Cảnh báo những loại thuốc có thể gây ngộ độc cho trẻ

Cảnh báo những loại thuốc có thể gây ngộ độc cho trẻ

(Kiến Thức) - Thuốc ho, thuốc nhỏ mũi hay thuốc hạ sốt... có thể gây ngộ độc nếu không sử dụng đúng cách.

Thuốc nhỏ mũi có thể gây ngộ độc. Mới đây, tối 5-6, bé T.H.L.B. ở Q.Thủ Đức, TP.HCM đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu vì bị ngộ độc với naphazolin - thành phần chính trong thuốc nhỏ mũi bé dùng.
Thuốc nhỏ mũi có thể gây ngộ độc. Mới đây, tối 5-6, bé T.H.L.B. ở Q.Thủ Đức, TP.HCM đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu vì bị ngộ độc với naphazolin - thành phần chính trong thuốc nhỏ mũi bé dùng.
Chính vì suy nghĩ thuốc nhỏ mũi không uống trực tiếp nên không gây nguy hiểm, nhiều phụ huynh có tâm lý “thoải mái” khi mua và sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ. Trong khi đó hiện trên thị trường có hàng chục loại thuốc nhỏ mũi với những chỉ định, liều dùng khác nhau. Hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mũi không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, có loại chỉ được dùng cho trẻ trên 6 tuổi hoặc trên 12 tuổi. Tùy mức độ bệnh, độ tuổi mà các bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhi.
Chính vì suy nghĩ thuốc nhỏ mũi không uống trực tiếp nên không gây nguy hiểm, nhiều phụ huynh có tâm lý “thoải mái” khi mua và sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ. Trong khi đó hiện trên thị trường có hàng chục loại thuốc nhỏ mũi với những chỉ định, liều dùng khác nhau. Hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mũi không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, có loại chỉ được dùng cho trẻ trên 6 tuổi hoặc trên 12 tuổi. Tùy mức độ bệnh, độ tuổi mà các bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhi.
Thuốc giảm đau răng có thể gây ngộ độc. Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các bậc cha mẹ không nên sử dụng các loại sản phẩm có chứa thành phần thuốc benzocaine để giúp làm dịu triệu chứng đau răng ở những đứa bé, trừ khi được sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc giảm đau răng có thể gây ngộ độc. Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các bậc cha mẹ không nên sử dụng các loại sản phẩm có chứa thành phần thuốc benzocaine để giúp làm dịu triệu chứng đau răng ở những đứa bé, trừ khi được sự chỉ định của bác sĩ.
Việc sử dụng các loại gel hay dung dịch có chứa thuốc benzocaine giúp giảm triệu chứng đau răng và nướu có thể dẫn đến chứng bệnh nguy hiểm gọi là methemoglobinemia (bệnh máu nâu do ngộ độc oxít nitrite - NO2), làm giảm nghiêm trọng lượng oxy trong máu. Những đứa bé dưới hai tuổi dễ đối diện với nguy cơ bị chứng bệnh này, các nhà khoa học thuộc FDA cho biết.
Việc sử dụng các loại gel hay dung dịch có chứa thuốc benzocaine giúp giảm triệu chứng đau răng và nướu có thể dẫn đến chứng bệnh nguy hiểm gọi là methemoglobinemia (bệnh máu nâu do ngộ độc oxít nitrite - NO2), làm giảm nghiêm trọng lượng oxy trong máu. Những đứa bé dưới hai tuổi dễ đối diện với nguy cơ bị chứng bệnh này, các nhà khoa học thuộc FDA cho biết.
Thuốc hạ sốt có thể gây ngộ độc nếu dùng sai liều lượng. Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến nhất hiện nay, mọi người đều biết tới và luôn có nó trong tủ thuốc gia đình. Nhưng nhiều người lại không có đủ kiến thức về thuốc, nhiều khi dùng quá liều quy định gây ngộ độc.
Thuốc hạ sốt có thể gây ngộ độc nếu dùng sai liều lượng. Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến nhất hiện nay, mọi người đều biết tới và luôn có nó trong tủ thuốc gia đình. Nhưng nhiều người lại không có đủ kiến thức về thuốc, nhiều khi dùng quá liều quy định gây ngộ độc.
Ngay khi vừa uống thuốc mà phát hiện uống quá liều thuốc paracetamol nhưng chưa thấy có triệu chứng ngộ độc thì cần phải xử lí ngay, dùng biện pháp gây nôn, lấy ngón tay lót vào miếng gạc bông sạch hoặc khăn mặt sạch móc vào trong họng để gây nôn, điều này sẽ giúp cho thuốc bị nôn ra ngoài. Có thể sử dụng nước chè đặc uống để làm giảm hấp thu lượng độc cho gan, sau đó đưa lên viện cấp cứu.
Ngay khi vừa uống thuốc mà phát hiện uống quá liều thuốc paracetamol nhưng chưa thấy có triệu chứng ngộ độc thì cần phải xử lí ngay, dùng biện pháp gây nôn, lấy ngón tay lót vào miếng gạc bông sạch hoặc khăn mặt sạch móc vào trong họng để gây nôn, điều này sẽ giúp cho thuốc bị nôn ra ngoài. Có thể sử dụng nước chè đặc uống để làm giảm hấp thu lượng độc cho gan, sau đó đưa lên viện cấp cứu.
Thuốc ho có thể gây ngộ độc. Nguyên nhân gây độc chính là các chất giúp giảm ho, giảm đau và chống nghẹt mũi, sổ mũi trong thuốc trị ho. Vì vậy, trước khi dùng, bệnh nhân cần chú ý thành phần của thuốc.
Thuốc ho có thể gây ngộ độc. Nguyên nhân gây độc chính là các chất giúp giảm ho, giảm đau và chống nghẹt mũi, sổ mũi trong thuốc trị ho. Vì vậy, trước khi dùng, bệnh nhân cần chú ý thành phần của thuốc.
Thuốc ho thường là hỗn hợp, có nhiều thành phần: giảm ho, giảm đau, long đờm, giãn phế quản, chống sổ mũi, nghẹt mũi, chống dị ứng; trong đó có hai thành phần chủ yếu có tính độc là Cao opi và Dextromethorphan. Mặt khác, Các siro ho thường có đóng kèm một thìa nhựa, liều được tính theo thìa này. Một số chế phẩm không có thìa kèm theo hoặc do đánh mất nên người dùng lấy loại thìa không chuẩn khác để đong, gây sai liều. Điều này có thể gây hại, nhất là với trẻ em.
Thuốc ho thường là hỗn hợp, có nhiều thành phần: giảm ho, giảm đau, long đờm, giãn phế quản, chống sổ mũi, nghẹt mũi, chống dị ứng; trong đó có hai thành phần chủ yếu có tính độc là Cao opi và Dextromethorphan. Mặt khác, Các siro ho thường có đóng kèm một thìa nhựa, liều được tính theo thìa này. Một số chế phẩm không có thìa kèm theo hoặc do đánh mất nên người dùng lấy loại thìa không chuẩn khác để đong, gây sai liều. Điều này có thể gây hại, nhất là với trẻ em.
Không chỉ thuốc, kể cả những loại dung dịch tưởng chừng vô hại như nước xúc miệng cũng có thể gây nguy hiểm cho con khi con uống với lượng lớn. Do đó, mẹ không nên chỉ vì ngại mở tủ ra hàng ngày mà để những loại dung dịch này ở bên ngoài.
Không chỉ thuốc, kể cả những loại dung dịch tưởng chừng vô hại như nước xúc miệng cũng có thể gây nguy hiểm cho con khi con uống với lượng lớn. Do đó, mẹ không nên chỉ vì ngại mở tủ ra hàng ngày mà để những loại dung dịch này ở bên ngoài.

GALLERY MỚI NHẤT