Cảnh báo hóa đơn tiền điện sẽ tăng cao do nắng nóng

Thời tiết nắng nóng bất thường khiến nhu cầu sử dụng điện của khách hàng tăng cao, đặc biệt cho nhu cầu sinh hoạt gia đình. Điều này sẽ kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao.

Cảnh báo hóa đơn tiền điện sẽ tăng cao do nắng nóng
 
Theo thống kê từ hệ thống thông tin khách hàng của Tổng Công ty Điện lực TP HCM, sản lượng điện tiêu thụ tại thành phố từ đầu tháng 3/2018 đã bắt đầu tăng trên 70 triệu kWh/ngày, đến tháng 4/2018 tiếp tục tăng, ngày cao nhất có sản lượng điện vượt 80 triệu kWh/tháng.
Mức tăng này không dừng lại mà tiếp tục tăng cao trong các tháng 5 và tháng 6. Trong đó, tháng 5 có sản lượng ngày trung bình cao nhất với 73,9 triệu kWh/ngày, tương ứng với sản lượng ngày cao nhất trên 81 triệu kWh/tháng và công suất đỉnh đến thời điểm hiện nay là 4.138,5 MW.
Số lượng khách hàng sử dụng điện từ 400 kWh/tháng trở lên từ tháng 4 đã tăng mạnh hơn so với các tháng trước đó. Cụ thể trong tháng 3/2018 chỉ có khoảng 385 nghìn khách hàng có mức tiêu từ 400 kWh/tháng thì đến các tháng 4, 5, 6/2018, số lượng khách hàng này vào khoảng 600.000 khách hàng/tháng, trong đó tháng 5/2018 cao nhất với 617.000 khách hàng.
Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của khách hàng tăng cao trong các tháng 5, 6 và 7/2018 (thậm chí tăng gấp hơn 2 lần so với các tháng trước đó) bởi hiện nay giá điện cho sinh hoạt đang được áp dụng theo biểu giá điện bậc thang, gồm 6 bậc có mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Theo ghi nhận của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, trong mấy ngày vừa qua khi nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng ở khu vực miền Bắc và miền Trung đã dẫn đến tiêu thụ điện cao kỷ lục, thậm chí công suất đỉnh hệ thống và sản lượng đã vượt xa công suất đỉnh cao nhất của năm 2017.
Cụ thể, ngày 22/6, công suất đỉnh hệ thống đạt 34.138 MW, trong khi đó công suất đỉnh cao nhất năm 2017 vào ngày 9/8/2017 đạt 30.857MW. Như vậy đến nay, công suất đỉnh toàn hệ thống điện quốc gia đã tăng tới gần 3300 MW so với đỉnh của 2017 – tức là tương đương công suất của 2 nhà máy thủy điện lớn là Sơn La và Lai Châu cộng lại.
Ngày 22/6 cũng đã ghi nhận sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục từ trước đến nay với con số gần 711 triệu kWh, tăng tới 69 triệu kWh so với sản lượng ngày cao nhất của năm 2017 (642 triệu kWh - ngày 9/8/2017). Mức tăng 69 triệu kWh tương đương với mức tiêu thụ của khoảng 4 tỉnh/thành phố phía Bắc.
Bên cạnh số liệu tiêu thụ điện cao kỷ lục của toàn quốc, mức độ tiêu thụ điện của khu vực phía Bắc cũng ghi nhận những kỷ lục do tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt những ngày gần đây. Ngày 22/6/2018, công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện miền Bắc là 16.004 MW, sản lượng tiêu thụ của phía Bắc cũng lên tới 339 triệu kWh; tăng khoảng 9% so với mức đỉnh của năm 2017.
Với tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài như vừa qua dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến, chủ yếu do việc sử dụng điều hòa nhiệt độ và các thiết bị làm mát tăng rất cao, dẫn đến nguy cơ đầy tải và quá tải lưới điện cục bộ ở một số khu vực, gây mất an toàn ổn định vận hành hệ thống điện.
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, diễn biến thời tiết nắng nóng còn tiếp diễn trong mùa hè, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khuyến cáo các cơ quan, công sở và người dân cần tiếp tục triệt để sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
Cụ thể, không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn (như điều hòa, bếp đun điện, bình đun nước nóng…); đặc biệt khi sử dụng điều hòa nhiệt độ cần lưu ý để ở chế độ tối ưu, chỉ nên đặt ở mức 26 độ trở lên, để vừa đảm bảo tiết kiệm điện cho khách hàng, vừa giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, đồng thời cũng hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến.
Theo Nguyên Long (VOV)

Tăng giá điện, ai ảnh hưởng nhiều nhất?

Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong lần tăng giá điện sắp tới sẽ là khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú với giá đắt ngang giá sản xuất.

Tăng giá điện, ai ảnh hưởng nhiều nhất?
Bộ Công Thương vừa cung cấp một số thông tin xung quanh việc xây dựng quyết định sửa đổi về việc tăng giá điện trong thời gian sắp tới.

Khung giá điện mới: Dùng trên 400 số điện, giá đắt gấp đôi

(Kiến Thức) - Khách hàng dùng điện ở bậc cao nhất phải chịu giá đắt hơn tới 1,74 lần so với khách hàng ở bậc thấp nhất. Tức là gần gấp đôi giá điện bình quân.

Khung giá điện mới: Dùng trên 400 số điện, giá đắt gấp đôi
Biểu giá điện sinh hoạt lần này dự kiến vẫn như gần 4 năm trước, chia thành 6 bậc có mức giá tăng dần, càng dùng nhiều giá càng cao. Có nghĩa, khách hàng dùng điện ở bậc cao nhất phải chịu giá đắt hơn tới 1,74 lần so với khách hàng ở bậc thấp nhất. Tức là gần gấp đôi giá điện bình quân.
Không thay đổi việc dùng nhiều điện, giá cao

Giá điện tăng, người dân mất thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Việc giá điện tăng lên mức bình quân 1.710 đồng/kWh kể từ ngày 1/12/2017 sẽ khiến mỗi hộ dân mất từ 13.800 đến 34.800 đồng/tháng.

Giá điện tăng, người dân mất thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?
“Với hộ khách hàng sinh hoạt đáng áp dụng 6 biểu giá bậc thang, mỗi thang giá có một mức độ tác động khác nhau. Hộ tiêu tụ 50kW/h mỗi tháng thì tăng 3.250 đồng, hộ tiêu tụ 100kW/h mỗi tháng thì tăng 6.600 đồng, hộ tiêu tụ 200kW/h mỗi tháng thì tăng 13.800 đồng, hộ tiêu tụ 300kW/h mỗi tháng thì tăng 23.600 đồng, hộ tiêu tụ 400kW/h mỗi tháng thì tăng 34.800 đồng”, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho biết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.