
Thói quen vệ sinh răng miệng của người bình thường là đánh răng hai lần một ngày, nhưng đối với những người bị hôi miệng, hãy hình thành thói quen đánh răng ba lần một ngày.
Đặc biệt, sau bữa ăn một thời gian, bạn phải vệ sinh răng miệng kịp thời để tránh tình trạng thức ăn tồn đọng trong miệng và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Ảnh minh hoạ. |
Phải thay đổi thói quen ăn uống, không nên ăn những thức ăn nặng mùi, khó tiêu, sẽ gây bệnh đường tiêu hóa và khiến quần thể vi khuẩn răng miệng xuất hiện, làm bệnh hôi miệng trầm trọng hơn.
Khi chọn đồ ăn, nhớ ăn nhiều rau quả tươi, ăn nhiều thức ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt cho cơ thể. Có nhiều loại thực phẩm để thanh nhiệt như củ cải, tảo bẹ, chanh, khế, cà chua, mật ong, … Bạn có thể ăn một cách hợp lý. Đồng thời, bạn phải bớt các loại rau có mùi như hành, tỏi, tỏi tây và các thực phẩm khác, để ngăn chặn sự gia tăng của hôi miệng.
Kết luận: Một số người nghĩ rằng hôi miệng không phải là một vấn đề lớn, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thực ra, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, bởi hôi miệng có thể là do dạ dày và ruột có vấn đề, nếu bị khó chịu về đường tiêu hóa kéo dài thì ở giai đoạn sau có thể bị các bệnh chính ở vùng tiêu hóa.
Hơn nữa, tình trạng hôi miệng của một người cũng ảnh hưởng đến chuyện giao tiếp và công việc hàng ngày. Vì vậy, hãy cải thiện tình trạng hôi miệng của mình kịp thời, không chỉ giúp bản thân khoẻ mạnh, tự tin hơn mà còn không ảnh hưởng đến người khác.
Mời quý độc giả xem thêm video: Chăm sóc răng miệng cho phụ nữ khi mang thai (Nguồn video: THĐT)