Cảnh báo chiêu trò giả danh ngân hàng hoàn tiền phí SMS

Trước thông tin các ngân hàng đồng loạt tăng phí dịch vụ SMS, kẻ gian mạo danh ngân hàng liên lạc lấy lí do là hoàn tiền phí để đánh cắp thông tin khách hàng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh ngân hàng hoàn tiền phí SMS

Thời gian gần đây, trên một số trang mạng, nhiều người dùng đăng tải thông tin than phiền vì giật mình khi tài khoản ngân hàng bị trừ phí từ vài chục đến thậm chí cả trăm nghìn đồng cho dịch vụ tin nhắn chủ động SMS Banking. Lợi dụng những thông tin này, nhiều kẻ gian đã “tranh thủ” mạo danh ngân hàng liên lạc lấy lí do là hoàn tiền phí để đánh cắp thông tin khách hàng.

Cụ thể, chị Kim Nhung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, ngày 19/2 chị nhận được tin nhắn báo trừ phí dịch vụ SMS Banking của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Mức phí trừ lên tới 77.000 đồng, cao đột biến so với các tháng trước chỉ 11.000 đồng.

Một dòng trạng thái của khách hàng trên mạng xã hội vô tình trở thành mục tiêu để kẻ gian đánh cắp thông tin

Bất ngờ vì phí tin nhắn, chị Nhung đã đăng dòng trạng thái lên Facebook để chia sẻ cùng mọi người. Ngay sau đó không lâu, có số điện thoại lạ gọi cho chị, xưng là nhân viên ngân hàng Vietcombank và nói sẽ hoàn phí SMS do ngân hàng đã trừ "nhầm".

"Điều đáng nói là người tự xưng nhân viên ngân hàng kia liên tiếp yêu cầu tôi cung cấp các thông tin về số thẻ ngân hàng, số dư tài khoản trước và sau khi bị trừ phí, có tài khoản nào khác ở Vietcombank hay không và còn gửi đường link yêu cầu nhấn vào xác nhận", chị Nhung kể.

Nghi ngờ cuộc gọi mạo danh nên chị Nhung đã nhanh chóng ngắt máy nhưng lại tiếp tục có số điện thoại khác gọi cho chị với nội dung tương tự.

Trước phản ánh trên, đại diện phía ngân hàng khẳng định các số điện thoại liên hệ với chị Nhung không phải là số của tổng đài chăm sóc khách hàng Vietcombank. Người dùng cần cảnh giác với những cuộc gọi có nội dung như vậy.

Tương tự, thời gian qua, kẻ gian còn giả mạo tin nhắn SMS của các ngân hàng để lừa đảo. Trong thủ đoạn này, đối tượng phạm tội sử dụng các thiết bị viễn thông công nghệ cao giả mạo tin nhắn SMS có tên thương hiệu các tổ chức ngân hàng, công ty tài chính (Sacombank, ACB, BIDV, TPBank, Zalopay...) gửi đến các thuê bao di động được lưu trữ cùng thư mục với các tin nhắn thương hiệu "thật" của các ngân hàng trên điện thoại di động của người dùng với nội dung cảnh báo giả mạo để tạo tâm lý hoang mang lo sợ của người dân, đồng thời gây nhầm tưởng đây là thông tin chính thức từ các ngân hàng.

Tinh vi hơn, trong nội dung tin nhắn SMS giả mạo này có kèm đường link website có địa chỉ tên miền gần giống với tên ngân hàng để dẫn dụ nạn nhân nhập thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến (user và password đăng nhập), số điện thoại và mã OTP xác nhận tài khoản trên website giả mạo đó... để được giải đáp và cung cấp thông tin đầy đủ.

Những thông tin khi nạn nhân cung cấp trên đường link đồng thời được truyền về cho các đối tượng hacker và lập tức bị mất quyền sử dụng tài khoản ngân hàng trực tuyến về tay hacker. Theo đó, toàn bộ tiền trong tài khoản cũng bị chiếm đoạt tức thời mà nạn nhân không hề biết.

Theo đánh giá của chuyên gia an ninh công nghệ, đây là một dạng tội phạm công nghệ cao, sử dụng kỹ thuật lừa đảo tinh vi để giả danh thương hiệu ngân hàng. Những kẻ tội phạm gửi trực tiếp tin nhắn đến quý khách hàng qua thiết bị chèn sóng do chúng sở hữu, không đi qua nhà mạng viễn thông và biến quý khách trở thành nạn nhân bị lừa đảo. Toàn bộ quá trình chèn sóng của kẻ tấn công rất nhanh, chỉ khoảng 20-30 giây. Cùng với đó, đối tượng luôn di chuyển để tránh bị phát hiện bởi các thiết bị rà quét chuyên dụng của các cơ quan chức năng.

Cướp ngân hàng ở Hòa Bình: Hung thủ chuẩn bị những gì để đi cướp?

(Kiến Thức) - Trước khi gây án 3 ngày, Phạm Văn Sỹ (SN1977, trú tại Thôn Liên Hồng, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình) đã chuẩn bị phương tiện, công cụ và lựa chọn thời điểm mưa to, vắng người để gây án.

Cướp ngân hàng ở Hòa Bình: Hung thủ chuẩn bị những gì để đi cướp?
Ngày 3/11, Công an tỉnh Hòa Bình đã thông tin chi tiết vụ cướp ngân hàng xảy ra trên địa bàn, khoảng 11h15, ngày 29/10 tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình bị 1 đối tượng là nam giới, mặc áo mưa màu tím, đeo khẩu trang, trên đầu đội mũ bảo hiểm mầu đỏ, trên tay cầm một vật nghi là súng ngắn đe dọa 2 nhân viên Ngân hàng và cướp đi số tiền khoảng hơn 200 triệu đồng, sau đó đối tượng lên xe mô tô mầu đỏ đã che biển kiểm soát tẩu thoát.

Ngân hàng SHB Bình Dương bị cướp: Điểm tên những thủ phạm từng sa lưới

(Kiến Thức) - Chỉ từ đầu năm 2020 đến nay, tại nhiều địa phương trong nước liên tiếp xảy ra các vụ cướp ngân hàng. Hầu hết các vụ cướp thủ phạm đều bị bắt nhanh chóng ngay sau đó. Thế nhưng, tần suất các vụ cướp thời gian gần đây lại gia tăng. Cụ thể, mới đây ngân hàng SHB tại Bình Dương lại là nạn nhân.

Ngân hàng SHB Bình Dương bị cướp: Điểm tên những thủ phạm từng sa lưới
Ngan hang SHB Binh Duong bi cuop: Diem ten nhung thu pham tung sa luoi

Truy tìm đối tượng nghi dùng súng cướp ngân hàng SHB Bình Dương: Khoảng 11h40 trưa 18/11, một người đàn ông đi xe máy đến, dựng cách phòng giao dịch ngân hàng SHB chi nhánh Sở Sao (Bình Dường).  Tại đây, người này rút ra một vật giống súng nói với nhân viên ngân hàng “lấy hết tiền ra không tao bắn” rồi yêu cầu bỏ tiền vào ba lô.

Ngan hang SHB Binh Duong bi cuop: Diem ten nhung thu pham tung sa luoi-Hinh-2

Tuy nhiên nữ nhân viên nói hiện tại ngân hàng không có tiền, đối tượng liền yêu cầu mở hết các hộc tủ nhưng vẫn không có tiền. Đúng lúc này, bảo vệ ngân hàng đi vào thì thấy vụ việc nên chạy ra ngoài hô cướp...cướp!. Đối tượng cũng nhanh chóng chạy ra nơi dựng xe rồi lên xe máy tẩu thoát. Hiện công an đang truy lùng tên cướp.

Đề nghị truy tố cán bộ ngân hàng biến đại gia thành con nợ 385 tỉ

Biết nữ đại gia quen với mẹ có nhiều tiền gửi tiết kiệm, Huỳnh Tấn Luật đã dụ bà làm khách của ngân hàng sau đó phù phép biến bà thành con nợ.

Đề nghị truy tố cán bộ ngân hàng biến đại gia thành con nợ 385 tỉ

Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra chuyển VKSND tối cao tiếp tục đề nghị truy tố Huỳnh Tấn Luật (sinh năm 1973, cựu cán bộ một ngân hàng thương mại) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, TAND TP.HCM từng xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Luật 20 năm tù về tội trên. Sau đó bị hại kháng cáo yêu cầu huỷ án, làm rõ vai trò giúp sức của một số người thân của Luật và thu hồi các tài sản để khắc phụ hậu quả.

TAND cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng cáo và huỷ án đề điều tra xét xử lại.

Kết luận điều tra xác định mẹ của Luật có mối quan hệ thân thiết với bà VTK (ngụ quận 11). Biết bà K. có nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nên mẹ Luật nhờ bà K. gửi tiền vào các phòng giao dịch ngân hàng do Luật phụ trách để giúp con tăng doanh số huy động vốn.

De nghi truy to can bo ngan hang bien dai gia thanh con no 385 ti


Huỳnh Tấn Luật tại phiên xử trước đó. Ảnh: H.YẾN

Từ tháng 7/2010, bà K. đã đem tiền qua chỗ Luật làm gửi. Vì lượng tiền gửi của bà lớn nên từ tháng 10/2011, chi nhánh ngân hàng đồng ý cho Luật được thực hiện các giao dịch tại nhà khách.

Cũng trong thời gian từ tháng 10/2010 đến 11/2012, khi có được sự tin tưởng, Luật vay hơn 239 tỉ đồng và gần 8.700 USD của bà K để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Theo đó, lãi suất Luật trả cho bà K. cao hơn lãi suất ngân hàng.

Năm 2014, bà K. liên tục đòi nợ nhưng lúc này Luật không còn khả năng trả nợ. Luật bằng thủ đoạn soạn thảo, in ghép thêm nội dung vào chín tờ giấy thể hiện đã trả hết nợ cho bà K., đồng thời làm giả biên nhận chính bản thân cho bà K. vay 82 tỉ đồng, gần 3.900 lượng vàng SJC.

Sau khi hoàn thành các giấy tờ trên, Luật gọi điện, nhắn tin cho bà K. đòi nợ. Không đòi được tiền từ bà K., tháng 8/2014, Luật làm đơn tố cáo bà K. chiếm đoạt của mình 82 tỉ đồng và gần 3.900 lượng vàng SJC.

Tháng 9/2014, Luật khởi kiện ra tòa án để đòi nợ nhằm chối bỏ trách nhiệm và chiếm đoạt số tiền 385 tỉ đồng (gồm gốc lẫn lãi). Tuy nhiên khi bà K. làm đơn tố cáo lại Luật vì có hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản thì Luật rút đơn khởi kiện.

Quá trình điều tra, CQĐT xác định chữ ký trên chín tờ giấy thể hiện để trả nợ cho bà K. là giả. Ngoài ra Luật còn vay tiền của của 12 người khác từ năm 2006 đến 2014 tổng cộng 162 tỉ và 10.000 USD.

Luật dùng hơn 155 tỉ đồng tiền vay của bị hại K. và những người khác để mua 21 tài sản gồm bất động sản và xe ô tô nhưng để người thân đứng tên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.